Kết quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo” ở tỉnh ta 

Kết quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo” ở tỉnh ta

Thứ năm - 23/08/2018 14:22
Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép, gắn kết các nội dung thi đua với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Ngày cả nước vì người nghèo 17/10 hằng năm", đã có tác động tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tích cực thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Pa-nô tuyên truyền “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Pa-nô tuyên truyền “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Sau khi có Quyết định số 1258/QĐ-TTg, ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2736/KH-UBND, ngày 11/10/2017 và phát động thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Trong đó giao cho Sở Lao động-TB&XH (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo bền vững) phối hợp với Sở Nội vụ (Ban thi đua - Khen thưởng tỉnh) và các đơn vị liên quan thống nhất các nội dung, biện pháp triển khai thực hiện.
Qua hơn 01 năm thực hiện, kết quả ban đầu đạt được trên các mặt, đó là:
Công tác truyền thông, tuyên truyền được triển khai thực hiện với hình thức đa dạng, phong phú.  Trong năm 2017-2018, xây dựng, sửa chữa 10 cụm pano trên địa bàn các huyện, thành phố với chủ đề “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; treo băng rôn tại các trục đường chính trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Tổ chức 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở, có 72/86 xã cử cán bộ tham gia tập huấn; thực hiện in 350 tờ áp phích và 810 cuốn sổ tay giảm nghèo về thông tin cung cấp cho cán bộ Văn hóa-Thông tin 86 xã và cán bộ của 749 thôn. Nhờ đó, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở kế hoạch vốn được giao, các sở, ban ngành, địa phương đã tập trung phân bổ nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo gắn với việc thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”. Cụ thể, trong năm 2017-2018, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn đã thực hiện hỗ trợ cây lương thực (giống lúa, ngô); cây công nghiệp (cà phê, cây bời, keo lai, cây bơ); gia cầm (con ngan, vịt); gia súc (trâu, bò, lợn dê); hỗ trợ làm chuồng trại; vật tư (phân bón các loại, thuốc BVTV); xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, bò, trồng đương quy, cà phê ...; hỗ trợ máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất cho hộ nghèo thụ hưởng. Đã triển khai 02 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn 02 xã thuộc 02 huyện, thành phố; việc xây dựng và thực hiện dự án luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc cây cà phê bằng chế phẩm phân bón sinh học bảo vệ môi trường (tại xã Kon Đào, huyện Đăk Tô) và dự án chăn nuôi dê sinh sản (tại xã Kroong, thành phố Kon Tum) thông qua luân chuyển vốn theo quyết định 1215/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 và Quyết định 271/UBND-KGXV, ngày 19/3/2018 của UBND tỉnh nhằm thể chế hóa cơ chế hỗ trợ trọn gói, tối đa hóa nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo tại cấp xã để đảm bảo giảm nghèo bền vững, hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Sự tham gia của người dân là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công chung của dự án, tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng và minh bạch các nguồn lực tham gia dự án. Ngoài ra, các tổ chức chính trị-xã hội đã triển khai đến hội viên của mình thực hiện các mô hình nhằm giảm nghèo bền vững, như: Hội LHPN tỉnh đã xây dựng được 15 mô hình hợp tác xã/tổ hợp tác/tổ liên kết, có 320 hội viên, phụ nữ tham gia (trong đó có 01 hợp tác xã, 04 tổ hợp tác và 10 mô hình tổ liên kết.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn UBMTTQVN các cấp và các đoàn thể nhân dân vận động đoàn viên, hội tham gia hưởng ứng tích cực Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Sở Lao động-TB&XH đã phối hợp với Ban thi đua -Khen thưởng tỉnh tham mưu cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; đồng thời là đầu mối tiếp nhận hồ sơ khen thưởng của các đơn vị, địa phương trình UBND tỉnh khen thưởng.
Những hoạt động trên đã góp phần tích cực làm cho số hộ nghèo toàn tỉnh đến ngày 31/12/2017 còn 26.164 hộ, chiếm tỷ lệ 20,30% so với số hộ dân toàn tỉnh. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,56%/năm (từ 26,11% vào đầu năm 2016 xuống còn 20,30% vào cuối năm 2017), đạt 101,71% so với kế hoạch Đề án. Trong 2 năm, tổng số hộ thoát nghèo là 10.340 hộ; Tổng số hộ nghèo DTTS toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2017 là 24.236 hộ, chiếm tỷ lệ 36,21% so với số hộ dân DTTS toàn tỉnh. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 5,10%/năm (từ 46,57% vào đầu năm 2016 xuống còn 36,21% vào cuối năm 2017), đạt 125,9% so với kế hoạch Đề án. Trong 2 năm, tổng số hộ thoát nghèo là 9.272 hộ; Tính đến thời điểm tháng 01/2018, toàn tỉnh có 20 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí số 11: Tỷ lệ hộ nghèo);  Thu nhập bình quân của hộ nghèo là 644 ngàn đồng/người/tháng, dự kiến đạt 122% so với mục tiêu tăng thu nhập bình quân hàng năm của hộ nghèo theo Nghị quyết đề ra.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Phong trào vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Thời gian tới, để Phong trào tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, cần triển khai những giải pháp cụ thể sau:
Một là, các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ việc xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; xác định phong trào thi đua là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn kết phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, huy động, lồng ghép nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung của phong trào, đảm bảo đến cuối năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020.
Năm là, tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cao; sử dụng có hiệu quả đội ngũ cộng tác viên giảm nghèo cấp xã, không chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ với đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã. Gắn kết thực hiện Đề án giảm nghèo với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp tạo cho cơ sở chủ động từ khâu kế hoạch đến điều hành quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Đề án giảm nghèo…
Bài, ảnh: Nguyễn Trung Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:334 | lượt tải:154

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:418 | lượt tải:355

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:247 | lượt tải:77

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:96 | lượt tải:41

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:645 | lượt tải:731

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:728 | lượt tải:304

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:701 | lượt tải:381


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay7,129
  • Tháng hiện tại306,236
  • Tổng lượt truy cập30,381,786
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây