Hội nghị đánh giá, qua 03 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động đã được cả hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đồng tình, hưởng ứng. Từng bước đưa Cuộc vận động đi vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”… Toàn huyện, đã xây dựng được 117 mô hình phát triển kinh tế gia đình, trong đó có 92 mô hình phát huy hiệu quả và đang được duy trì, với tổng kinh phí thực hiện các mô hình là 1.526,69 triệu đồng.
Từ năm 2021 đến nay, đã có 241 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo; 564 hộ (tỉ lệ 65,2%) đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần hủ tục lạc hậu, tự lực vươn lên thooát nghèo; biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng; biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất; 303 hộ (35,02%) đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện; 121 hộ (13,98,%) đồng bào dân tộc thiều số nghèo, cận nghèo tham gia các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trên địa bàn
Nhìn chung, việc triển khai hiệu quả công tác xây dựng mô hình điểm thực hiện Cuộc vận động đã tạo sức lan toả đối với các hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Một bộ phận người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp, thay đổi cách thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Dịp này, có 25 tập thể và 34 cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Cuộc vận động.
Tin, ảnh: Nguyễn Thị Thắm