Nguyễn Ái Quốc - Người cộng sản kiên trung và dũng cảm 

Nguyễn Ái Quốc - Người cộng sản kiên trung và dũng cảm

Thứ năm - 03/10/2019 13:22
Dù đã đi xa, nhưng người chiến sỹ cộng sản kiên trung và dũng cảm Nguyễn Ái Quốc đã để lại cho chúng ta một mẫu mực trong việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin…
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Năm 2019 chúng ta kỷ niệm hai sự kiện lớn là 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 70 năm tác phẩm dân vận, đó cũng là khoảng thời gian phấn đấu bền bỉ, đồng sức, đồng lòng của chúng ta để thực hiện những ước nguyện thiêng liêng của Bác.
Trong Di chúc Bác đề cập và khẳng định chắc chắn rằng: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người....Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi"[1]
Đó là những lời khẳng định của chiến sỹ cộng sản kiên trung và dũng cảm, và, lần tìm lại trong các tác phẩm của Người chúng ta sẽ thấy rằng đây không phải là lần đầu Hồ Chí Minh thể hiện sự kiên trung và dũng cảm như vậy.
Sinh ra và lớn lên trước cảnh nước mất, nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh thống khổ lầm than, Nguyễn Tất Thành  (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) quyết tâm đến tận “sào huyệt” của chủ nghĩa tư bản để tìm hiểu hòng tìm ra con đường cứu nước. 
Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) - Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở bốn châu lục là châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, để nghiên cứu và học hỏi tìm đường cứu nước.
Nǎm 1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây (Versailles) để phân chia thị trường thế giới. Nhân dịp này Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, đã gửi tới Hội nghị Véc-xây bản yêu sách “tám điểm” đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam.
Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité- Pháp), Nguyễn Ái Quốc đọc được tác phẩm “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lê nin. Sau này nhớ lại với niềm vui sướng khôn tả, Hồ Chí Minh viết: Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. 
Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của nhân dân Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua (Tours). Tại Đại hội này Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những người cơ hội, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa khác. Tại Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã đi qua bốn châu lục, khảo sát nhiều nước thuộc địa và những nước tư bản tiên tiến điển hình thời bấy giờ, đã tiếp xúc nhiều người, nhiều nhà tư tưởng nhưng tất cả chưa mang lại lời giải cho cách mạng Việt Nam, chỉ có Lê nin và Quốc tế III là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, nên: bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mã khắc tư và Lê nin.
Như vậy là đã rõ, khi tiếp cận được chủ nghĩa Mác - Lê nin, Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản và đã dứt khoát lựa chọn con đường đi theo chủ nghĩa xã hội cho cách mạng Việt Nam, theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Tuy đã là người cộng sản và tin theo chủ nghĩa Mác – Lê nin nhưng con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản là thế nào thì đến thời điểm hiện tại (năm 1920) Nguyễn Ái Quốc chưa thể hình dung được. Vì vậy, từ 1924 Người đã tham gia nhiều hoạt động thực tiễn và lý luận rất sôi nổi như: tham gia Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết bài và tham gia xuất bản báo (tờ Le Paria), viết bài tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin về Việt Nam và các nước thuộc địa.
Chính trong quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú đó, với sự mẫn tiệp về chính trị, cùng với sự am tường sâu sắc về lý luận và thực tiễn và đặc biệt hơn là sự vững vàng, bản lĩnh và rất dũng cảm Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề rằng: học chủ nghĩa Mác - Lênin là học cái tinh thần cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề của cách mạng nước ta.
Một mặt, không máy móc, không giáo điều khuôn mẫu, không tự “buộc mình” hay trói người khác vào những câu chữ, hàn lâm, kinh viện khép kín. Cho nên, dù là một chiến sỹ cộng sản rất am tường chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng Nguyễn Ái Quốc lại vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin rất linh hoạt, diễn đạt lại rất sâu sắc nhưng dễ hiểu và thiết thực, phù hợp với trình độ dân trí của những nước thuộc địa kém phát triển như nước ta, đọc các trước tác của Nguyễn Ái Quốc người đọc cảm nhận được cái tinh thần cách mạng, khoa học, nhân văn và rất biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin chứ không phải những “tầm chương trích cú” không phải là những nội dung “nhất thành bất biến”. Đây thực sự là nét tinh hoa, độc đáo và rất dũng cảm hiếm có ở người khác.
Mặt khác, với phương châm gắn lý luận với thực tiễn, dùng lý luận Mác - Lênin để soi đường cho hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận mới bổ sung cho lý luận thêm phong phú, có sức sống mãnh liệt hơn, thay thế cho những lý luận lỗi lời, không phù hợp, để làm được điều này phải nắm chắc và hiểu rõ cả lý luận và thực tiễn sâu sắc, bản lĩnh vững vàng và phải rất dũng cảm, điều mà Nguyễn Ái Quốc đã làm là ngay từ năm 1924, khi chủ nghĩa giáo điều còn rất phổ biến trong phong trào cộng sản công nhân Quốc tế, ngay tại trung tâm đầu não của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đưa ra một luận điểm táo bạo: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” Vì vậy “không thể cấm bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”[2].
Từ đó, chúng ta có thể thấy có nhiều luận điểm chưa có trong lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, rất đúng với những yêu cầu mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra rằng: học thuyết của các Ông không phải là sinh ra một lần rồi thôi (không phải nhất thành bất biến) mà nó cần vận dụng phù hợp với thực tiễn đang diễn ra, nó phải mang tính lịch sử cụ thể đúng với tinh thần phép biện chứng duy vật. Cho nên, giữa lúc Quốc tế Cộng sản đang đề cao “đấu tranh giai cấp” và lực lượng chủ yếu là giai cấp công nhân, đặt vấn đề giai cấp lên trên hết mọi yếu tố khác thì trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Người đã đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp, phải thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhằm đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và bọn phong kiến tay sai, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít nhau mà đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, và lực lượng tham gia là có cả trung tiểu địa chủ nữa.
Đây rõ ràng là sự sáng tạo và dũng cảm của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén, đúng đắn nhằm tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, huy động được sức mạnh tổng thể của dân tộc mà giải phóng dân tộc trước, các vấn đề khác của nội bộ dân tộc sẽ xử lý sau. Rất tiếc, những quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã không phù hợp với sự “giáo điều, sơ cứng” của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ, nên Người đã bị phê phán và bị cho rằng là “người dân tộc chủ nghĩa, chỉ lo việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp”. Vì thế, tại Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 tuyên bố bỏ Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.
Emanuen Cantơ, một trong những triết gia cổ điển Đức cho rằng: tất cả lý luận đều là màu xám, chỉ có cây đời mới mãi mãi xanh tươi, vì thế, thực tiễn là động lực, là chân lý kiểm nghiệm lý luận, nên, những tư tưởng đúng đắn và rất dũng cảm của Nguyễn Ái Quốc phải đến sau Đại hội VII năm 1935 của Quốc tế Cộng sản rồi sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) Đảng ta mới phục hồi và triển khai những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh trong thực tế.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chứng minh tính đúng đắn, cách mạng và sáng tạo của Hồ Chí Minh, đó là thắng lợi của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc đã được nêu ngay từ đầu năm 1930 trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh, đó cũng là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, một cống hiến quan trọng vào phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin trong xử lý mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Dù đã đi xa, nhưng người chiến sỹ cộng sản kiên trung và dũng cảm Nguyễn Ái Quốc, đã để lại cho chúng ta một mẫu mực trong việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, mẫu mực ấy đang định hướng cho sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta, hướng vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.

TS. Ngô Hoàng Anh
Trường Chính trị  tỉnh Kon Tum
 
[1] HCM toàn tập, Nxb CTQG H, 2011, tập 15, tr 623
[2] HCM toàn tập, Nxb CTQG H, 2011, tập 1, tr 509-510

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:101 | lượt tải:96

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:129 | lượt tải:86

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:174 | lượt tải:120

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:822 | lượt tải:103

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1561 | lượt tải:233

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:61 | lượt tải:19

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:59 | lượt tải:15


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay8,985
  • Tháng hiện tại507,365
  • Tổng lượt truy cập30,041,542
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây