Giải pháp góp phần phát triển du lịch Kon Rẫy giai đoạn 2021 – 2025 

Giải pháp góp phần phát triển du lịch Kon Rẫy giai đoạn 2021 – 2025

Chủ nhật - 27/06/2021 14:55
Là địa phương nằm giữa hai vùng kinh tế động lực của tỉnh là huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum, Kon Rẫy có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng…là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hôm nay và mai sau…
Vẻ đẹp của Thác nước Kôi Tó – Thôn 7, xã Đăk Kôi
Vẻ đẹp của Thác nước Kôi Tó – Thôn 7, xã Đăk Kôi
Trong giai đoạn 2015-2020, Hội đồng nhân dân huyện Kon Rẫy đã ban hành Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2015 về thực hiện Đề án phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc huyện Kon Rẫy giai đoạn 2015 – 2020; Ủy ban nhân dân huyện đã ban Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015, Kế hoạch số 744/KH-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2016 để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa các nội dung đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua với mục tiêu là nhằm phát triển du lịch gắn với giữ gìn, khôi phục và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện, thúc đẩy du lịch của huyện phát triển nhanh và bền vững; tăng thu nhập cho xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; đồng thời, trên cơ sở xác định thị trường du lịch, việc thực hiện Đề án nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với lợi thế của huyện nhà.
Theo đó, trong những năm qua, căn cứ vào điều kiện thực tế và tiềm năng của địa phương trong việc phát triển du lịch, huyện Kon Rẫy đã xác định 07 sản phẩm du lịch để triển khai thực hiện, đạt được một số kết quả bước đầu, đó là: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch nghỉ dưỡng; (3) Du lịch dã ngoại; (4) Du lịch cộng đồng; (5) Du lịch văn hóa - tâm linh; (6) Du lịch chiến trường xưa; (7) Du lịch ẩm thực - lễ hội. Các địa điểm đang thu hút khách tham quan là: (1) Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Epic Spa  (tại thôn 13, xã Đăk Ruồng) với các loại hình phục vụ là: Phục vụ du khách các món ăn truyền thống của địa phương và các món ăn hiện đại được yêu thích; tắm nước nóng thiên nhiên thư giãn tại các hồ tắm nước nóng; sân khấu giao lưu ca múa nhạc (với các tiết mục ca múa nhạc dân tộc và hiện đại; tổ chức giao lưu với hình thức hát cho nhau nghe); biểu diễn cồng chiêng, múa xoang và đốt lửa trại; dịch vụ nghỉ đêm. (2) Làng văn hóa du lịch Kon Brăp Ju, xã Tân Lập với các loại hình tham quan, tìm hiểu không gian kiến trúc nhà Rông và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ba Na (nhánh Giơ Lâng). Thực hiện bốn chương trình tuor du lịch, cụ thể: (1) Tham quan nghỉ dưỡng tại suối nước nóng Đăk Toa, xã Đăk Ruồng (Khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái Epic Spa) và đi thăm đồn Kon Braih (xã Đăk Ruồng), chùa Hưng Khánh (xã Tân Lập), nhà thờ Kon Xơmluh (xã Đăk Tờ Re) và về nghỉ ngơi tại xã Đăk Ruồng - xã Tân Lập; (2) Thăm thác Kôi Tó, xã Đăk Kôi, tham quan di tích lịch sử cách mạng Huyện ủy H16, Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang - Quân giới khu 5 C13, đi hang động nơi che giấu cán bộ cách mạng và giao lưu cồng chiêng, múa xoang với bà con đồng bào dân tộc thiểu số; (3) Thăm làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập); thăm đập nước Rơ ngắm cảnh thiên nhiên; thăm rừng nguyên sinh, ngủ lại tại nhà Đầm của người dân - đi xuyên qua rừng nguyên sinh đến xã Đăk Pne tham quan lòng hồ thủy điện Đăk Pô Ne 2AB; giao lưu cồng chiêng, uống rượu cần với bà con và ngủ tại nhà dân; (4) Thực hiện tour liên kết tuyến du lịch từ thành phố Kon Tum qua huyện Kon Rẫy đến khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông. Từ năm 2016 đến 2020, tổng lượng khách du lịch đến tham quan, du lịch (chủ yếu là du lịch sinh thái; du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch cộng đồng...) ước đạt khoảng 20.000 lượt khách.
Trong giai đoạn tiếp theo 2021-2025, tại Chương trình số 02/CTr-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 về phát triển du lịch trên địa bàn, huyện Kon Rẫy tiếp tục xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chủ yếu để phát triển du lịch, như sau:
Một là, về công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan, sinh thái; di tích lịch sử, các giá trị văn hóa của các dân tộc huyện Kon Rẫy. 1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ và thống nhất xác định du lịch là một trong những lợi thế, một trong những ngành kinh tế của huyện, mang tính tổng hợp, tính liên ngành, tính vùng và tính xã hội hóa cao. Du lịch phát triển sẽ tạo ra nhu cầu thị trường và động lực để lôi kéo, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, từ đó phát huy đúng mức ý thức, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân trong việc tham gia phát triển du lịch trên địa bàn huyện. 2) Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch. 3) Nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của huyện; tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của huyện trên các kênh truyền thông của tỉnh, huyện.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi trong cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích, hỗ trợ người dân làm ra những hàng hóa đặc trưng để hỗ trợ phát triển du lịch, đem lại nguồn thu nhập cho người dân. 1) Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và thực hiện các dự án khai thác cảnh quan các thác nước tự nhiên ở xã Đăk Tơ Lung, xã Đăk Kôi; lòng hồ thủy điện Đăk Pne... hình thành nên các hạt nhân phát triển sản phẩm du lịch huyện. 2) Khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng: Quà lưu niệm du lịch từ các mặt hàng truyền thống của địa phương; loại hình Homestay phục vụ nghỉ ngơi tại nhà dân... để từng bước hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng, tham quan và tìm hiểu di sản văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương; tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng (Căn cứ Huyện ủy H16, Chiến thắng KonBraih, Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới khu V). 3) Củng cố, duy trì hoạt động đội cồng chiêng, múa xoang tại các thôn đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển mới các nhạc cụ khác... hình thành Làng văn hóa du lịch cộng đồng KonBrăp Du phục vụ du khách tham quan tại tại làng và các thôn, làng khác thuộc 02 xã: Đăk Tơ Lung và Đăk Kôi.
Ba là, đầu tư hạ tầng phục vụ khai thác các tiềm năng về du lịch. 1) Chủ động quy hoạch, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác tiềm năng du lịch. 2) Hàng năm bố trí các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hợp pháp khác để tập trung đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng, trước hết là giao thông tại các điểm, tuyến, khu du lịch; điện, nước; viễn thông; các khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, chợ…
Bốn là, mở rộng liên kết với các địa phương trong phát triển du lịch và quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tập trung chỉ đạo phát huy lợi thế vị trí giữa hai vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố Kon Tum và huyện KonPlông); tập trung xây dựng, kết nối, hình thành các tour, tuyến du lịch giữa huyện Kon Rẫy với thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông; liên kết tạo điều kiện phát triển kinh tế, tập trung thu hút đầu tư du lịch, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của địa phương.
Kết quả ban đầu trong phát triển du lịch huyện Kon Rẫy giai đoạn 2015-2020 tuy chưa nhiều, nhưng với những giải pháp cơ bản, chủ yếu như trên, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia tích cực từ người dân và doanh nghiệp…tất cả hứa hẹn ngành du lịch huyện Kon Rẫy sẽ có bước phát triển mới trong tương lai.                                     


Bài, ảnh: Phạm Viết Thạch
(Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kon Rẫy)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:97 | lượt tải:16

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:377 | lượt tải:31

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:56 | lượt tải:36

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:529 | lượt tải:65

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:262 | lượt tải:132

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1049 | lượt tải:55

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:236 | lượt tải:146
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay11,721
  • Tháng hiện tại159,592
  • Tổng lượt truy cập32,822,249
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây