Giải pháp góp phần phòng, chống “Tư duy nhiệm kỳ” ở nước ta hiện nay 

Giải pháp góp phần phòng, chống “Tư duy nhiệm kỳ” ở nước ta hiện nay

Thứ bảy - 11/05/2019 13:25
“Tư duy nhiệm kỳ” do người đứng đầu chi phối, chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những hệ lụy và hậu quả khó lường cho cả hiện tại và tương lai.
Hình có tính chất minh họa (nguồn: Internet)
Hình có tính chất minh họa (nguồn: Internet)
1. Quan niệm về Tư duy nhiệm kỳ
“Tư duy nhiệm kỳ” (TDNK) là một căn bệnh, tệ nạn trong xã hội. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII xem “TDNK” cũng là một biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
“TDNK” do người đứng đầu chi phối, vì trong tay họ nắm quyền lực, tranh thủ nhiệm kỳ công tác của mình để xoay xở, trục lợi của người cán bộ lãnh đạo, quản lý lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tranh thủ vơ vét lúc đương chức.
Như vậy, “TDNK” được hiểu là lối suy nghĩ, hành động không đúng, bất chấp pháp luật, trong thực thi công vụ không tuân theo chức trách, nhiệm vụ mà chủ yếu theo đuổi mục tiêu, lợi ích trước mắt trong ngắn hạn để thu lợi nhiều nhất cả về vật chất và tinh thần cho bản thân, cho "cánh hẩu"  cho nhóm lợi ích mình  từ đó, chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những hệ lụy và hậu quả khó lường cho cả hiện tại và tương lai.
2. Nhận diện “TDNK”
“TDNK” chủ yếu diễn ra trong công tác tổ chức, cán bộ, những biểu hiện của “TDNK” đã và đang xuất hiện với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, trên một số lĩnh vực trong công tác tổ chức, cán bộ, cụ thể:
Một là, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Những cán bộ thực hiện “TDNK” thường đưa "người của mình" và quan tâm, ưu ái đi đào tạo, dùng ngân sách nhà nước chi sai quy định, như trường hợp Lê Phước Hoài Bảo, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam, từ đó đào tạo cán bộ không theo quy hoạch, lộ trình hay chiến lược một cách dài hơi để chuẩn bị cán bộ kế cận một cách có hệ thống hoặc ngược lại cho "nợ tiêu chuẩn" bổ nhiệm xong lấy chức danh quản lý lãnh đạo để cử cán bộ đi học, hoàn chỉnh các điều kiện vì chưa đủ tiêu chuẩn.
Cá biệt hơn những người này còn chú ý đến cả con cháu mình ngay từ khi ngồi trên ghế trường phổ thông, như vụ sai phạm gian lận trong thi cử tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2018 xét tuyển Đại học năm 2019 vừa qua tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, trong đó có nhiều học sinh là con em lãnh đạo cao cấp của các tỉnh này, với hơn 94 thí sinh được nâng điểm, có thí sinh được nâng đếm khống hơn 26 điểm (theo kết luận cơ quan chức năng ngày 24/3/2019), nghĩa là thí sinh thi 3 môn thực chất chỉ được 01 điểm, gia đình phải bỏ ra 550 triệu đồng và số điểm được "phù phép là 27,25", với trình độ của thí sinh này thì gia đình chắc chắn sẽ "chạy" tiếp khi đang học đại học, rồi tiếp tục chạy khi đi làm để có cơ hội tìm vị trí cao và sẽ tìm cách thu hồi vốn bằng những hành động sai trái, vơ vét, tham nhũng...
Tình trạng đăng ký dự học chỉ để hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn chức vụ mà chưa chú trọng yêu cầu thực chất, dẫn đến tình trạng “học giả bằng thật”. Nguy hiểm hơn có nơi đẩy những người mình không bằng lòng đi học để ở nhà “dễ làm việc”.
Hai là, trong nhận xét đánh giá cán bộ
Khi nhận xét, đánh giá đối với cán bộ thường nể nang, tránh né theo kiểu  “chín bỏ làm mười”, để lấy lòng nhau và lấy lòng mọi người. Nhận xét, đánh giá đối với những cán bộ có khuyết điểm hoặc vi phạm thường rất nhẹ nhàng, nhấn mạnh phần ưu điểm, thành tích và phân tích sâu theo chiều hướng có lợi và nương nhẹ, bỏ qua phần hạn chế và những vấn đề không có lợi; nếu có vi phạm đến mức phải có hình thức kỷ luật thì đổ lỗi tại khách quan nhằm giảm nhẹ hình thức kỷ luật để “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc” đối với người phe mình, và, trong một vài trường hợp chỉ vi phạm nhỏ chưa đến mức phải kỷ luật nhưng là người "không phải phe ta" thì nâng cao quan điểm để "trị nghiêm để làm gương".
Những biểu hiện về “TDNK” nêu trên đều dẫn đến việc nhận xét, đánh giá cán bộ thiếu công tâm và khách quan, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng các khâu khác trong toàn bộ quy trình của công tác cán bộ, dẫn đến tình trạng: thật thà thẳng thắn thường thua thiệt, lỗi lầm lén lút lại lên lương.
Ba là, trong công tác quy hoạch cán bộ
Muốn tạo nguồn cán bộ cho lâu dài phải tiến hành quy hoạch nhưng, do động cơ vụ lợi hoặc do tâm lý “làm nhanh kẻo hết nhiệm kỳ”, tạo cơ hội, điều kiện cho nhau nên không ít trường hợp cho nợ tiêu chuẩn, để đưa những người thân, “nhóm lợi ích” ê kíp vào danh sách quy hoạch.
Một số người có trách nhiệm thường “quan tâm” và “để mắt” đến những người thân của mình, người thân của những người đã có công nâng đỡ mình trước đây để “đền ơn, đáp nghĩa” hoặc đến những đối tượng có những ưu thế, điều kiện, khả năng mới nổi lên có thể lợi dụng được cho động cơ, mục đích của mình. Do đó, có tình trạng sẵn sàng "điều chuyển" những cán bộ có năng lực đang "chiếm chỗ" ngồi những vị trí mà mình hướng đến nhằm tạo ra những “chỗ trống” để có điều kiện đưa những người thân, cùng “ê kíp” vào quy hoạch, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận cho mình về sau, và, khi mình đã “hoàn thành nhiệm vụ” nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác thì vẫn có “phe ta” kế tục sự nghiệp hoặc còn có chỗ dựa, nhờ vả về sau.
Bốn là, trong công tác luân chuyển cán bộ
Đó là tình trạng thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa dựa trên cơ sở đánh giá và quy hoạch cán bộ, chưa có tiêu chí cụ thể; không xuất phát từ mục đích, yêu cầu nhiệm vụ, mà từ ý muốn chủ quan của một người hoặc của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Một số trường hợp đưa cán bộ đi luân chuyển trong thời gian quá ngắn, chủ yếu để “lấy mác” đã đi luân chuyển để tạo điều kiện bố trí, bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt ở cấp trên hoặc chức vụ cao hơn.
Có trường hợp không thuộc đối tượng đi luân chuyển nhưng được những người có trách nhiệm “giúp đỡ” nên đã biến tướng trở thành cán bộ được luân chuyển để đáp ứng theo yêu cầu của địa phương, đến khi rút về thì nghiễm nhiên lại trở thành cán bộ đã được “kinh qua thực tế cơ sở” và được bố trí vào các chức vụ cao hơn. Những trường hợp như vậy đã làm sai tôn chỉ mục đích của việc luân chuyển dẫn đến chất lượng không cao và ảnh hưởng đến chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý của Đảng.
Nghiêm trọng hơn, có tình trạng có cán bộ “chạy” để được đi luân chuyển ở địa phương, đơn vị thuận lợi cho quá trình công tác, tiến thân của mình để có điều kiện phát triển lên vị trí, chức vụ cao hơn trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Năm là, trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã tranh thủ thời gian trước khi hết nhiệm kỳ hoặc trước khi nghỉ hưu đã tiến hành tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ một cách dễ dãi, tràn lan, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện hoặc không thực hiện đúng quy trình, quy định chung. Không ít trường hợp đã tranh thủ trước khi hết nhiệm kỳ công tác, chuyển công tác khác đã tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt con cháu, những người thân quen với mình và khi người cán bộ lãnh đạo lên sau phải giải quyết muôn vàn vấn đề lịch sử để lại. Điều này rất khó trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII hiện nay khi sắp xếp tổ chức bộ máy, bởi “chuyện đã rồi” trong tuyển dụng, bổ nhiệm đề bạt cán bộ đã "sai từ trước".
Có trường hợp bổ nhiệm, đề bạt cán bộ tuy đã thực hiện đúng quy trình, được thảo luận, bàn bạc trong tập thể, nhưng chỉ là dân chủ hình thức, thực chất là “hợp thức hóa” ý chí của người đứng đầu hay những người chủ chốt. Hình thức dân chủ khác rất xa với dân chủ hình thức, việc tổ chức không đúng bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm trong hội nghị cán bộ chủ chốt trong khi trong hội đồng đó những ứng viên không đủ tiêu chuẩn nhưng vì thành viên hội đồng là "người nhà" là "cùng phe" nên họ "nghiễm nhiên" có được ít nhất 50% số phiếu, tưởng rằng lấy phiếu tín nhiệm là dân chủ nhưng "chưa lấy" cũng biết chắc ai đậu, ai rớt. Điều này vô hình chung triệt tiêu động lực của những nguời đủ thậm chí dư tiêu chuẩn, và, nghiêm trọng hơn để lại dư luận không tốt trong nội bộ của các cơ quan đơn vị.
“TDNK” chủ yếu vẫn là tình trạng bổ nhiệm cán bộ không vì năng lực thực tiễn công tác mà vì nể nang, quen biết hoặc vì “nhóm lợi ích” lựa chọn cán bộ theo trình tự: thứ nhất hậu duệ, thứ nhì đồ đệ, thứ ba quan hệ, thứ tư tiền tệ cuối cùng mới đến "trí tuệ". Chính kiểu “TDNK” như vậy đang khuyến khích những kẻ kém tài, hám danh, hám lợi, nhiều tiền, nhiều quen biết... có nhiều cơ hội, điều kiện để có chức, có quyền.
3. Giải pháp phòng, chống “TDNK”
Để khắc phục các biểu hiện “TDNK” trong công tác tổ chức cán bộ nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan đơn vị cần nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân trong việc lựa chọn người lãnh đạo kế tục, tránh chủ quan, hình thức, tránh biểu hiện “TDNK”. Quán triệt sâu sắc việc học tập chuyên đề năm 2019 về  Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, phe nhóm, cục bộ địa phương, từ việc đưa đi đào tạo, đến nhận xét, đánh giá cán bộ đến giới thiệu, thẩm định, xét duyệt nhân sự, chọn và bổ nhiệm cán bộ chính xác.
Thứ hai, cần có chủ trương, quy định, biện pháp cụ thể, thiết thực để kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “lợi ích nhóm”, tư tưởng chủ quan, duy ý chí, hoặc tư tưởng cục bộ, địa phương, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ đã nêu ra; thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện học tập chuyên đề năm 2019 về Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp để nâng cao khả năng tự đề kháng, chủ động phòng, chống “TDNK” gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong cán bộ, đảng viên, trước hết là trong cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu.
Thứ ba, có quy định cụ thể cơ chế quản lý, theo dõi, kiểm soát lợi ích nhóm, người đứng đầu ở các cấp trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm, giai đoạn đầu nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ, hoặc chuẩn bị được điều động, luân chuyển công tác khác. Nếu thấy có biểu hiện “TDNK” trong quyết định các chủ trương, các vấn đề về công tác tổ chức - cán bộ thì phải có biện pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời, không để xảy ra hậu quả; trường hợp cần thiết thì phải chủ động chuẩn bị người thay thế để đảm đương chức trách, nhiệm vụ của cán bộ đó.
Đề nghị sắp tới sửa đổi Luật Cán bộ công chức, phải đưa vào nội dung sẽ "truy tội" nếu cán bộ nào trong qua trình công tác có sai phạm kể cả sau này chuyển công tác hoặc nghĩ hưu cũng phải truy cứu trách nhiệm, tránh tư duy nhiệm kỳ, làm ẩu làm càng, tránh tình trạng "chợ chiều cuối khóa"
Thứ tư, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị một cách khoa học, thiết thực hơn để đánh giá sát, đúng năng lực, trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kịp thời điều chỉnh hoặc thay thế cán bộ không đủ khả năng, điều kiện, tín nhiệm thấp. Quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh để giao và quản lý biên chế cán bộ, công chức. Thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức trong hệ thống chính trị.

TS. Ngô Hoàng Anh - CN.Trần Thị Thương
(Trường Chính trị tỉnh Kon Tum)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:110 | lượt tải:103

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:133 | lượt tải:89

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:183 | lượt tải:125

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:834 | lượt tải:103

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1574 | lượt tải:233

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:61 | lượt tải:19

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:59 | lượt tải:16


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay12,364
  • Tháng hiện tại510,744
  • Tổng lượt truy cập30,044,921
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây