Hướng tới Kỷ niệm 70 năm tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (15/10/1949 - 15/10/2019): Phương châm dân chủ: dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra trong tác phẩm Dân vận của Hồ Chí Minh 

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (15/10/1949 - 15/10/2019): Phương châm dân chủ: dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra trong tác phẩm Dân vận của Hồ Chí Minh

Thứ hai - 07/10/2019 14:22
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân!
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Năm 2019 chúng ta kỷ niệm 70 năm tác phẩm Dân vận (15/10/1949 - 15/10/2019), tác phẩm được xem như “Cương lĩnh” về công tác dân vận của Đảng, bởi trong đó chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”.
Tác phẩm chia thành bốn mục lớn đề cập sự cần thiết phải tiến hành công tác dân vận; bản chất của chế độ mà ta đang xây dựng; thế nào là dân vận; ai thực hiện; thực hiện phải làm thế nào. Nhưng chung quy lại tác phẩm toát lên phương châm dân chủ, trong đó dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra là rất rõ nét.
Mục đầu tiên trong tác phẩm Dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất dân chủ của chế độ xã hội mới, đó là:
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu sự lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện theo đúng đường lối quần chúng của Đảng, dân chủ và vì dân, để sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng mãi trường tồn. Theo Người, để “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào Đảng phải lãnh đạo thực hiện tốt những cách thức công tác dân vận sau đây:
Phải có chỉ thị, mít-tinh, báo chương, sách vở, khẩu hiệu, truyền đơn, nhưng chưa đủ, mà phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.
Toàn bộ nội dung này đã chỉ rõ phương châm dân chủ mà ngày nay chúng ta đang triển khai rộng rãi: dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê nin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không phải việc riêng của một hai người và quần chúng nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử. Theo Hồ Chí Minh, có dân là có tất cả và Người nhấn mạnh: "chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng không sợ". Theo Hồ Chí Minh: "nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng...Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Rằng: "bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành"
Cùng với việc đánh giá cao vai trò của nhân dân, ý thức tôn trọng nhân dân, còn chú ý đến việc không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, phải luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công của dân, việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là Dân là chủ và Dân làm chủ. Cho nên vấn đề nguyên tắc phương pháp luận trong phương pháp thực hành dân chủ của Người là thực hiện cải cách xã hội để thực hiện dân chủ thực sự; thực hiện dân chủ nhân dân. Đảng phải đề ra đường lối, chính sách đúng đắn phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là quan trọng nhất và là nguồn gốc của thắng lợi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chính sách như vậy mới là cách lãnh đạo đúng và phương pháp để có chính sách đúng là mỗi chính sách phải dựa vào ý kiến, kinh nghiệm của nhân dân, phải nghe tâm nguyện của dân chúng, tức cần có phương thức thích hợp để tập trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành đường lối để lãnh đạo quần chúng. Sự chỉ dẫn đó đã nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện công tác dân vận của mỗi cán bộ, đảng viên.
Theo Người, biết lãnh đạo là phải luôn luôn quán triệt, thấm nhuần sâu sắc rằng: “lực lượng của dân rất to” và “việc dân vận rất quan trọng”, “Dân vận kém thì việc gì cũng kém” và “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Vì vậy, sau khi có đường lối và chính sách đúng “phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”.
Theo Người, nhà nước của nhân dân là nhà nước trong đó nhân dân làm chủ, nhân dân có địa vị cao nhất và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước; nhà nước do nhân dân là nhà nước do nhân dân tự tổ chức ra, từ nhân dân mà ra và dựa vào nhân dân mà hoạt động; nhà nước vì nhân dân là nhà nước phục vụ nhân dân và đem lại lợi ích cho nhân dân, hết sức làm những gì có lợi cho nhân dân và hết sức tránh những gì có hại cho nhân dân.
Qua đó, có thể thấy Người yêu cầu những nội dung, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện của công tác dân vận rất khoa học, cụ thể. Trước hết, phải có chủ trương đúng, có hành động cụ thể và phương tiện thích hợp để tuyên truyền rộng rãi những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên toàn dân tham gia. Tiếp đó, là toàn bộ quy trình của công tác dân vận, nhằm làm cho chủ trương của Đảng đến với người dân, để tâm tư, nguyện vọng của nhân dân lại trở về với Đảng, tạo thành quan hệ khăng khít, mật thiết. Và, yêu cầu đặt ra là rất cao đối với cán bộ làm công tác dân vận:“óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
Chính sự tận tâm của cán bộ, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân mới tạo nên sức mạnh của Đảng vì nhân dân là gốc, nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ. Với quan điểm nhất thiết Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra xem như là tiêu chuẩn của một đảng cách mạng chân chính, mà còn là một trong những quy luật tồn tại và phát triển của Đảng ta. Đảng phải lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối cách mạng do Đảng đề ra; lãnh đạo xây dựng Cương lĩnh chính trị, Hiến pháp, pháp luật, cơ chế phát huy vai trò làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát.
Phương pháp dân vận Hồ Chí Minh quán triệt phương châm dân chủ có ý nghĩa quyết định để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân ta, góp phần chăm lo ngày càng đầy đủ đời sống, quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân.
Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực hiện di huấn của Hồ Chí Minh về công tác dân vận hướng vào nội dung Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân thì mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn hiểu rõ bản chất và thực hiện nghiêm nguyên tắc phương pháp, hình thức dân vận sâu sát thực tế, nói đi đôi với làm gắn với dân chủ…chính là làm cho Đảng ta luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, góp phần hướng đến thực hiện mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.

TS. Ngô Hoàng Anh - Th.s Chu Mai Phong
Trường Chính trị  tỉnh Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:302 | lượt tải:142

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:383 | lượt tải:328

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:240 | lượt tải:74

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:60 | lượt tải:27

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:612 | lượt tải:692

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:689 | lượt tải:287

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:665 | lượt tải:367


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay4,247
  • Tháng hiện tại286,901
  • Tổng lượt truy cập30,362,451
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây