Phụ nữ Đăk Hà với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống 

Phụ nữ Đăk Hà với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống

Thứ hai - 08/03/2021 13:51
Huyện Đăk Hà được biết đến là địa phương mang trong mình nền văn hóa đa sắc màu, với sự giao thoa văn hóa truyền thống của 18 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có đặc trưng riêng, mà hiện nay vẫn còn rõ nét. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò chủ đạo của người phụ nữ, bằng nhiều cách khác nhau, họ đã luôn lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó.
Hội thi giã gạo tại huyện Đăk Hà
Hội thi giã gạo tại huyện Đăk Hà
Là một trong số ít người còn giữ được nghề dệt của người Bana-Rơ ngao trên địa bàn huyện Đăk Hà, nghệ nhân Y Gáp tại làng Kon Trang Long Loi đã từng gặp không ít khó khăn trong việc gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc mình. Nghệ nhân Y Gáp tâm sự: “Trước kia, ông già, bà cụ họ biết nhưng họ không chia sẻ với nhau. Có lúc, nghề dệt thổ cẩm của người Bana – Rơ ngao chỉ còn thấy ở các sự kiện với hình thức phục dựng. Người ta mải đi làm kinh tế, không ai nhớ tới nghề dệt nữa”.
Nằm trong Đề án phát triển du lịch cộng đồng làng Kon Trang Long Loi, năm 2000, UBND huyện Đăk Hà hỗ trợ kinh phí để khôi phục nghề dệt thổ cẩm cũng như gìn giữ, bảo tồn văn hóa tại làng. Đến nay, ngoài nghệ nhân Y Gáp, làng Kon Trang Long Loi có trên 10 hội viên phụ nữ thuần thục nghề dệt vải, thường xuyên tổ chức các buổi truyền dạy cho hàng chục em nữ trong làng. Ngoài vai trò nòng cốt trong việc gìn giữ nghề dệt truyền thống, nghệ nhân Y Gáp còn chịu khó tìm hiểu, học hỏi để làm đẹp thêm những đường nét, hoa văn trên những tấm thổ cẩm mình dệt ra.
Phấn khởi vì nghề dệt của dân tộc mình được gìn giữ, mà còn có thể trở thành hàng hóa để mang lại nguồn thu nhập cho chị em phụ nữ, Nghệ nhân Y Gáp vận động thêm những người phụ nữ trong làng tiếp tục duy trì nghề dệt và truyền dạy lại cho lớp con, cháu mình. Hiện nay, sản phẩm của bà Y Gáp và chị em phụ nữ trong làng đã trở thành món quà lưu niệm đầy ý nghĩa cho những du khách yêu mến vẻ đẹp mộc mạc nơi này.
Nằm cách Quốc lộ 14 chừng 5km, cộng đồng người Thái tại thôn Thanh Xuân, xã Đăk Ngọk hiện nay có trên 100 hộ dân với 500 nhân khẩu. Vào đất Tây nguyên sinh sống và bén duyên với vùng đất này, người Thái ở thôn Thanh Xuân không chỉ mang theo bản chất cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế, mà còn mang theo những nét đẹp truyền thống từ vùng đất Thanh Hóa vào với Tây Nguyên.
Hiện nay, ngoài CLB múa sạp có sự tham gia của trên 30 hội viên, hầu hết các hội viên phụ nữ dân tộc Thái trong thôn biết nghề dệt thổ cẩm, biết làm rượu ghè nếp cẩm và nắm giữ được những phong tục, tập quán của dân tộc mình. Bà Vi Thị Diệp - Hội viên phụ nữ thôn Thanh Xuân cho biết: Ngoài các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ trong thôn, các chị em thường xuyên tham gia biểu diễn, giao lưu tại các sự kiện văn hóa của huyện, vừa để quảng bá những nét đẹp văn hóa của người Thái, vừa góp phần tạo được ấn tượng với nhân dân trong và ngoài huyện, tô điểm thêm cho nền văn hóa đa sắc màu tại huyện Đăk Hà.
Huyện Đăk Hà hiện có trên 37.400 đồng bào dân tộc thiểu số của 18 dân tộc anh em đang sinh sống. Cùng với thực hiện các Đề án, chính sách trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho hội viên phụ nữ…để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, các cấp hội phụ nữ cũng chú trọng vào việc phát huy vai trò của đội ngũ nghệ nhân nữ trong việc truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động phong trào, công tác hội, hoạt động giao lưu giữa các đơn vị.
Theo bà Phạm Thị Viên – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam huyện Đăk Hà: “Toàn huyện Đăk Hà hiện có 56/56 thôn, làng DTTS có đội cồng chiêng, xoang có sự tham gia của phụ nữ; 100% chi hội phụ nữ DTTS thành lập các đội văn nghệ dân gian. Thông qua các hoạt động, phong trào công tác hội, chị em phụ nữ thường xuyên tổ chức giao lưu, biểu diễn và truyền dạy văn hóa cho thế hệ trẻ… Từ đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và phục vụ đời sống cho chị em phụ nữ, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc anh em”.
Với người phụ nữ, việc làm đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội từ lâu đã trở thành một nhu cầu tất yếu gắn liền thiên chức của họ. Với vai trò này, họ không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và phục vụ đời sống cho bản thân, gia đình; mà hơn thế, là trực tiếp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tại huyện Đăk Hà, vào các dịp Lễ, tết, những ngày hội của đất nước, của địa phương…người ta dễ dàng bắt gặp và chiêm ngưỡng những chiếc váy hoa văn rực rỡ sắc màu, đến những điệu xoang dập dìu của người Xê - đăng, Bana; hay những bước chân uyển chuyển trong điệu múa sạp của người Thái; tiếng đàn Tính, hát Then của người dân tộc Tày, Nùng... vừa làm nên nét duyên của người phụ nữ, lại vừa mang nét riêng đặc trưng của mỗi dân tộc đang cùng sinh sống trên vùng đất này.


Bài, ảnh: Trần Trọng Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:317 | lượt tải:34

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:591 | lượt tải:33

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:82 | lượt tải:45

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:742 | lượt tải:74

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:277 | lượt tải:139

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1261 | lượt tải:62

HD.163.BTGTW

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 14-6-2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:247 | lượt tải:38
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay1,397
  • Tháng hiện tại277,075
  • Tổng lượt truy cập32,939,732
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây