Công xã Pari – hình thức nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới 

Công xã Pari – hình thức nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới

Thứ năm - 24/03/2022 15:12
Khi tổng kết kinh nghiệm của công xã Pari, Mác viết: “Bí quyết thật sự của Công xã là ở chỗ: về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế...Sự thống trị chính trị của những người sản xuất quyết không thể cùng tồn tại với tình trạng kéo dài mãi mãi địa vị nô lệ xã hội của họ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Với mục đích: Đoàn kết công nhân các nước qua đó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và thống nhất cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, ngày 28/9/1864 Hội Liên hiệp công nhân Quốc tế (Quốc tế I) diễn ra và với hội nghị này, nguyện vọng bấy lâu nay của C.Mác-Ph.Ăngghen đã được thực hiện: “lập ra một tổ chức công nhân, tập hợp công nhân ở những nước phát triển nhất ở Châu Âu và Châu Mỹ, một tổ chức có thể nói là hiện thân của tổ chức quốc tế của phong trào xã hội chủ nghĩa trước con mắt của chính bản thân công nhân, cũng như trước con mắt của chính giai cấp tư sản và các chính phủ để khuyến khích và tăng cường lực lượng của giai cấp vô sản và làm cho kẻ thù của giai cấp vô sản phải sợ hãi (M-Ă toàn tập, CTQG 1995, tập 19 trang 161-162).
Ngày 19/7/1870 Napoléon III (Hoàng đế Pháp) tuyên chuyến với Phổ (Đức). Đây là một cuộc chiến nằm trong ý đồ của các giai cấp hữu sản, vì thực chất là Napoléon đã “hợp đồng" với Bixmac - lãnh đạo tư sản Đức và Mác đã chỉ ra bản chất của cuộc chiến này: “Ai đã tạo điều kiện cho Lui Pônapac tiến hành cuộc chiến tranh chống nước Đức? Không phải ai khác mà chính là Bixmac là người bí mật âm mưu với chính Lui hòng đập tan mọi sự phản kháng của các lực lượng dân chủ trong nước.(M-Ă toàn tập, CTQG 1994, tập 17 trang 12)
Sáu tuần sau, sau thất bại ở Xêđăng, ông ta buộc phải đầu hàng. Giữa tháng 9/1870 quân Phổ đã vào được Pari, chúng bắt đầu chiếm đóng thành phố và ngày 18/01/1871 chúng tuyên bố thành lập Đế chế Đức tại Vécxây.
Tình hình cách mạng sục sôi ở Pháp, công nhân và thợ thủ công, sinh viên và tiểu thương được tổ chức và vũ trang thành đội cận vệ quốc gia đã sẵn sàng bảo vệ Pari. Vì sợ hãi chính nhân dân mình, chính phủ Chie đòi hạ vũ khí, nhưng nhân dân không chịu làm vậy, lòng căm phẫn càng tăng khi chính phủ dùng các biện pháp trả đũa. Sau đó ngày 18/3/1871 chính phủ tìm cách cướp đoạt vũ khí của công nhân, những khẩu đại bác mà công nhân mua được bằng chính đồng tiền do mồ hôi, máu và nước mắt của họ kiếm được. Đó chính là cách châm ngòi vào thùng thuốc nổ, nhân dân phản kháng, ở thủ đô công nhân và những người tiểu tư sản dân chủ đã giành được chính quyền. Họ kéo cờ đỏ lên nóc toà thị chính ngày 26/3/1871 trong cuộc bầu cử dân chủ họ đã thành lập được một chính quyền mới của thành phố - Công xã Pari. Hai ngày sau, tại quảng trường toà thị chính Công xã tuyên bố thành lập.
Mặc dù còn sơ khai nhưng có thể khẳng định rằng, lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh cách mạng, giai cấp công nhân đã lật đổ nhà nước cũ, lập nên chính quyền của mình, qua đó những phát thảo về hình thức, việc tổ chức và xây dựng chính quyền nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới được chỉ ra, với một số đặc điểm sau:
- Một là, xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản, bởi vì “kỳ thực thì chính quyền nhà nước ấy chỉ là một cái u ăn bám trên thân thể dân tộc mà thôi. Cần phải cắt bỏ những cơ quan thuần tuý áp bức của chính phủ cũ” (đã dẫn tập 17 trang 451). Thành lập ra Hội đồng Công xã, “gồm những đại biểu thành phố do đầu phiếu phổ thông ở các khu của Pari bầu lên. Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào" (đã dẫn tập 17 trang 449).
Đây là hệ thống cơ quan đại diện mới có quyền lực cao nhất, bao gồm các uỷ viên xuất thân chủ yếu từ công nhân, do nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, và họ sẽ bị bãi miễn một khi không còn uy tín hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
- Hai là, thực hiện việc đập tan bộ máy nhà nước cũ, cả các quyền lực vật chất lẫn quyền lực tinh thần, “cảnh sát, trước kia vốn là công cụ của chính phủ trung ương thì nay lập tức đã bị tước hết mọi chức năng chính trị và biến thành một cơ quan có trách nhiệm của công xã và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào", “một khi bãi bỏ quân đội thường trực và cảnh sát, tức là những công cụ quyền lực vật chất của chính phủ cũ, Công xã lập tức bắt tay vào đập tan công cụ áp bức tinh thần, tức là thế lực tăng lữ, bằng cách tách giáo hội ra khỏi nhà nước và tước đoạt tài sản của tất cả những giáo hội nào là những tập đoàn tư sản" (đã dẫn trang 449-450).
Thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân, xoá bỏ quân đội thường trực thay bằng vũ trang nhân dân, giải tán lực lượng cảnh sát để thành lập lực lượng an ninh mới, giải tán các toà án và viện công tố, thành lập các toà án và viện công tố mới và các toà án đặc biệt.
- Ba là, xoá bỏ nguyên tắc xây dựng bộ máy nhà nước tư sản để xác lập những nguyên tắc xây dựng nhà nước mới của giai cấp công nhân, “công xã không nên là cơ quan đại nghị, mà phải là một cơ thể hành động, vừa hành chính vừa lập pháp” (đã dẫn tập 17 trang 449)
- Bốn là, xác lập chế độ dân chủ mới và đưa ra những biện pháp bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội như: xoá bỏ chế độ đặc quyền của các viên chức nhà nước, “với những viên chức thuộc tất cả mọi ngành khác trong bộ máy hành chính… từ các ủy viên Công xã cho tới những nhân viên cấp thấp nhất đều phải bảo đảm công vụ...Những đặc quyền đặc lợi và những phụ cấp chức vụ của những kẻ quyền cao chức trọng của nhà nước cũng biến đi cùng với chính ngay những kẻ quyền cao chức trọng đó" (đã dẫn, tập 17 trang 449). Quy định quyền bầu và ứng cử của công nhân vào cơ quan nhà nước, tổ chức để công nhân quản lý xí nghiệp...đồng thời thực hiện một số biện pháp chuyên chính với những thành phần chống đối cách mạng và những phần tử bóc lột như: toà án đặc biệt xử bọn phản cách mạng, đóng cửa các báo chí phản động...
Đây là những dấu hiệu cho thấy Công xã Pari dù chưa hoàn chỉnh nhưng đã là một hình thức nhà nước vô sản. Khi tổng kết kinh nghiệm của công xã Pari, Mác viết: “Bí quyết thật sự của Công xã là ở chỗ: về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế...Sự thống trị chính trị của những người sản xuất quyết không thể cùng tồn tại với tình trạng kéo dài mãi mãi địa vị nô lệ xã hội của họ. (đã dẫn tập 17 trang 454)
Vậy công xã phải dùng làm công cụ để quét sạch những cơ sở kinh tế của chính ngay sự tồn tại của các giai cấp, tức là của sự thống trị giai cấp. Một khi lao động đã được giải phóng thì mọi người đều trở thành công nhân, Mác cũng chỉ ra rằng: công nhân không hề có những ảo tưởng trông chờ vào phép lạ của Công xã, mà muốn thực hiện cho việc giải phóng bản thân mình và đồng thời đạt được hình thức sinh hoạt cao hơn mà xã hội hiện đại, do bản thân sự phát triển kinh tế của nó, đang không thể nào không hướng tới, thì nó sẽ trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, và trải qua cả một loạt những quá trình lịch sử làm hoàn toàn biến đổi cả hoàn cảnh và con người. Nó không cần thực hiện một lý tưởng nào cả, mà chỉ cần giải phóng những nhân tố của xã hội mới đã phát triển trong lòng xã hội tư sản cũ đang sụp đổ, xem đây là điều kiện cuối cùng nhưng quyết định nhất cho sự ra đời một xã hội mới - xã hội “cộng sản chủ nghĩa có thể thực hiện được ?” (đã dẫn tập 17 trang 455).


TS. Ngô Hoàng Anh – Th.s Lê Thị Nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:101 | lượt tải:45

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:340 | lượt tải:126

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:715 | lượt tải:321

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:795 | lượt tải:661

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:398 | lượt tải:83

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:485 | lượt tải:226

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:1085 | lượt tải:1183


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay6,245
  • Tháng hiện tại56,924
  • Tổng lượt truy cập30,588,046
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây