Mường Hoong từng bước thoát nghèo từ cây dược liệu 

Mường Hoong từng bước thoát nghèo từ cây dược liệu

Thứ sáu - 25/12/2020 15:01
Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) đã có ý thức chuyển đổi diện tích sản xuất từ trồng cây lương thực sang phát triển cây dược liệu, nhất là tập trung phát triển diện tích Đẳng sâm (Sâm dây), góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo.
ruộng lúa bậc thang tại xã Mường Hoong
ruộng lúa bậc thang tại xã Mường Hoong
Mường Hoong là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Glei, cách trung tâm huyện lỵ trên 50 km; phía bắc giáp với huyện Phước Sơn, phía đông giáp với huyện Nam Trà Mi của tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp với xã Ngọc Linh, phía tây giáp với xã Đăk Choong của huyện Đăk Glei. Diện tích tự nhiên của xã là 10.512,5 ha; trong đó, diện tích đất rừng là 9.699,24 ha với độ che phủ của rừng khoảng 82%.
Do địa hình có nhiều đồi núi chia cắt, phức tạp, mùa mưa kéo dài, giao thông đi lại khó khăn, nên người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông với việc trồng lúa nước theo kiểu ruộng bậc thang, do đó tỷ lệ hộ nghèo của xã rất cao (cuối năm 2019 còn 76,68% hộ nghèo và 5,05% hộ cận nghèo), là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai trong số 51 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum[1]. Toàn xã Mường Hoong hiện có 10 thôn[2], 831 hộ với 3.204 người; trong đó: 814 hộ với 3.139 người dân tộc thiểu số, chiếm 97,95%, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng.
Quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02-3-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum” và triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây Đẳng sâm tại các xã phía bắc giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 của huyện Đăk Glei, Đảng ủy, UBND và các tổ chức chính trị-xã hội của xã Mường Hoong đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang phát triển cây dược liệu; nhiều cán bộ, đảng viên của xã cũng gương mẫu, xung kích đi đầu.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mường Hoong đã có ý thức chuyển đổi diện tích sản xuất từ trồng cây lương thực sang phát triển cây dược liệu, nhất là tập trung phát triển diện tích Đẳng sâm (Sâm dây). Đến cuối năm 2020, diện tích Đẳng sâm trên địa bàn xã Mường Hoong là  74 ha (đạt 103% so kế hoạch năm: 72 ha), sản lượng ước đạt trên 350 tấn Đẳng sâm tươi[3], mang lại thu nhập cho xã Mường Hoong trên 15 tỷ đồng. Cùng với việc nỗ lực, cố gắng thực hiện có kết quả các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, kết quả phát triển diện tích Đẳng sâm trên địa bàn xã Mường Hoong đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo; tuy tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2020 tăng lên 13,84% (tăng thêm 8,79% so với năm 2019) nhưng dự kiến tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 trên địa bàn xã chỉ còn 58,97% (giảm 17,71% so với năm 2019) là mức giảm nghèo tích cực so với các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Với kết quả bước đầu nói trên, có thể nói việc phát triển diện tích dược liệu trên địa bàn xã Mường Hoong nói riêng và các xã phía bắc của huyện Đăk Glei chính là biệt dược giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số sớm thoát nghèo, từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống khá giả.
Việc phát triển diện tích Đẳng sâm trên địa bàn xã Mường Hoong ngày càng tăng mạnh và đạt hiệu quả trong thời gian qua là do có chủ trương sát đúng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 02-3-2018), chính sách hỗ trợ kịp thời Hội đồng nhân dân tỉnh (Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND, ngày 19-7-2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh "về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"), và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền huyện Đăk Glei, xã Mường Hoong, như đã đầu tư xây dựng vườn ươm giống Đẳng sâm và các cây dược liệu tại thôn Làng Mới; thành lập mới 01 hợp tác xã nông lâm dược liệu Mường Hoong; hình thành 03 tổ liên kết hợp tác trồng Đẳng sâm; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn một số lớp về phương pháp trồng, chăm sóc cây dược liệu…
vườn Đẳng sâm (Sâm dây)
Mặc dù thời gian qua bà con nông dân xã Mường Hoong đã chú trọng phát triển diện tích cây dược liệu, nhất là diện tích Đẳng Sâm nhưng do chưa gắn được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định nên giá sâm dây bán ra còn rất thấp, chưa đáp ứng chi phí nhân công và vốn đầu tư ban đầu[4], đặc biệt là cuối năm là vụ thu hoạch nên sản lượng rất lớn, dẫn đến bị thương lái ép giá. Diện tích trồng dược liệu còn ít so với tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là diện tích dược liệu dưới tán rừng. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển dược liệu, nhất là công nghệ chế biến còn hạn chế; công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm dược liệu của địa phương còn gặp khó khăn.
Để việc phát triển diện tích dược liệu, trong đó có diện tích Đẳng sâm trên địa bàn xã Mường Hoong trong thời gian tới đạt kết quả, hiệu quả cao và mang tính bền vững, thì cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân phải tiếp tục quán triệt kỹ các chủ trương, giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02-3-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum” và Đề án hỗ trợ phát triển cây Đẳng sâm tại các xã phía bắc giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 của huyện Đăk Glei. Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu; trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền bằng các mô hình có hiệu quả trên thực tế để tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của người dân. Khuyến khích việc thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu. Đồng thời, triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, tạo môi trường sinh thái phù hợp cho việc phát triển dược liệu, phải gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển cây dược liệu.
- Tiếp tục lựa chọn các loại dược liệu phù hợp để tập trung phát triển trên quy mô lớn gắn với rà soát, chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả trên đất nông nghiệp sang trồng cây dược liệu. Tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn giống dược liệu có giá trị ở địa phương. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong việc đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn.
- Tích cực làm việc, kết nối với các ngành chức năng của tỉnh, của huyện để thu hút các dự án đầu tư phát triển dược liệu trên địa bàn, nhất là thu hút các dự án hình thành chuỗi liên kết sản xuất-chế biến dược liệu và các nhà đầu tư trong lĩnh vực thu mua và chế biến sâu sản phẩm dược liệu. Trước mắt, cần nghiên cứu việc sơ chế và đa dạng hóa các sản phẩm từ Đẳng sâm ngay trên địa bàn xã để tăng giá trị sản phẩm và thu nhập của người dân, như: mứt Đẳng sâm; cao Đẳng sâm, trà Đẳng sâm… hình thành tour du lịch sinh thái gắn với tham quan các vườn dược liệu, các gian hàng dược liệu trên địa bàn, nhất là trong thời gian những thửa ruộng lúa bậc thang chín vàng.
- Chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm dược liệu chủ lực của địa phương bằng nhiều hình thức; chủ động phối hợp với cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho dược liệu và sản phẩm chế biến từ dược liệu của địa phương, góp phần tạo dựng thương hiệu dược liệu cho xã Mường Hoong nói riêng và huyện Đăk Glei nói chung. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, kịp thời phát hiện và xử lý những hoạt động làm ảnh hưởng chung đến thương hiệu sản phẩm dược liệu của địa phương.
Đẳng sâm củ tươi.


Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thủy
 
[1] Sau xã Ngọc Linh của huyện Đăk Glei: có 77,34% hộ nghèo và 7,13% hộ cận nghèo (cuối năm 2019).
[2] Trước khi thực hiện chủ trương sáp nhập các thôn, làng theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng, xã Mường Hoong có 16 thôn.
[3] Năng suất Đẳng sâm trên địa bàn xã Mường Hoong từ 500-700 kg/sào, tùy thuộc vào độ mầu mỡ của đất, công tác chăm sóc và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật.
[4] Riêng chi phí giống cho 1 ha Đẳng sâm ít nhất cũng khoảng 55 triệu đồng (5,5 triệu đồng/sào).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:186 | lượt tải:51

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:428 | lượt tải:136

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:759 | lượt tải:339

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:841 | lượt tải:696

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:405 | lượt tải:83

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:531 | lượt tải:244

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:1127 | lượt tải:1235


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay13,340
  • Tháng hiện tại78,998
  • Tổng lượt truy cập30,610,120
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây