Mô Rai - căn cứ cách mạng kiên cường của Huyện uỷ H67 (Sa Thầy) 

Mô Rai - căn cứ cách mạng kiên cường của Huyện uỷ H67 (Sa Thầy)

Thứ tư - 05/02/2025 04:36
Trong suốt những năm Huyện uỷ cùng các cơ quan của huyện 67 và lực lượng Mặt trận Tây Nguyên đứng chân tại địa bàn, nhân dân Mô Rai đã kiên cường, anh dũng, làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Đặc biệt, Mô Rai từng là nơi Đảng bộ huyện H67 và Mặt trận Tây nguyên tổ chức nhiều sự kiện chính trị rất quan trọng trong thời gian đứng chân tại đây.
Ông A Ghinh, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy kể về căn cứ Mô Rai.
Ông A Ghinh, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy kể về căn cứ Mô Rai.
Xã Mô Rai là xã biên giới, ở phía Nam của huyện Sa Thầy, cách trung tâm huyện khoảng 65 km. Xã có đường biên giới quốc gia dài trên 21 km, giáp xã Tà Veng Lỡ, huyện Tà Veng, tỉnh Nattarakiri (Vương quốc Campuchia). Trong thời kỳ kháng chiến, địa bàn xã Mô Rai ngày nay gồm 3 xã tiền thân là: Ia Mô, Hơdrai và Ia Tri. Khoảng năm 1974, xã Ia Tri giải thể nhập vào xã Ia Mô. Đầu năm 1976, xã Ia Mô và xã Hơdrai nhập lại thành xã Mô Rai.
Với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Nhân dân Mô Rai vốn là những người dân siêng năng, cần cù trong lao động, mạnh mẽ, kiên cường trước thiên tai, địch họa. Trong hai cuộc kháng chiến, Nhân dân Mô Rai đã che dấu cán bộ cách mạng bí mật xây dựng lực lượng dân quân du kích để bố phòng, chuyển dần lên đấu tranh vũ trang chống địch theo chủ trương của Đảng để xây dựng làng mình thành làng kháng chiến và trở thành xã căn cứ vững mạnh của huyện H67 - Sa Thầy.
Ít ai biết, làng Kênh, làng Le, Grập đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh là căn cứ địa, nơi đứng chân hoạt động của Huyện ủy H67 (nay là Huyện ủy Sa Thầy) và các cơ quan của huyện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là điển hình của tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất trước quân thù. Theo đó, khoảng cuối năm 1960, đầu năm 1961, sau Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất tổ chức tại địa bàn xã Pờ Y (nay thuộc huyện Ngọc Hồi), Huyện uỷ H67 và các cơ quan của huyện đã di dời về đứng chân tại địa bàn xã Hơdrai, nay là xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Ông A HLáo, bà Y Phyen và bà Y BLỷ, là những người con của làng Kênh, xã Mô Rai rất đỗi tự hào khi kể về quê hương Mô Rai của mình trong kháng chiến: “Hồi đầu, Ban Cán sự huyện (sau này là Huyện uỷ) đứng chân ở địa bàn xã Pờ Y. Khoảng cuối năm 1960, đầu năm 1961 Huyện uỷ dời về đóng tại địa bàn xã Hơdrai, nay là xã Mô Rai. Khi đó, các cơ quan, đoàn thể của huyện cũng dời về đây. Vì chiến tranh ác liệt nên cơ quan của huyện không thể bám trụ mãi một nơi được, phải di chuyển liên tục từ làng Kênh sang làng Le rồi làng Grập. Nhưng địa bàn đứng chân lâu nhất của cơ quan huyện vẫn là hang núi của làng Kênh. Gần suốt 15 năm, cho đến đầu năm 1975 cơ quan huyện mới chuyển về khu vực thị trấn Sa Thầy hiện nay”.
Ông A Ghinh, nguyên là Xã đội trưởng, Chủ tịch xã, rồi Bí thư Chi bộ xã Rờ Kơi những năm 1966-1973 kể: “Hồi đó cơ quan Huyện đội H67 và cả lực lượng Mặt trận Tây Nguyên (B3) cũng đóng ở đó, ở hang núi làng Kênh trong thời gian khá dài. Tôi là chiến sĩ thuộc biên chế của Huyện đội H67 từ năm 1960 đến năm 1966. Đến năm 1966, được điều về làm Xã đội trưởng Rờ Kơi. Khi tôi về xã, cơ quan Huyện đội, Huyện uỷ … vẫn đóng tại Mô Rai cho đến năm 1975. Bây giờ trở lại làng Kênh, tôi vẫn nhớ rõ hang đá nơi cơ quan huyện đứng chân hồi ấy”.
Trong suốt những năm Huyện uỷ cùng các cơ quan của huyện 67 và lực lượng Mặt trận Tây Nguyên đứng chân tại địa bàn, Nhân dân Mô Rai đã kiên cường, anh dũng, làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Đặc biệt, Mô Rai từng là nơi Đảng bộ huyện H67 và Mặt trận Tây nguyên tổ chức nhiều sự kiện chính trị rất quan trọng trong thời gian đứng chân tại đây. Trong đó, Đảng bộ huyện H67 tổ chức ba kỳ đại hội đại biểu tại xã. Cụ thể, ngày 05-9-1968, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện H67 lần thứ III đã diễn ra tại làng Le với 67 đại biểu về tham dự đại hội. Tiếp đến, tháng 11 -1971, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IV tổ chức tại làng Kênh với 75 đại biểu đã về dự. Tháng 9-1973, Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ V diễn ra tại làng Kơ Đin với 79 đại biểu tham dự. Đối với Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, tháng 11-1968, Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ hai của các lực lượng vũ trang giải phóng Tây Nguyên được tổ chức tại xã Mô Rai. Tại đây, Đại hội thay mặt đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên gửi quyết tâm thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh "nguyện đoàn kết một lòng vượt qua mọi khó khăn ác liệt cùng cả nước bền gan chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng để sớm được đón Bác vào thăm”.
Mỗi sự kiện chính trị quan trọng được tổ chức tại xã, Nhân dân Mô Rai dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng rất phấn khởi, luôn sẵn lòng đóng góp lương thực, thực phẩm phục vụ đại biểu về dự. Du kích xã cùng dân làng tham gia bảo vệ để đại hội diễn ra thành công trong điều kiện địch liên tục đánh phá. Du kích được tổ chức thành từng bộ phận chuyên trách: Soi đường, tuần tra canh gác, chống thám báo, biệt kích, tải đạn, tải thương… bảo vệ khu căn cứ và bảo vệ Huyện ủy và các cơ quan của huyện.
Sau ngày đất nước thống nhất, Mô Rai tiếp tục làm tròn nhiệm vụ góp phần bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đặc biệt, Nhân dân Mô Rai một lần nữa ghi dấu ấn đậm nét vào lịch sử hào hùng của quê hương Kon Tum nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung bằng việc cưu mang, hỗ trợ hàng trăm người dân Campuchia lánh nạn diệt chủng trong nhiều năm liền. Trong số gần 100 cán bộ Campuchia tạm cư tại Mô Rai sau nay hồi hương, có nhiều người được Đảng, Nhân dân cách mạng Campuchia giao đảm nhận nhiều trọng trách lớn về đảng, chính quyền, trở thành cán bộ lãnh đạo nòng cốt của chính quyền cách mạng nhân dân Campuchia ở cấp huyện, tỉnh và cấp Trung ương.
Lịch sử mãi ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của Nhân dân Mô Rai trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng và những năm tháng gian nan chống chiến tranh biên giới Tây Nam. Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong chiến tranh biên giới Tây Nam, xã Mô Rai vinh dự được tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Mô Rai. Riêng Ban an ninh xã Mô Rai cũng được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 06 người mẹ Gia Rai được tôn vinh danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Trong thời kỳ mới, Đảng bộ, Nhân dân Mô Rai đã vượt qua muôn vàn gian khó, giữ vững thành quả cách mạng; ổn định và từng bước phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia. Ngày nay, mỗi người dân Mô Rai rất đỗi tự hào về quê hương anh hùng; tự hào về những chiến công, thành tích vẻ vang của quê hương Mô Rai, về xã căn cứ cách mạng của huyện H67. Và, sẽ rất ý nghĩa nếu một ngày nào đó, làng Kênh, xã Mô Rai được công nhận là di tích lịch sử căn cứ cách mạng của Huyện uỷ H67 - Sa Thầy.


Bài, ảnh: Trần Thị Sáu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

TÀI LIỆU

Tài liệu giao ban báo chí quý I-2025

Lượt xem:199 | lượt tải:156

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:447 | lượt tải:269

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:266 | lượt tải:235

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:482 | lượt tải:325

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:305 | lượt tải:152

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:765 | lượt tải:168

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:623 | lượt tải:229
banner 5
  
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay7,298
  • Tháng hiện tại791,107
  • Tổng lượt truy cập37,928,623
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 689/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2025
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây