Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự trở lại của tổ chức đảng ở Kon Tum 

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự trở lại của tổ chức đảng ở Kon Tum

Thứ tư - 17/08/2022 08:36
Ở Kon Tum, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chính là tiền đề trực tiếp cho sự trở lại của tổ chức đảng, vốn đã được hình thành và tồn tại trong những năm 1930-1931.
Đồng chí Trần Lung, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Kon Tum (02-1946)
Đồng chí Trần Lung, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Kon Tum (02-1946)

Cách mạng tháng Tám ở Kon Tum diễn ra nhanh, gọn, thắng lợi trọn vẹn, hòa nhập với cao trào Tổng khởi nghĩa cả nước, đúng với chủ trương của Đảng mặc dù không có tổ chức Đảng Cộng sản ở địa phương lãnh đạo. Trên bình diện chung, mọi mặt đời sống xã hội của tỉnh nhanh chóng bình thường hóa, trong bầu không khí hân hoan phấn khởi vui mừng khôn xiết giữa những ngày độc lập tự do.
Tuy nhiên, sau thắng lợi của khởi nghĩa, tình hình chung vẫn nổi cộm lên nhiều vấn đề phức tạp như: ảnh hưởng của cách mạng chưa thật sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân; một số phần tử phản động chưa thật sự phục tùng, còn đợi thời cơ, còn lén lút nhen nhóm chống phá; đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là lương thực, muối ăn, nông cụ sản xuất thiếu thốn nghiêm trọng; đặc biệt là sự quay trở lại xâm lược của kẻ thù thực dân. Trong khí đó, chính quyền mới giành được chưa có kinh nghiệm quản lý điều hành đồng bộ, công việc chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng tại chỗ chủ yếu dựa vào ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh, những người cộng sản yêu nước và ảnh hưởng to lớn của Đảng, của Bác Hồ, trong khi yêu cầu phát triển của cách mạng đòi hỏi phải có tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo.
Trước yêu cầu đó, giữa tháng 10-1945, Xứ ủy Trung Kỳ chủ trương tăng cường cán bộ lên tỉnh Kon Tum, tạo điều kiện xây dựng thực lực cách mạng của quần chúng và chuẩn bị ra đời tổ chức đảng, trong số đó có đồng chí Võ Thị Hồng Sâm (tức Nguyễn Thị Sâm) ở Gia Lai, đồng chí Xuân Lẫm ở Phú Yên. Cuối năm 1945, Chi bộ đảng ở tỉnh Kon Tum được thành lập gồm sáu đồng chí, do đồng chí Võ Thị Hồng Sâm làm Bí thư, cùng với năm đồng chí là Nguyễn Xuân, Lê Văn Đức, Lê Tự Thắng, Lê Văn Thiêng, Lương Thị Thanh Khê. Sau đó kết nạp thêm đồng chí Trần Quốc Bảo, Nguyễn Tùng, Nguyễn Năng Tân, Phạm Thục và đồng chí Quốc. Chỉ sau thời gian ngắn phát triển kết nạp thêm đảng viên mới và tổ chức thêm một chi bộ nữa do đồng chí Lê Tự Thắng làm Bí thư, gồm các đồng chí đảng viên trong quân đội là Lê Văn Đức, Nguyễn Năng Tân, Nguyễn Tùng và đồng chí Nguyễn Thanh Nghi.
Các chi bộ đảng đã được thành lập, các đoàn thể cứu quốc hình thành, việc lãnh đạo, quản lý điều hành có được củng cố một bước, song còn rất mới mẻ, kinh nghiệm về tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo còn hạn chế, mọi phương tiện làm việc đều thiếu thốn. Trong khi đó, tình hình diễn biến ngày thêm phức tạp. Chiến tranh đã bắt đầu lan ra toàn quốc. Ta càng nhân nhượng, đế quốc thực dân xâm lược càng lấn tới. Cuối tháng 10-1945, tiếng súng kháng chiến ở miền Nam Trung Bộ bắt đầu nổ. Chiến tranh nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc. Mặt trận phía Nam, kẻ địch đã tiến đến ranh giới giữa Gia Lai và Đăk Lăk, ảnh hưởng của chiến tranh ngày một đến gần tỉnh Kon Tum… Chính quyền, chi bộ đảng và các đoàn thể cứu quốc đã giải quyết nhiều vấn đề gay cấn nổi lên, đáng chú ý là sự ngóc đầu dậy của đám tay sai của Pháp trong số người thù địch với cách mạng. Yêu cầu phát triển của cách mạng, sự phát triển của các đoàn thể quần chúng cứu quốc bức thiết đòi hỏi vai trò lãnh đạo toàn diện, trên quy mô lớn và hình thức sắc bén của Đảng, nếu chỉ hai chi bộ được thành lập không đủ sức gánh vác nhiệm vụ.
Nhận rõ yêu cầu cấp thiết đó, tháng 0l-1946, Xứ ủy Trung Kỳ cho phép tỉnh Kon Tum thành lập Tỉnh ủy lâm thời và cử đồng chí Trần Lung là Xứ ủy viên trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Đầu tháng 02-1946, Tỉnh ủy lâm thời thành lập gồm bốn thành viên là đồng chí Võ Thị Hồng Sâm, phụ trách công tác thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Đức, phụ trách quân sự; đồng chí Lê Tự Thắng, chính trị viên, phụ trách công tác chính trị; đồng chí Trần Lung, Xứ ủy viên làm Bí thư Tỉnh ủy, trực tiếp phụ trách chính quyền.
Sau khi thành lập, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo mọi mặt hoạt động. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng bằng nhiều hình thức: mở hiệu sách báo, in ấn nhiều tài liệu tuyên truyền; thành lập các đoàn thể và tổ chức những đội xung kích thành hệ thống xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã, làng, tuyên truyền sâu vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách của Mặt trận Việt Minh, phát huy ảnh hưởng của cách mạng. Để kịp thời đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, Tỉnh ủy khẩn trương củng cố chính quyền các cấp, kịp thời loại trừ những phần tử có thái độ chống đối cách mạng; tiếp tục bồi dưỡng các viên chức của chính quyền cũ yêu nước và có uy tín; từng bước sắp xếp bộ máy chính quyền hoạt động đồng bộ, hợp lý, thông suốt; chỉ đạo tổ chức cho công dân các dân tộc tham gia cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 23-12-19451. Cùng với củng cố tăng cường chính quyền cách mạng, Tỉnh ủy cũng rất quan tâm đến phát triển lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền non trẻ; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh bạn về cán bộ để thực hiện công tác huấn luyện lực lượng của tỉnh; trên cơ sở lực lượng bảo an tình nguyện theo cách mạng, tỉnh đã kịp thời biên chế lại và thành lập bộ đội giải phóng.
Về kinh tế, Tỉnh ủy chỉ đạo bãi bỏ chế độ xâu, thuế, phạt vạ hà khắc do chính quyền thực dân phong kiến đặt ra; thi hành chế độ ngày làm việc 8 giờ cho công nhân viên chức; tổ chức lại lưu thông, giải quyết vấn đề thương lái, lập hợp tác xã mua bán chuyên lo việc tiếp tế những mặt hàng phục vụ nhu cầu cấp thiết cho Nhân dân. Phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm được đa số Nhân dân hưởng ứng. Các nhóm tự túc dụng cụ trong Nhân dân được hình thành đã ít nhiều khắc phục được tình trạng thiếu nông cụ. Chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được 300 ngàn đồng Đông Dương. Tổ chức vận chuyển muối và nhiều thứ hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân vùng cao, nhất là các làng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu…
Về văn hóa - xã hội, Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới và được Nhân dân các dân tộc hưởng ứng mạnh mẽ, đều khắp. Phong trào diệt dốt cũng được đề cao, tiến hành sâu rộng khắp tỉnh; từ xã đến huyện, tỉnh đều lập ban bình dân học vụ; nhiều lớp học, với hình thức đa dạng phong phú, tổ chức dạy học bình dân khắp mọi nơi; việc học chữ, dạy chữ, cả ban ngày, ban đêm rất sôi động, được toàn dân hưởng ứng. Chỉ đạo công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho dân; thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh: “ăn sạch, ở sạch'', ''ăn chín, uống sôi", ''vệ sinh làng xóm", ''uống thuốc phòng sốt rét"...; bãi bỏ các hủ tục mê tín dị đoan cúng bái, kiêng cữ có hại cho đời sống và sản xuất; xây dựng phong trào văn nghệ, vui chơi, ca hát… Tỉnh ủy cũng rất chú trọng công tác phối hợp với Phòng quốc dân thiểu số tập trung giáo dục cho đồng bào từng bước hiểu biết được chính sách đoàn kết dân tộc của cách mạng, quyền bình đẳng của mọi người, mọi dân tộc trong đời sống và chính trị; vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, vận động Nhân dân chuẩn bị nhân lực, vật lực sẵn sàng tham gia trường kỳ kháng chiến; xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc…
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh Kon Tum, cũng như trong cả nước là một mốc son sáng chói trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự đổi đời chưa từng có ở mỗi một con người, ở từng gia đình và toàn xã hội. Từ cuộc đời nô lệ lầm than, bị áp bức bóc lột đã trở thành người làm chủ quê hương, đất nước. Ở Kon Tum, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chính là tiền đề trực tiếp cho sự trở lại của tổ chức đảng, vốn đã được hình thành và tồn tại trong những năm 1930-1931. Sự ra đời của Tỉnh ủy lâm thời đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; là nhân tố vô cùng quan trọng dẫn đến những thắng lợi của cách mạng tỉnh Kon Tum trong những giai đoạn về sau.


Bài, ảnh: Ngô Đức Hải

 

1 Cuộc Tổng tuyển cử ở tỉnh Kon Tum tiến hành ngày 23-12-1945, không phải ngày 6-0l-1946 như toàn quốc tiến hành, bởi vì không nhận kịp thông tin hoãn của Trung ương, nên cứ tiến hành theo quy định trước đó, khi nhận được lệnh hoãn thì cuộc Tồng tuyển cử đã được tiến hành.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 236 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Gợi ý trả lời Câu hỏi 3 Cuộc thi viết tìm hiểu về “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh”

Lượt xem:120 | lượt tải:52

CV.1741.BTGTU

Về thay đổi thời gian giao ban báo chí tháng 5-2023

Lượt xem:181 | lượt tải:27

TÀI LIỆU

Văn bản của TW, của Tỉnh phục vụ HN (đăng ngày 25-5-2023)

Lượt xem:78 | lượt tải:59

TÀI LIỆU

Gợi ý trả lời Câu hỏi 2 Cuộc thi viết tìm hiểu về “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh”

Lượt xem:772 | lượt tải:149

CV.1720.BTGTU

Mời dự HN tập huấn về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023

Lượt xem:808 | lượt tải:50

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Lượt xem:1628 | lượt tải:182

TÀI LIỆU

Gợi ý trả lời Câu hỏi 1 (Tuần 1) Cuộc thi viết tìm hiểu về “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh”

Lượt xem:1611 | lượt tải:125
giai bao chi 1
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay10,050
  • Tháng hiện tại10,050
  • Tổng lượt truy cập24,281,737
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây