A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng
[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 10/2022 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1/ Tuyên truyền một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW, ngày 10/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền, phổ biến: Chỉ thị số 15 -CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 6/9/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026; Thông báo Kết luận số 20 - TB/TW, ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
2/ Tuyên truyền kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 - 09/02/2023) và Cuộc thi tìm hiểu “Kon Tum - 110 năm xây dựng và phát triển”.
3/ Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với thông điệp 2K+ thay thế quy định 5K (bao gồm:
“2K (khẩu trang-khử khuẩn) + vắc xin, thuốc điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác”); dịch tả lợn châu Phi; công tác phòng, chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa; công tác phòng chống cháy nổ tại địa bàn dân cư; chú trọng tuyên truyền cho người dân về kỹ năng phòng, tránh khi động đất xảy ra; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, thực phẩm bẩn, thực phẩm kém an toàn; công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
4/ Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta.
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Sáng 12-9, tại tỉnh Attapư (Lào), Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum do đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ mít tinh kỷ niệm Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
Tại buổi mít tinh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Attapư Lết Xay - Nhạ - Phon khẳng định hai nước Việt Nam và Lào có nhiều nét đặc trưng văn hóa đẹp đẽ, tương đồng; từ lâu đã có truyền thống gắn bó, thương yêu, quý trọng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, ngày 5/9/1962, hai nước Việt Nam - Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao - đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc láng giềng. Đồng chí Lết Xay - Nhạ - Phon nhấn mạnh sẽ tiếp tục bảo vệ giữ gìn mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước nói chung, giữa tỉnh Attapư với các tỉnh của Việt Nam nói riêng theo tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thực tế.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang cho biết, đây là sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử quan hệ hai nước, đánh dấu mốc son phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapư đã triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp và nhiều ngành, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai tỉnh Attapư và Kon Tum. Trên cơ sở đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang đề nghị tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi bên trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tạo điều kiện cho mỗi tỉnh ổn định và phát triển, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang khẳng định tỉnh Kon Tum sẽ làm hết sức mình để gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ Kon Tum - Attapư ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, thiết thực, toàn diện và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Tại buổi mít tinh, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ tỉnh Attapư 5 tỷ đồng để xây dựng công trình an sinh xã hội.
Nhân dịp này, Đoàn cán bộ cấp cao của 2 tỉnh Kon Tum và Attapư cùng tham quan Hội chợ thương mại triển lãm chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào.
* Trước đó, vào tối 11-9, tại Quảng trường SP Plaza (tỉnh Attapư) đã diễn ra buổi biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (18/7/1977 - 18/7/2022).
3.2. Sáng 5-9 cùng với cả nước, 364 trường học với hơn 166.300 học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến dự khai giảng tại một số trường học và các huyện trên địa bàn: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành; Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học THSP Ngụy Như Kon Tum; Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường THCS-THSP Lý Tự Trọng; Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum.
Với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”, ngay trong Lễ Khai giảng, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã thể hiện quyết tâm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tích cực đổi mới, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra trong năm học mới.
Năm 2022, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh được giao 11.346 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp, trong đó biên chế của các cấp học mầm non, phổ thông là 11.045 chỉ tiêu (gồm 2.676 chỉ tiêu mầm non, trong đó có 81 chỉ tiêu hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 4.054 chỉ tiêu tiểu học; 3.062 chỉ tiêu trung học cơ sở; 1.253 chỉ tiêu trung học phổ thông, số còn lại là chỉ tiêu biên chế của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp).
Để chuẩn bị cho năm học mới 2022 – 2023, ngành GD-ĐT tỉnh đã tập trung tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực GD-ĐT trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, chủ động triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho năm học mới như: Công tác tuyển sinh đầu cấp, huy động hiệu quả học sinh ra lớp, chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật đáp ứng cơ bản yêu cầu tổ chức dạy học năm học 2022 – 2023 phù hợp tình hình thực tế tại địa phương; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện; ngân sách cho GD-ĐT đã được ưu tiên phân bổ phù hợp; UBND các huyện thành phố đã chủ động tuyển dụng và có phương án bố trí giảng daỵ đối với các bộ môn thiếu giáo viên…
3.3. Sáng 13-9, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 8/2022.
Trong tháng 8 và 8 tháng năm 2022, dưới sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của UBND tỉnh, tình hình kinh tế -xã hội tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả, nhiều chỉ tiêu quan trọng của tỉnh tăng cao so với cùng kỳ: Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 2.742 tỷ đồng, bằng 68,6% dự toán địa phương giao và bằng 144% so với cùng kỳ; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 47,85% so với thực nguồn; thương mại, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, tổng lượng khách du lịch, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, các cây trồng chủ lực của tỉnh... tiếp tục có sự phát triển. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát tốt; hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được đẩy mạnh. Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có một số hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức như tiến độ thi công một số công trình chỉnh trang đô thị còn chậm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhất là tại thành phố Kon Tum; để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà); bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có chiều hướng suy giảm so với tháng trước…
Phát biểu kết luận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh: (i) Biểu dương, ghi nhận sự cố gắng của các sở ngành, địa phương trong chỉ đạo điều hành, thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm 2022. (ii) Yêu cầu thời gian tới, thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh các tháng cuối năm; khẩn trương hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch quan trọng của tỉnh; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án khởi công mới trong năm 2022, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu, theo dõi chặt chẽ tiến độ nguồn thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2022 ở mức cao nhất. Tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp để hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu ngành nông nghiệp trong năm 2022; quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống sâm Ngọc Linh và tăng cường công tác quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và trên người; tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm lâm luật; tăng cường đối thoại, làm việc với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư; tổ chức tốt Chương trình "Cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân" tháng 9/2022 và Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh lần thứ 2/2022 kết hợp với tổ chức kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam; tập trung triển khai chuẩn bị tốt các điều kiện cho lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum. (iii) Yêu cầu các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cơ quan, tổ chức và mọi người dân đối với Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự cấp tỉnh năm 2022, đảm bảo tuyệt đối an toàn và chất lượng theo yêu cầu...
3.4. Đến nay, toàn tỉnh ước trồng mới được gần 4.200ha rừng tập trung, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 03/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI, trong năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu trồng mới trên 4.500ha rừng với các loại cây chủ yếu là thông, bạch đàn, keo lai; trong đó, thành phố Kon Tum 198ha, huyện Đăk Hà 298ha, huyện Đăk Tô 448ha, huyện Đăk Glei 355ha, huyện Ngọc Hồi 555ha, huyện Kon Rẫy 380ha, huyện Kon Plông 258ha, huyện Sa Thầy 548ha, huyện Tu Mơ Rông 348ha, huyện Ia H’Drai 347ha và các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp 765ha.
Để đạt mục tiêu đề ra, các ngành liên quan và địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hướng dẫn người dân chuyển đổi diện tích trồng cây công nghiệp kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất. Ưu tiên người dân tại chỗ tham gia trồng rừng có hưởng lợi và giao khoán đất lâm nghiệp theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ để Nhân dân sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và an tâm gắn bó với rừng. Đồng thời, kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ để thu mua, tiêu thụ các sản phẩm gỗ rừng trồng cho người dân.
Hiện nay, tính cả diện tích cây cao su, độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 63,1%.
3.5. Một số kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XII "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" ở tỉnh ta.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Cụ thể, đã hợp nhất Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh thành Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, qua đó, giảm 05 đầu mối, 05 biên chế, 01 Bí thư, 02 Phó Bí thư, 03 cấp trưởng, 01 cấp phó; thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND tỉnh; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; tổ chức lại Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ chung cho các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; bố trí Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND tỉnh, thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân tại 07/10 huyện, thành phố; tiếp tục thực hiện thí điểm Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã tại Đảng bộ xã Đăk Pét (huyện Đăk Glei) và thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) từ năm 2009 đến nay.
UBND tỉnh đã tổ chức lại 19/20 cơ quan chuyên môn, giảm 35 đơn vị thuộc và trực thuộc các sở, 31 cấp trưởng, 26 cấp phó, 29 phòng chuyên môn bên trong các Chi cục và tương đương trực thuộc Sở; giải thể 01 ban chỉ đạo, 01 ban quản lý dự án. Qua sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đã giảm 119 đơn vị sự nghiệp công lập và 132 lãnh đạo. Đồng thời, thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Kon Tum phiên bản 2.0, triển khai: Trung tâm điều hành thông minh tỉnh (IOC), Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh kết nối với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia (NCSC); xây dựng trục kết nối, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh và đã kết nối thành công với Trục kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Ngoài ra, sắp xếp tinh gọn các đầu mối trực thuộc cơ quan chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; qua đó, đã giảm 08 đầu mối trực thuộc các cơ quan, 08 trưởng ban.
Đối với cấp huyện, đã thí điểm hợp nhất Ban Tổ chức Huyện ủy với Phòng Nội vụ huyện, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy với Thanh tra huyện, Văn phòng Huyện ủy với Văn phòng HĐND và UBND tại huyện Ia H’Drai; 10/10 huyện, thành phố thực hiện chủ trương Trưởng Ban Tuyên giáo cấp ủy đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị; 09 huyện thực hiện chủ trương Trưởng Ban Dân vận cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; các huyện đã sắp xếp và thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị cấp huyện, qua đó, giảm 24 đầu mối. Về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, qua sắp xếp đã giảm được 58/409 đơn vị. Đồng thời, đã rà soát, sáp nhập, tổ chức lại các thôn, tổ dân phố trong toàn tỉnh (sau sáp nhập, tổ chức lại, toàn tỉnh còn 756 thôn, tổ dân phố, giảm 118 thôn, tổ dân phố). Hiện trên địa bàn tỉnh có 756/756 thôn, tổ dân phố có tổ chức đảng; 604/756 thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố là đảng viên (chiếm 79,89%); 317/756 bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố (chiếm 41,93%%)...
3.6. Những năm qua, việc đẩy mạnh CCHC, ứng dụng CNTT, hiện đại hóa công tác quản lý, thực hiện chính sách BHXH, BHYT luôn được BHXH tỉnh chú trọng…tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và nâng cao sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân về chất lượng dịch vụ, củng cố niềm tin về chính sách BHXH, BHYT của nhà nước.
Theo thống kê của BHXH tỉnh, đến ngày 30/7/2022, tổng số người tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh là 52.803 người, đạt tỷ lệ bao phủ là 18,55% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Tổng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 33.499 người, đạt tỷ lệ bao phủ là 11,77% so với lực lượng lao động. Tổng số người tham gia BHYT là 497.340 người, tăng 9.074 người so với năm 2021, đạt tỷ lệ bao phủ là 90,58% dân số.
Để có kết quả trên đơn vị thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến; thực hiện số hóa toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính khi tiếp nhận tại bộ phận “một cửa” của cơ quan. Đồng thời, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trong việc lập, gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cá nhân, đơn vị sử dụng lao động khi tham gia giao dịch điện tử nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan BHXH và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH, đảm bảo tính liên thông, chính xác, nhất là kết nối, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh từ Bộ Tư pháp để cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác triển khai cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện các chế độ chính sách khám chữa bệnh BHYT cho người dân đã có những chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% các cơ sở y tế đã triển khai áp dụng CNTT trong khám chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT. Qua đó, giúp cho việc khai thác thông tin, tra cứu thẻ BHYT, lịch sử khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh BHYT và quản lý thông tuyến trong phạm vi toàn tỉnh, giúp cho việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT hiệu quả, kịp thời. Đã có 122/122 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp ứng dụng định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh BHYT. Đến nay, đã có 6.539 lượt tra cứu thành công phục vụ khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp. Điểm nhấn quan trọng trong CCHC và ứng dụng CNTT của ngành BHXH là triển khai và đưa vào ứng dụng Bảo hiểm xã hội số - VssID trên nền tảng thiết bị di động. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 80.000 giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt sử dụng ứng dụng VssID. Thời gian qua, người sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khá phổ biến.
Có thể thấy, việc tăng cường CCHC, ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ của ngành BHXH đã tạo sự minh bạch, trong quản lý điều hành, giúp nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
3.7. Theo Sở Y tế, đến 31/8/2022, toàn tỉnh đã triển khai tiêm được gần 1,4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng từ 5 tuổi trở lên; công tác tổ chức tiêm chủng được thực hiện đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả; tỷ lệ tiêm chủng liều cơ bản, liều bổ sung, liều nhắc lại cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên và tỷ lệ tiêm chủng liều cơ bản cho đối tượng 12-17 tuổi đã đạt mục tiêu đề ra.
Tỷ lệ tiêm đủ liều vắc xin cơ bản trên tổng dân số đạt 79,14%. Trong đó, đối tượng ≥ 18 tuổi đã tiêm vắc xin đạt 99,72% (đủ liều cơ bản đạt 98,73%, liều nhắc lại lần 1 đạt 91,1%, lần 2 đạt 97,28%), tiêm liều bổ sung đạt 96,63%; đối tượng 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm vắc xin đạt 100,15% (đã tiêm đủ liều cơ bản đạt 97,40%, tiêm liều nhắc lại là 88,9%); đối tượng từ 05 đến dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt 100,55% (đã tiêm đủ liều cơ bản đạt 74,92%).
Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo cam kết giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh với UBND các huyện, thành phố, cụ thể: Đối với chỉ tiêu tiêm liều nhắc lại lần 1 và nhắc lại lần 2 cho người từ 18 tuổi trở lên: Tỷ lệ tiêm toàn tỉnh đạt lần lượt là 91,1% và 97,3%; có 10/10 huyện, thành phố đều đạt chỉ tiêu được giao. Đối với chỉ tiêu tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100,4%, 10/10 huyện, thành phố đã đạt mục tiêu >95%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi 2 còn thấp, toàn tỉnh đạt 74,9%, chưa đạt mục tiêu đề ra (>95%), trong đó, 01 huyện có tỷ lệ <60% (Ngọc Hồi 55%), 03 huyện có tỷ lệ 60-<70% (TP. Kon Tum 67,7%, Sa Thầy 64,8% và Ia H’Drai 62,5%), 05 huyện có tỷ lệ 80-<90% (Tu Mơ Rông 89,3%, Kon Plông 88,6%, Đăk Tô 86,4%, Đăk Glei 81,1% và Đăk Tô 80,1%), 01 huyện đạt tỷ lệ >95% (Kon Rẫy 95,6%). Đối với chỉ tiêu tiêm mũi nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi: Toàn tỉnh đạt 87,7%, chưa đạt mục tiêu đề ra (tỷ lệ cần đạt >90%), trong đó, 07/10 huyện, thành phố đã đạt mục tiêu, gồm: Kon Rẫy 94,2%, Kon Plông 94,2%, Đăk Hà 93,8%, Tu Mơ Rông 93,6%, Ngọc Hồi 91,4%, Đăk Tô 91,1% và Sa Thầy 90,%; còn 03/10 huyện, thành phố chưa đạt, gồm: Đăk Glei 86,9%, Ia H’Drai 83,8% và TP. Kon Tum 81,8%.
Thời gian tới Sở Y tế đề nghị: (i) các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm liều nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi; khẩn trương hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian sớm nhất; (ii) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong công tác tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cháu từ 5 đến 17 tuổi; chủ động liên hệ với ngành Y tế để lên lịch cụ thể cho công tác tiêm chủng tại trường học, thông báo cho phụ huynh học sinh và vận động phụ huynh đưa con em tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
3.8. Tính đến nay, toàn tỉnh gieo trồng được trên 181.650ha cây trồng vụ mùa, đạt 102,92% kế hoạch và bằng 107,65% so với cùng kỳ.
Cụ thể, diện tích lúa 15.612ha (chủ yếu là lúa nước 12.503ha), đạt 98,7% kế hoạch và bằng 97% so với cùng kỳ; ngô 4.379ha, đạt 96,8% kế hoạch và bằng 101,1% so với cùng kỳ; rau các loại 1.365ha, đạt 103,2% kế hoạch và bằng 105,4% so với cùng kỳ; đậu các loại 279,8ha, đạt 119,8% kế hoạch và bằng 106,3% so với cùng kỳ; sắn 39.380ha, đạt 104,4% kế hoạch và bằng 102,2% so với cùng kỳ; khoai lang 530ha; hoa các loại 72,0 ha; lạc 103ha; các loại cây hàng năm khác 1.985ha, đạt 176,9% so với cùng kỳ. Tổng diện tích cây cà phê 29.440,6 ha, đạt 100,5% kế hoạch, bằng 115,3% so với cùng kỳ; cao su 77.392,8 ha, đạt 101,8% kế hoạch, bằng 102,8% cùng kỳ.
Diện tích trồng mới một số cây trồng chủ lực của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá so với thời điểm tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng diện tích cây Mắc ca 2.267ha, đạt 102,2% kế hoạch (trồng mới 1.048ha, đạt 104,8% kế hoạch); cây ăn quả 8.846ha, đạt 94,4% kế hoạch (trồng mới 2.471ha, đạt 82,4% kế hoạch); cây dược liệu khác 3.963ha, đạt 85% kế hoạch (trồng mới 1.298,7ha, đạt 64,9% kế hoạch); riêng Sâm Ngọc Linh vì chưa đến thời vụ gieo trồng chính nên hiện chỉ có khoảng 1.263,3ha, đạt 72,6% kế hoạch (trồng mới 22,3 ha, đạt 4,5% kế hoạch).
Tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng được kiểm soát hiệu quả: Bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Glei và huyện Tu Mơ Rông đến nay cơ bản đã được khống chế, không lây lan; bệnh trắng lá mía tại xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum đến nay đã phòng, trừ được 15,13ha/30,09ha; bệnh khảm lá sắn phát sinh gây hại rải rác, cục bộ trên một số diện tích sắn tại một số địa phương; trên cây lúa và các loại cây trồng khác (ngô, cà phê, cao su...) phát sinh các loại sâu, bệnh hại thông thường tồn tại ở mức thấp.
3.9. Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 19 dự án với tổng vốn đăng ký gần 1.655,6 tỷ đồng. Riêng trong tháng 8, có 03 dự án với tổng vốn đăng ký 296,2 tỷ đồng.
Trong 19 dự án đầu tư vào tỉnh từ đầu năm tới nay, có 10 dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký 172,6 tỷ đồng; 09 dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký 1.483 tỷ đồng.
Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản được duy trì. Trong tháng 8, thành lập mới 19 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ 545 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến nay là 247 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ khoảng 4.724 tỷ đồng.
Cũng trong tháng 8, thành lập mới 03 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã được thành lập mới từ đầu năm đến nay lên 36 hợp tác xã (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ). Toàn tỉnh hiện có 223 hợp tác xã với 1.135 lao động thường xuyên; 218 tổ hợp tác với 2.236 thành viên.
Để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh, UBND tỉnh xác định tiếp tục tăng cường đối thoại, làm việc với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư; tổ chức tốt Chương trình "Cà phê Doanh nghiệp - Doanh nhân" tháng 9 năm 2022 và Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh lần thứ 2 năm 2022 kết hợp với tổ chức kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam. Ngoài ra, tiếp tục theo dõi, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và phê duyệt bổ sung Khu Công nghiệp sản xuất, chế biến Dược liệu tập trung.
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập Đỏ cả nước. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2. Phát biểu chào mừng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3.
Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Quy định mới của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
(xin xem tại đây).
1.2. Bộ Chính trị kết luận chủ trương bố trí công tác với cán bộ bị kỷ luật.
(xin xem tại đây).
1.3. Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc bố trí cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
(xin xem tại đây).
1.4. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Chỉ đạo của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Hướng dẫn số 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(xin xem tại đây).
2.2. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
2.3. Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Thông báo số 16-TB/TW ngày 07/7/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Ban Chấp hành Trung ướng Đảng khóa XII.
(xin xem tại đây).
2.4. Quyết định của Tỉnh uỷ về thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 – 09/02/2023).
(xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Nghị định của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
(xin xem tại đây).
1.2. Chỉ thị của Thủ tướng về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
(xin xem tại đây).
1.3. Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông. (
xin xem tại đây).
1.4. Chỉ thị của Thủ tướng về ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
(xin xem tại đây).
1.5. Chỉ thị của Thủ tướng về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.
(xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Công văn số 2899/UBND-KGVX ngày 05/9/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng, chống dịch bệnh.
(xin xem tại đây).
2.2. Công văn số 2942/UBND-KTTH ngày 07/9/2022 của UBND tỉnh về triển khai kết luận của Thường trực HĐND tỉnh tại kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
(xin xem tại đây).
2.3. Công văn số 3064/UBND-KGVX ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
2.4. Công văn số 3065/UBND-NC ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(xin xem tại đây).
2.5. Công văn số 3107/UBND-KTTH ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
(xin xem tại đây).
2.6. Công văn số 3144/UBND-KGVX ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
(xin xem tại đây).
2.7. Công văn số 3146/UBND-KGVX ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU về nâng cao chất lượng tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
(xin xem tại đây).
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Cựu chiến binh làm kinh tế vườn đồi giỏi.
(xin xem tại đây).
2. A Wĩ - Chi hội trưởng Nông dân năng động.
(xin xem tại đây).
3. A Nưih - Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn hết lòng với công việc.
(xin xem tại đây).
4. Nghệ nhân A Né say mê nhạc cụ truyền thống.
(xin xem tại đây).
5. A Át - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn gương mẫu.
(xin xem tại đây).
Nguyễn Phi Em thực hiện.
[1] Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 10-2022: 68 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022); 92 năm Ngày thành lập Hội nông dân (14/10/1930 - 14/10/2022); Ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam (15/10); 92 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022); ngày truyền thống của các ban, ngành, đoàn thể ...