Sử dụng thơ ca, văn vần trong công tác cổ vũ, tuyên truyền - Một cách làm hiệu quả cần được chú trọng thực hiện trong điều kiện mới 

Sử dụng thơ ca, văn vần trong công tác cổ vũ, tuyên truyền - Một cách làm hiệu quả cần được chú trọng thực hiện trong điều kiện mới

Thứ tư - 11/05/2022 08:45
Với đặc điểm gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ lan tỏa, thơ ca và văn vần rất cần được sử dụng, khai thác trong công tác tuyên truyền miệng và cần được nghiên cứu để có sự đổi mới, tích hợp với âm nhạc, phim ảnh, báo chí, kể cả cần có các giải pháp để thích nghi với điều kiện công nghệ số nhằm góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống
Một bài thơ chống hạn của người xưa trong sách giáo khoa
Một bài thơ chống hạn của người xưa trong sách giáo khoa

Sau khi "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" (11-6-1948) của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi, quân và dân ta đã nô nức hưởng ứng, tham gia. Các phong trào thi đua sôi nổi diễn ra trên khắp các lĩnh vực, và để động viên, khích lệ cho các phong trào thi đua đó, giới văn nghệ sĩ và các binh chủng tuyên truyền đã tích cực sáng tác thơ ca, văn vần và sử dụng thơ ca, văn vần để cổ vũ, tuyên truyền và trực tiếp tham gia vào các phong trào hành động cách mạng của các cấp, các ngành, các lực lượng.
Những bài thơ gắn liền với cuộc sống đời thường, đã trở thành mạch nước ngầm, thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất. Một trong những bài thơ như vậy là bài “Tăng gia sản xuất” của nhà thơ Huy Cận:

Cụ Hồ nói có sai đâu,
Tăng gia sản xuất, làm giàu nước ta.
Trồng khoai, trồng đậu, trồng cà,
Tăng gia sản xuất, nuôi gà, nuôi heo.
Ruộng cấy lúa, bãi trồng ngô,
Đất đồi trồng sắn, cũng no với đời.
Yêu anh, em nhắn gửi lời
Ta no, ta đánh tiệt nòi thực dân.
Vườn em tuy nhỏ, anh ơi!
Cũng dăm gốc mía, cũng mười luống rau.
Bao giờ ta lại gặp nhau
Mía thời ngọt giọng, canh rau mát lòng.
Đó là những bài ca, câu hát thể hiện sự thi đua giữa hậu phương với tiền tuyến, rất dễ nhớ, dễ thuộc và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, như:
Người ra trận đổ máu hồng
Ta ra cánh đồng ta đổ mồ hôi
Qua nương, xuống ruộng, lên đồi
Ta cày, ta cấy, ta cười, ta ca
Rằng Hồ Chủ tịch dạy ta
Tăng gia sản xuất cũng là đánh Tây
Hay như những câu thơ theo kiểu văn vần nhằm khích lệ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đã một thời vang lên ở khắp các thôn, làng :
Một yêu em gắng tăng gia
Hai yêu em có đàn gà đầy sân
Ba yêu làm cỏ, bỏ phân
Bốn yêu sớm tối chuyên cần tưới rau
Năm yêu chăm chỉ bắt sâu
Sáu yêu nương sắn, giàn bầu, chuồng chim
Bảy yêu đàn lợn mới thêm
Tám yêu dãy chuối, lại kèm rặng khoai
Chín yêu khóm mía cao cao
Mười yêu cần kiệm, dân giàu, nước sang
Rồi nội dung cổ vũ cho phong trào thi đua diệt giặc dốt, với những câu ca thúc giục, nhắc nhở mọi người: 
“Dốt thì dại, dại thì hèn"[1]
Cùng nhau diệt dốt, ta liền thi đua
Anh về thưa với Thầy U
Rằng em không lấy chồng mù chữ đâu.
Đó là những bài thơ ca, câu văn vần trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân, đế quốc để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân và thống nhất Tổ quốc. Còn trong giai đoạn phát triển hiện nay, thơ ca, văn vần tuy không được chú trọng nhiều như trước nhưng vẫn đang thực hiện tích cực chức năng cổ vũ, tuyên truyền. Gần đây, để tuyên truyền chủ trương hợp tác 4 nhà trong phát triển kinh tế, một Bí thư Chi bộ ở tỉnh Bình Dương cũng đã sáng tác những vần thơ rất cụ thể:
Muốn cho phát triển nước nhà
Theo kịp thế giới trên đà đi lên
Phải cần hợp tác bốn bên
Nhà nông, Nhà nước bên Nhà kinh doanh
Cùng Nhà khoa học chuyên ngành
Làm ra sản phẩm cạnh tranh thị trường…
Và để đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác, nhiều đơn vị lực lượng vũ trang đã tập trung xây dựng các mô hình với nội dung rất dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, như “Siết chặt kỷ cương, tăng cường điều lệnh/Trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, internet và mạng xã hội bao kín cuộc sống của chúng ta, cứ tưởng rằng việc sử dụng thơ ca, văn vần sẽ ít được giới trẻ đón nhận. Nhưng thật bất ngờ, việc sử dụng thơ ca, văn vần kết hợp với âm nhạc đã và đang gợi mở ra xu hướng tuyên truyền mới, mang tính tích cực như cách thể hiện của ca sĩ Đen Vâu với một số câu đã trở thành trend trong giới trẻ, như: “mang tiền về cho mẹ/ Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”, và việc khéo léo chơi chữ theo vần điệu trong bài hát để nêu một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng cũng rất thấm: “Đưa tiền cho mẹ, mẹ là tiền vệ/  Đừng làm điều xấu, sẽ thành tiền lệ/ Lao động hăng say, hơn cả tiền đề/ Cầm về tiền tốt, đừng có cầm về tiền tệ”... đã được giới trẻ đón nhận một cách rất tự nhiên và nhân bản.
Như vậy, thơ ca, văn vần đã và đang góp phần nâng cao tri thức đời sống bằng chính cách riêng của nó mà hiệu quả thì không thua bất cứ hình thức truyền đạt nào. Bên cạnh đó, với chức năng giao tiếp, tình cảm, thơ ca có sức mạnh và sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động mãnh liệt vào tình cảm, tư tưởng và hành động của mỗi người. Do đó với đặc điểm gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ lan tỏa, thơ ca và văn vần rất cần được sử dụng, khai thác trong công tác tuyên truyền miệng và cần được nghiên cứu để có sự đổi mới, tích hợp với âm nhạc, phim ảnh, báo chí, kể cả cần có các giải pháp để thích nghi với điều kiện công nghệ số nhằm góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống và nở hoa thơm, kết trái ngọt trên cánh đồng thực tiễn.

Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thuỷ
 
[1] lời của Bác Hồ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2411.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 5-2024

Lượt xem:82 | lượt tải:24

TÀI LIỆU

Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2023-2024

Lượt xem:47 | lượt tải:23

TÀI LIỆU

phục vụ HN quán triệt NQ41 của BCT về vai trò đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới

Lượt xem:177 | lượt tải:90

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Lượt xem:197 | lượt tải:93

CV.2400.BTGTU

dự HN quán triệt Nghị quyết 41 của BCT về vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới

Lượt xem:217 | lượt tải:192

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:624 | lượt tải:71

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:893 | lượt tải:177


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay16,935
  • Tháng hiện tại271,240
  • Tổng lượt truy cập30,802,362
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây