91 năm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum - những bài học kinh nghiệm thực tiễn 

91 năm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum - những bài học kinh nghiệm thực tiễn

Thứ ba - 20/07/2021 09:59
Quá trình chiến đấu, xây dựng 91 năm qua của các thế hệ cha, anh đã để lại cho chúng ta - những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum hôm nay những bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Cách đây 91 năm, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng - tổ chức tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày nay đã ra đời. Cùng năm ấy, tại tỉnh Kon Tum, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kon Tum (Chi bộ binh) được thành lập vào cuối tháng 9 năm 1930, sau thời gian đồng chí Ngô Đức Đệ - đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam bị giam ở Nhà lao Kon Tum tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, cảm hoá, huấn luyện, thử thách và kết nạp những viên cai, đội vào hàng ngũ của Đảng. Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên ánh sáng cách mạng của Đảng đã được truyền đến Kon Tum. Kể từ đó, công tác tư tưởng - tuyên giáo đã đi cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc Kon Tum; trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và chặng đường dài thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương sau ngày đất nước thống nhất đến nay.
Trong từng thời kỳ cách mạng, đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tỏ rõ ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên, vì sự nghiệp tư tưởng của Đảng. Quá trình chiến đấu, xây dựng 91 năm qua của các thế hệ cha, anh đã để lại cho chúng ta - những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum hôm nay những bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Đó là:
Một là, công tác tuyên giáo phải đi trước, đi cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ: Ở Kon Tum, sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên (Chi bộ Binh) là kết quả của quá trình vận động, tuyên truyền (công tác tư tưởng). Điều đó cho thấy công tác tư tưởng đã đi trước, đón đầu nhằm giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa yêu nước và lý tưởng cộng sản, nâng cao chất lượng phong trào yêu nước theo lập trường của giai cấp công nhân. Hoạt động tuyên truyền cổ động của Chi bộ đã thường xuyên vạch trần tội ác và các thủ đoạn áp bức bóc lột của địch, giải thích về con đường cứu nước, cứu dân gắn với cuộc đấu tranh của quần chúng giành quyền dân sinh, dân chủ. Từ đó tạo tiền đề về tư tưởng nhận thức, góp phần quyết định  thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Kon Tum, giành chính quyền về tay nhân dân một cách hoà bình. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc với hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, công tác tư tưởng đã đi trước, đi cùng để tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc Kon Tum thấu suốt đường lối cách mạng, đứng lên chiến đấu và quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, công tác tư tưởng cũng luôn được Đảng bộ quan tâm đặt lên hàng đầu và tiến hành thường xuyên cùng quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Nó là điều kiện trước hết tạo nên các phong trào hành động cách mạng, là vấn đề cơ bản để biến đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng thành hiện thực. Các đợt học tập, sinh hoạt chính trị, bồi dưỡng lý luận dưới nhiều hình thức được Đảng bộ quan tâm như: chỉnh huấn ngắn hạn, học tập trung vài ba tháng, hoặc hội nghị tập huấn; kiểm điểm cá nhân và tổ chức; loại trừ các hiện tượng tự do thiếu ý thức tổ chức, biểu hiện tư tưởng hữu khuynh, bảo thủ, rụt rè, giảm sút ý chí chiến đấu; động viên, biểu dương tinh thần ý chí chiến đấu ngoan cường, liên tục tấn công địch; dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đất nước; không lo toan vun vén cá nhân, luôn đặt lợi ích cách mạng lên trên hết. Lúc thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn, phong trào tạm lắng hay phong trào phát triển, trận địa tư tưởng của Đảng bộ vẫn được giữ vững.
Hai là, công tác tuyên giáo chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mang đến niềm tin và xây dựng, củng cố vững chắc niềm tin cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh: Ở tỉnh Kon Tum, đã có thời gian công tác tuyên giáo đứng trước bờ vực của lòng tin. Đó là những ngày tháng Mỹ-Diệm lê máy chém đi khắp các vùng truy bức nhân dân. Rồi đến những thủ đoạn bình định đặc biệt dã man của địch triển khai khắp địa bàn toàn tỉnh. Đã có một số cán bộ, đảng viên hoang mang dao động làm cho dân mất niềm tin, xa lánh. Nhưng sự kiên gan bền trí có hệ thống của cả đội ngũ đã nâng bước tinh thần cho nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến, qua việc tuyên truyền giáo dục cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, bằng hành động, tác phong, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, đạo đức, phẩm chất, khí tiết của cán bộ, đảng viên; bằng nêu gương tốt của cán bộ, đảng viên... chúng ta đã được dân thương, dân tin, dân phục, dân nghe, dân làm theo.  Trải qua sóng gió, đồng bào vẫn kiên trung một lòng, không ngại hy sinh, xây dựng cơ sở, phục vụ chiến đấu dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ tuyên truyền. Kết quả đó chỉ có thể có được trên một nền tảng tư tưởng, tinh thần yêu nước vô bờ bến và niềm tin vững bền vào cách mạng. Từ lòng tin vào Đảng, nhân dân quyết tâm giữ liên lạc, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và tự tin ở sức mình, đoàn kết chiến đấu đến ngày toàn thắng. Đó là thành quả của việc xây dựng niềm tin bằng hành động thực tế của những cán bộ cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu, lao động sản xuất, đi làm rẫy, đánh cá với dân. Và do đó, phong trào cách mạng đã vững bước qua nhiều thử thách khốc liệt đi đến thắng lợi.
Ba là, công tác tuyên giáo bám sát thực tiễn, linh hoạt và phù hợp với thực tiễn: Thực tiễn là thước đo chân lý. Công tác tư tưởng của Đảng bộ đã bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn và bám sát thực tiễn. Trong quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, công tác tư tưởng đã thể hiện tính chiến đấu, bám sát thực tiễn, lấy mục đích phục vụ nhân dân lên trên hết, và từ đó đưa ra giải pháp hợp lý. Qua tổng kết thực tiễn (qua sơ, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết…) đúc rút các kinh nghiệm đề xuất sửa đổi, bãi bỏ những nội dung không hợp lý, lạc hậu; bổ sung những điểm mới, các sáng kiến có hiệu quả từ cơ sở.  Trong từng lúc, chúng ta biết đưa ra những cuộc vận động phù hợp, đưa ra những khẩu hiệu hành động trước mắt để tập họp quần chúng, đồng thời cũng có những khẩu hiệu lâu dài để hiệu triệu nhân dân. Trên tinh thần đó, đổi mới từ khâu ra nghị quyết, triển khai quán triệt và học tập nghị quyết; tài liệu học tập và phương thức truyền đạt nghị quyết cần bám sát đối tượng. Điển hình như trong giai đoạn kháng chiến, để nhân dân hiểu về cách mạng, cán bộ tuyên truyền đã thực hiện 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân, cà răng, căng tai hòa nhập với đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, để hiểu đồng bào, để có cách tuyên truyền, vận động phù hợp, thiết thực nhất chứ không cứng nhắc theo khuôn mẫu; hoặc như việc thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU (nay là Nghị quyết 04-NQ/TU) về “đẩy mạnh xây dựng các xã đặc biệt khó khăn” hay Nghị quyết 05-NQ/TU về “nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2015”… 
Bốn là, công tác tuyên giáo chủ động, kịp thời và toàn diện: Muốn huy động được sức mạnh đoàn kết các dân tộc thực hiện sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ, công tác tuyên giáo phải kịp thời nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng xác đáng của nhân dân, từ đó chủ động, kịp thời tiến hành các biện pháp tuyên truyền thiết thực và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, ngành Tuyên giáo tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân với những nội dung, khẩu hiệu đi sâu vào đời sống của đồng bào như “thương dân, yêu nước, đứng lên làm cách mạng”, phong trào vệ sinh phòng bệnh “3 sạch” (ăn sạch, uống sạch, ở sạch), phong trào tăng gia sản xuất tự túc và ủng hộ kháng chiến với khẩu hiệu “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, “xuống nà, ra ruộng”.v.v. Trong vùng ta làm chủ thì có các cuộc vận động, các lớp học tập chính trị, các cuộc họp bàn việc làng, các lớp học chữ, các cuộc vận động dọn vệ sinh, vận động ăn sạch, ở sạch, uống sạch, các cuộc trò chuyện hàng ngày, trò chuyện hàng đêm bên bếp lửa, quanh ché rượu cần. Kết hợp giữa học tập trung với tuyên truyền miệng ở mọi nơi, mọi lúc là cách làm kết quả nhất. Trong vùng địch kiểm soát thì kết hợp giữa vũ trang tuyên truyền với tuyên truyền miệng của cán bộ, rỉ tai, chuyền tai của cơ sở, nòng cốt, quần chúng tốt và tận dụng báo chí công khai, phát huy việc tuyên truyền của phong trào Phật giáo và học sinh chống Mỹ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại và đa dạng, các trang mạng xã hội ngày càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong đời sống. Ngành đã và đang chủ động sử dụng để làm cho công tác tư tưởng nhanh nhạy và có hiệu quả hơn, đồng thời phải quản lý tốt để đấu tranh và ngăn chặn luồng thông tin xấu, độc hại, cải tiến các hình thức phương pháp mới như các hội thi, đối thoại, giảng dạy trên truyền hình, các trang mạng xã hội… Công tác tuyên giáo tham gia một cách chủ động, tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tham mưu giúp Đảng bộ tỉnh ban hành các nghị quyết, chỉ thị trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phòng và an ninh; định hướng, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa chỉ thị, nghị quyết đi vào cuộc sống; chủ động, tích cực phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, kịp thời tuyên truyền giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong Nhân dân. Không chỉ toàn diện về nội dung, mà toàn diện cả về lực lượng, phương pháp tiến hành. Công tác tư tưởng được toàn Đảng bộ, toàn hệ thống chính trị và toàn thể đông bào các dân tộc cùng thực hiện. Lực lượng tiên phong là cấp ủy, đảng viên; lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách công tác tư tưởng; cùng sự ủng hộ toàn diện của Nhân dân.  
Năm là, công tác tuyên giáo luôn gắn liền với công tác tổ chức; không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo trên địa bàn Tỉnh có bản lĩnh, tri thứcphương pháp làm việc khoa học là yêu cầu luôn có tính thời sự: Công tác tuyên giáo là tổng hợp các biện pháp nhằm tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm con người, để làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Tiến hành việc nghiên cứu lý luận, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục phẩm chất cách mạng cho cán bộ và quần chúng, làm cho họ có nhận thức đúng, biến nó thành niềm tin và thành tư tưởng chỉ đạo hành động. Vì vậy, công tác tư tưởng nâng cao tính tự giác, chỉ đạo hành động của quần chúng trong đấu tranh cách mạng. Nhưng nếu chỉ có công tác tư tưởng thì tư tưởng chưa thể biến thành hành động. Phải có công tác tổ chức thích hợp với những hình thức tổ chức, kế hoạch, biện pháp đúng, lôi cuốn được đông đảo quần chúng hành động. Do tính chất và yêu cầu cách mạng trong mỗi thời kỳ cách mạng mà hệ thống Ngành Tuyên giáo có lúc hoà nhập giữa công tác tư tưởng - văn hoá, lịch sử Đảng với khoa giáo, có lúc tách ra để bảo đảm tính chuyên sâu. Tuy về cơ cấu tổ chức bộ máy mỗi thời kỳ có khác nhau, nhưng đều được các cấp uỷ trong Tỉnh quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố, hoàn thiện bộ máy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, từng bước bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Khai thác tiềm năng thế mạnh của các ''binh chủng'' trên mặt trận tuyên giáo, đồng thời hiện đại hoá phương tiện trang bị để cho đội ngũ có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.  Một vấn đề rất quan trọng trong việc gắn liền công tác tuyên giáo với công tác tổ chức, với phong trào quần chúng là thái độ gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tổ chức và hoạt động thực tiễn cũng là cái vỏ vật chất cho sự tồn tại của tư tưởng. Nếu cán bộ, đảng viên, nhân dân được sinh hoạt trong một tổ chức trong sạch, vững mạnh, hoạt động trong một phong trào sôi nổi thì tư tưởng tiên tiến ngày càng nảy nở, phát triển, tư tưởng lạc hậu bị đẩy lùi. Là đảng tiên phong thì tổ chức đảng và đảng viên phải phát huy được vai trò tiên phong. Công tác tư tưởng gắn với công tác tổ chức, với phong trào hành động cách mạng mới rèn luyện được một đội ngũ đảng viên như vậy. Cũng chỉ như vậy công tác tư tưởng mới nâng cao được hiệu quả tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhân cách con người mới Việt Nam.
Ngày nay, nước ta hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, những thuận lợi và nguy cơ, thách thức đan xen. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thế lực thù địch lợi dụng nhiều kênh thông tin để tiến hành âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá Đảng, chống phá cách mạng, hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn, chiến đấu, xây dựng. Thực tiễn đòi hỏi những người làm công tác tuyên giáo cần có sự vững vàng về tư tưởng chính trị, vững vàng về kiến thức, năng lực công tác, sự nhạy bén, năng động… Chúng tôi - với niềm tự hào và biết ơn với thế hệ cha, anh sẽ nguyện không ngừng phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi để “vừa hồng, vừa chuyên” như lời Bác dạy, để xứng đáng khi được đứng trong hàng ngũ những người làm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum. 


Trần Thị Sáu
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:105 | lượt tải:99

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:131 | lượt tải:88

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:182 | lượt tải:125

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:829 | lượt tải:103

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1568 | lượt tải:233

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:61 | lượt tải:19

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:59 | lượt tải:16


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay11,199
  • Tháng hiện tại509,579
  • Tổng lượt truy cập30,043,756
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây