Hãy suy nghĩ và thể hiện tinh thần yêu nước đúng đắn nhất 

Hãy suy nghĩ và thể hiện tinh thần yêu nước đúng đắn nhất

Thứ hai - 11/06/2018 09:04
Hình có tính chất minh họa
Hình có tính chất minh họa

Ngày 9-6, Cổng TTĐT Quốc hội và Cổng TTĐT Chính phủ cùng phát thông cáo báo chí về Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (đặc khu), với nội dung quan trọng: Chưa xem xét thông qua dự án Luật tại Kỳ họp này. Có thể khẳng định ngay rằng, đây là dấu hiệu tích cực trong việc tiếp thu ý kiến người dân đối với công tác hoạch định chính sách.

Trước khi đề cập các thông cáo của Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ, chúng tôi xin kể lại một chi tiết trong quá trình xây dựng dự án Luật đặc khu, được Phó Giáo sư – Tiến sỹ Khoa học (PGS-TSKH) Võ Đại Lược – một chuyên gia bậc thầy, tác giả của hàng loạt sách, giáo trình về kinh tế - chia sẻ với lãnh đạo TP Đà Nẵng hội thảo khoa học “Thành phố quốc tế - Những gợi ý đối với Đà Nẵng”.

Thực ra, trước khi trình Quốc hội, từ nhiều năm trước, Chính phủ đã cử các chuyên gia hàng đầu của đất nước đi khảo sát mô hình đặc khu trên thế giới. PGS-TSKH Võ Đại Lược là một trong những người tham gia đoàn khảo sát tại Dubai. Theo PGS-TSKH Võ Đại Lược, tại Châu Á hiện có một số mô hình đáng quan tâm nghiên cứu là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Incheon (Hàn Quốc) và Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE). Trong số này, Hồng Kông đã phát triển được một thế kỷ, Singapore được nửa thế kỷ, nhìn chung đã lạc hậu; chỉ có Incheon và Dubai được xem là hình mẫu hiện đại, rất đáng quan tâm học hỏi.

Trong suốt quá trình tham quan, các thành viên đoàn hết sức kinh ngạc về những thành quả Dubai đạt được, nhưng ngạc nhiên hơn cả là mô hình tổ chức chính quyền của thành phố này: Người Dubai chỉ nắm giữ 3 vị trí chủ chốt: Bộ trưởng các bộ, chỉ huy quân đội và chỉ huy cảnh sát. Các vị trí còn lại trong chính quyền đều có thể dùng người Dubai hoặc thuê người ngoài, bao gồm cả các vị thứ trưởng, phó chỉ huy quân đội, cảnh sát, các vị trí quản lý cấp cao lẫn cấp thấp về kinh tế, văn hóa, xã hội...

Sau khi tham quan, đoàn của PGS-TSKH Võ Đại Lược diện kiến lãnh đạo cấp cao của Dubai, đặt câu hỏi: “Các vị thuê người nước ngoài điều hành đất nước, không sợ... mất nước hay sao?”. Vị quan chức cấp cao của Dubai phá lên cười, trả lời: “Làm sao mà mất được. Chúng tôi thuê họ thôi mà. Họ làm không được thì... đuổi việc thôi!”. PGS-TSKH Võ Đại Lược tâm sự: Nghe câu trả lời, chúng tôi vỡ vạc ra nhiều điều. Cái khác nhau giữa ta với họ không chỉ là điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản... mà quan trọng nhất chính là tư duy.

PGS–TSKH Võ Đại Lược cho biết, tất cả các nhà kinh tế đoạt giải Nobel đều thống nhất rằng, thể chế quyết định sự phát triển. Thể chế ở đây bao gồm: Thể chế kinh tế, thể chế hành chính và thể chế chính trị. Đây cũng chính là những nội dung thay đổi cốt lõi khi xây dựng dự án Luật đặc khu.

Trong thông cáo được Văn phòng Chính phủ công bố ngày 9-6, Chính phủ khẳng định: Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt  Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn.

Rõ ràng, việc đặt ra khả năng thiết lập mô hình đặc khu áp dụng đối với Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là một bước đột phá lớn trong tư duy quản lý, điều hành. Tuy vậy, dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vẫn có những nội dung cần phải sửa đổi. Chính vì vậy, “Sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm”. (Trích thông cáo báo chí đã dẫn).

Chúng tôi cho rằng, việc tạm dừng xem xét thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thể hiện tinh thần cầu thị nghiêm túc và ứng xử đúng đắn của các cấp thẩm quyền (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ) trước những phản biện thực sự có giá trị của cử tri, nhân dân cả nước. Đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện rõ, người dân thực sự đã tham gia trực tiếp vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Với cách thức đó, các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục được toàn xã hội góp ý, phản biện, thực thi một cách hiệu quả; mọi quyết định hệ trọng của đất nước thực sự hội tụ tinh hoa trí tuệ, tâm huyết, lương tri, trách nhiệm của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

Thế nhưng, đáng tiếc, dấu hiệu tích cực đó đã phần nào bị làm cho lu mờ trước những hành động bột phát, thiếu trách nhiệm, thậm chí phá hoại của một bộ phận trong xã hội.

Trước những lời kêu gọi trên mạng xã hội, vào ngày chủ nhật, 10-6, ở Hà Nội, TPHCM và một số đô thị, một bộ phận người dân đã xuống đường tụ tập phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Một câu hỏi đặt ra ngay tức thời là, họ phản đối gì, khi dự án Luật đã được lùi lại, chưa xem xét thông qua; đồng thời, điểm mấu chốt quan trọng nhất là thời hạn cho thuê đất 99 năm đã được khẳng định là bãi bỏ, thay bằng việc sẽ áp dụng như Luật đất đai hiện hành? Dường như, có một điều gì khác nữa, tựa hồ có một âm mưu phá hoại đang ẩn phía sau câu chuyện này.

Thực tế những năm qua cho thấy, có những cuộc tuần hành biểu thị tinh thần yêu nước nhưng cũng có những cuộc tụ tập đông người mà hình thức và hệ quả của nó lại trùng khít với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của thế lực thù địch, phản động. Ở đây, cũng cần nhắc lại rằng, bất cứ thế lực thù địch, phản động nào, nhất là những kẻ âm mưu thôn tính, đô hộ đất nước Việt Nam, luôn có một mục tiêu không bao giờ thay đổi, đó là làm cho đất nước Việt Nam suy yếu, dân tộc Việt Nam bị chia rẽ. Chính bởi lẽ đó, chúng không từ bất cứ thủ đoạn, cơ hội nào để xúi giục, kích động, gây tổn hại cho đất nước, người dân Việt Nam.

Và cũng không khó để nhận ra rằng, trong số những người hô hào, kêu gọi tuần hành trên mạng xã hội cũng như trên đường phố ngày 10-6, có những gương mặt “quen thuộc”, từng xuất hiện nhiều lần trong các điểm nóng về an ninh trật tự những năm qua. Khó mà tin được rằng, những người này lại có thể đại diện cho trí tuệ, tâm hồn, lương tri, khát vọng của dân tộc Việt Nam, chứ không phải là ngược lại – rắp tâm phá hoại đất nước.

Cho tới thời điểm này, khi dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tạm dừng lại, thì Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vẫn đang chờ đợi những cơ hội bứt phá trong tương lai. Chúng tôi tin rằng, hơn bao giờ hết, đây là lúc cử tri, nhân dân cả nước, đặc biệt là những nhà khoa học, trí thức, quản lý, hoạch định... đóng góp trí tuệ, tâm huyết để tìm ra giải pháp tốt nhất. Đó cũng là cách thức thể hiện tinh thần yêu nước đúng đắn nhất.

Đây cũng là lúc, mỗi người Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, để lòng yêu nước không bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vào những âm mưu chính trị thâm hiểm, từ đó vô tình làm mất đi cơ hội để đất nước vươn lên.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin kể tiếp câu chuyện PGS-TS Võ Đại Lược chia sẻ. Theo PGS-TS Võ Đại Lược, đặc khu Bắc Vân Phong khởi phát từ ý định rất nghiêm túc của một nhóm các nhà tài chính Mỹ từ đầu thập niên này. Họ muốn lập ở Bắc Vân Phong một trung tâm tài chính toàn cầu, với khoản đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ USD. Một trong những lý do quan trọng họ chọn Bắc Vân Phong là vì tổng hợp các yếu tố thì trên thế giới không có mấy địa điểm đáng giá hơn, đặc biệt khi xác định thế kỷ XXI là kỷ nguyên Châu Á. Thực tế, các nhà đầu tư Mỹ đã chi ra hàng chục triệu USD để khảo sát thực địa tại Bắc Vân Phong. Tại thời điểm đó, Việt Nam hoàn toàn chưa có thể chế để triển khai xây dựng đặc khu. Các nhà đầu tư Mỹ đề nghị trong khoảng 6 tháng đến 1 năm để phía Việt Nam xây dựng thể chế. Thế nhưng, quỹ thời gian quá ít, phía Việt Nam không chuẩn bị kịp. Thế là, cơ hội để Bắc Vân phong trở thành một trong những trung tâm tài chính toàn cầu đã trôi qua ngay trước mắt!

Thật đáng tiếc...

Nguồn tin: cadn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:245 | lượt tải:118

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:326 | lượt tải:282

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:225 | lượt tải:74

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:552 | lượt tải:624

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:626 | lượt tải:263

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:606 | lượt tải:342

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:1919 | lượt tải:249


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,977
  • Tháng hiện tại246,847
  • Tổng lượt truy cập30,322,397
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây