Kỷ niệm 89 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12-12): Nguyễn Huy Lung - “Chúng tôi nhất định không đi Đăk Pét…” 

Kỷ niệm 89 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12-12): Nguyễn Huy Lung - “Chúng tôi nhất định không đi Đăk Pét…”

Thứ hai - 07/12/2020 16:21
Sự hy sinh của Nguyễn Huy Lung cùng đồng đội đã cổ cũ mạnh mẽ các bạn tù tiếp tục đấu tranh giành sự sống.
Chân dung đồng chí Nguyễn Huy Lung
Chân dung đồng chí Nguyễn Huy Lung
“Chúng tôi nhất định không đi Đăk Pét” là câu trả lời đanh thép trước kẻ thù của Nguyễn Huy Lung (số tù 299) - người đầu tiên đứng ra chống lại việc thực dân Pháp bắt anh em tù nhân đi công trường Đăk Pét lần thứ hai, khởi nguồn cho Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum.
Trong số hàng trăm tù chính trị bị bắt và đày lên Nhà Ngục Kon Tum từ sau phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930-1931), ngoài một vài người mang trọng án chung thân, Nguyễn Huy Lung (số tù 299) là người bị thực dân Pháp kết án nặng nhất với 13 năm tù khổ sai. Trong Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum, ông là người đầu tiên đứng ra chống lại việc thực dân tay sai bắt anh em tù nhân đi công trường Đăk Pét và được đồng đội (Trương Quang Trọng) sẵn sàng chết thay cho mình. Điều đó thể hiện lòng dũng cảm, sự uy tín và tầm ảnh hưởng của Nguyễn Huy Lung trong đội ngũ những người tù chính trị lúc bấy giờ ở Kon Tum.
Nguyễn Huy Lung sinh năm 1908, trong một gia đình nhà nho yêu nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1924, ông ra học trường Cao Xuân Dục ở thành phố Vinh; được tiếp xúc với các thầy giáo như Trần Phú, Hà Huy Tập… cùng tác động từ không khí sôi nổi của phong trào học sinh thành phố Vinh, ông đã tham gia tích cực các hoạt động yêu nước của học sinh. Sau cuộc bãi khóa năm 1927, ông bị Tổng đốc Nghệ An đuổi học. 
Trở về quê nhà, Nguyễn Huy Lung cùng một số thanh niên tiến bộ tổ chức truy điệu cụ Phan Chu Trinh và diễn thuyết kêu gọi dân làng bài trừ mê tín dị đoan, vận động cải cách hương thôn, đòi chia ruộng đất công… Ông trở thành chiếc gai trong mắt bọn hào lý địa phương. Tri huyện Can Lộc cho lính bắt giam ông 3 tháng.
Trong những năm từ 1928 đến 1930, ông tham gia hoạt động tích cực trong tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ở Vinh và Hà Tĩnh; tích cực tuyên truyền, kêu gọi đấu tranh phản đối bọn thực dân, tay sai. Ngày 16-6-1930, Nguyễn Huy Lung bị sa lưới địch. Tòa án Nam triều Hà Tĩnh kết án ông 13 năm tù khổ sai. Ngoài một vài người mang trọng án chung thân, Nguyễn Huy Lung là người mang mức án nặng nhất trong số hàng trăm tù chính trị bị bắt và đày lên Nhà Ngục Kon Tum từ sau phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930-1931). Tuy nhiên, bản án này vẫn chưa làm hài lòng các nhà chức trách Trung Kỳ bấy giờ: “Nguyễn Huy Lung không phải là một đảng viên thường”, “Theo ý tôi, hình phạt do các nhà chức trách địa phương đối với Nguyễn Huy Lung chưa đầy đủ… Nó là một tay hoạt động quan trọng mà bản án chưa làm nổi bật”… Tại Nhà lao Hà Tĩnh, địch đã dùng đủ loại hình tra tấn, nhưng không thể khai thác được thông tin gì từ ông.
Ngày 4-8-1931, địch chuyển ông vào Nhà lao Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chưa đầy một tháng sau, ông lại tiếp tục bị đày lên Kon Tum, nơi nổi tiếng là “rừng thiêng nước độc”. Tại Nhà lao Kon Tum, ông được gặp gỡ với nhiều tù nhân chính trị, trong đó có một số đồng chí đã quen biết nhau trong quá trình tham gia hoạt động cho các tổ chức tiền thân của Đảng; ông được nghe những người tù cũ kể lại tội ác của bọn thực dân, tay sai và hoàn cảnh cùng cực của anh em tù nhân nơi đây. Nguyễn Huy Lung nhanh chóng được tín nhiệm, đề cử vào Ban phụ trách chung của Nhà lao cùng với các đồng chí Ngô Đức Đệ, Lê Viết Lượng,Trương Quang Trọng, Hồ Độ, Đặng Thái Thuyến, nhằm tổ chức lực lượng, xây dựng kế hoạch đấu tranh chống lại chính sách cai trị tàn ác của chế độ thực dân Pháp và tay sai, giành lại quyền sống, quyền tự do cho tù chính trị. Nguyễn Huy Lung và các đồng chí Trương Quang Trọng, Hồ Độ được phân công làm nhiệm vụ xây dựng nội bộ về tư tưởng, tổ chức. Tháng 9-1931, ông cùng 11 đồng chí khác tham gia vào Đội cảm tử và quyết tử do Ban phụ trách Nhà lao thành lập. Đây là lực lượng trung kiên, tiên phong, xung phong tự nguyện gánh vác mọi nhiệm vụ gian khổ nhất trong cuộc đấu tranh, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho cuộc chiến đấu thắng lợi.
Trong Cuộc đấu tranh Lưu huyết vào sáng ngày 12-12-1931 tại Ngục Kon Tum, Nguyễn Huy Lung là người đầu tiên trong số 40 tù nhân bị gọi tên đưa đi Đăk Pét lần thứ 2, lên tiếng phản đối với giọng điệu đanh thép: "Chúng tôi nhất định không đi Đăk Pét… Lần trước bị hãm hại một cách rất tàn ác, anh em chúng tôi chết hai phần ba. Bây giờ bắt chúng tôi đi nữa cho chết hết hay sao?... Chúng tôi không đi cũng chết, nhưng thà chết ở đây còn hơn lên Đăk Pét bị trăm điều khổ sở rồi mới chết". Nguyễn Huy Lung vừa trả lời tên Moulec, vừa hô to các khẩu hiệu để khuyến khích anh em quyết tâm đấu tranh cho đến cùng[1]. Hành động kiên quyết, quả cảm đó đã thôi thúc ý chí của anh em tù nhân dẫn đến Cuộc đấu tranh phản đối quyết liệt sau đó. Địch buộc phải dùng vũ lực đàn áp khiến 08 đồng chí bị thương; Nguyễn Huy Lung cùng 7 đồng chí khác đã hy sinh bởi họng súng của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh này, mục tiêu đầu tiên của kẻ địch muốn tìm đến chính là Nguyễn Huy Lung (mang số tù 299) - người đầu tiên chống đối kế hoạch bắt tù nhân lên Đăk Pét của chúng. Song, đồng chí Trương Quang Trọng (mang số tù 303) đã đứng ra chết thay cho đồng đội mình, là người đầu tiên hy sinh trong Cuộc đấu tranh Lưu huyết. Được chính đồng đội không tiếc tính mạng để chết thay cho mình, điều này đủ minh chứng cho một nhân phẩm cao đẹp, uy tín và tầm ảnh hưởng của Nguyễn Huy Lung trong đội ngũ những người tù chính trị lúc bấy giờ ở Kon Tum.
Trong quá trình hoạt động và sinh hoạt tại Nhà lao Kon Tum, Nguyễn Huy Lung luôn kiên quyết đấu tranh chống bọn cai ngục và động viên anh em tù giữ vững tinh thần cách mạng; nhận về mình mọi nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc; nhường nhịn thuốc men, quần áo và cả khẩu phần ăn ít ỏi hàng ngày của mình cho anh em ốm yếu; che chở, bênh vực cho các bạn tù, mặc dù mọi sự hiểm nguy có thể bất thần đến với anh; luôn đứng mũi trong các cuộc đấu tranh của anh em tù chính trị chống chế độ lao tù hà khắc… Địch mất khá nhiều công sức theo dõi và khống chế ông, chúng gắn cho ông tội “cứng đầu” và “âm mưu làm loạn” để truy bức, hành hạ ông một cách tàn nhẫn hơn.
Sự hy sinh của Nguyễn Huy Lung cùng đồng đội đã cổ cũ mạnh mẽ các bạn tù tiếp tục đấu tranh giành sự sống. Cuộc đấu tranh sinh tử ấy đã gây tiếng vang khắp trong và ngoài nước. Trước áp lực của phong trào đấu tranh của những người cộng sản, bọn thực dân không những phải thực hiện một số yêu sách của tù nhân mà sau đó ít lâu (1934), chúng còn ra lệnh bãi bỏ Ngục Kon Tum. 


Bài, ảnh: Ngô Đức Hải
 
[1] Hồi ký của đồng chí Lê Văn Hiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí quí III năm 2024

Lượt xem:447 | lượt tải:72

HD.168.BTGTW

Hướng dẫn 168-HD/BTGTW tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:841 | lượt tải:69

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:1393 | lượt tải:63

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:1654 | lượt tải:51

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:150 | lượt tải:79

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:1809 | lượt tải:93

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:328 | lượt tải:153
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay4,657
  • Tháng hiện tại65,663
  • Tổng lượt truy cập33,278,409
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây