4/ Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền: (i) về kết quả phát triển kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa; công tác phòng chống cháy nổ tại địa bàn dân cư; Chú trọng tuyên truyền cho người dân về kỹ năng phòng, tránh khi động đất xảy ra; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, thực phẩm bẩn, thực phẩm kém an toàn; các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh. (ii) tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, phòng-chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với thông điệp 2K+, bao gồm:
“2K (khẩu trang- khử khuẩn) + vắc xin, thuốc điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác”, bệnh đậu mùa khỉ (hiện đang xuất hiện tại nước ta), dịch tả lợn châu Phi.
5/ Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta.
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Ngày 30-9, diễn ra Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng). Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận, biểu quyết thông qua 6 tờ trình, gồm: (1) Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 9 tháng năm 2022, phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022; (2) Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc số 05-QC/TU, ngày 11/11/2021 của Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; (3) Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; (4) Tờ Trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; (5) Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”; (6) Tờ Trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương “về tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”.
Hội nghị thống nhất đánh giá, trong 9 tháng năm 2022, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tích cực triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 3/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2022”, đạt được nhiều kết quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng, chất lượng tổ chức đảng và đảng viên tiếp tục được nâng lên. Hội nghị cũng thống nhất phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong 3 tháng cuối năm 2022, trong đó: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 10% trở lên; thu ngân sách đạt 1.037 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 6.155 tỷ đồng trở lên; thành lập mới 30 doanh nghiệp; trồng mới 198 ha cây ăn quả, 477 ha sâm Ngọc Linh, 469 ha cây dược liệu khác; có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu giảm hộ nghèo thêm 4% để đưa số hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn dưới 11,32%; kết nạp mới 373 đảng viên; tỷ lệ thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố là đảng viên tăng thêm 4,05%... Đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương (khóa XIII) “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gắn với Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các Quy định của Đảng về nêu gương và những điều đảng viên không được làm... Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 18/3/2022 “về tăng cường lãnh đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh”...
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng thống nhất việc sửa đổi Quy chế số 05-QC/TU ngày 11/11/2021; thống nhất thông qua các chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII; thống nhất với Báo cáo những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh...
Phát biểu bế mạc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế yếu kém trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng đầu năm 2022; trong đó nguyên nhân chủ quan là do vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương chưa được phát huy đầy đủ. Công tác chỉ đạo, điều hành có lúc thiếu quyết liệt, chưa kết hợp tốt giữa giao việc với kiểm tra đôn đốc và xử lý trách nhiệm... Công tác kiểm tra, giám sát có nhiều nội dung đột xuất, phát sinh. Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra ở cấp cơ sở là kiêm nhiệm, thiếu tính ổn định, do yêu cầu điều động, luân chuyển thường xuyên theo vị trí việc làm... Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu, các đồng chí Tỉnh ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương cần năng động hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
3.2. Sáng 14-10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo.
Dự Hội nghị tại điểm cầu trung ương có các Uỷ viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương và lãnh đạo chủ chốt 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Hội nghị kết nối điểm cầu các tỉnh vùng Tây Nguyên. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh; bí thư, phó bí thư và trưởng các ban Đảng cấp huyện.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghiên cứu những nội dung chủ yếu của Nghị quyết; đồng thời, nghe tham luận của các đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương gồm: Bộ NN&PTNT, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đóng góp ý kiến về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2030 ghi rõ: Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Hệ thống thiết chế văn hóa được nâng cấp. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường.
Mục tiêu của Nghị quyết với tầm nhìn đến năm 2045 là phấn đấu Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh (
tại đây).
3.3. Ngày 19-10, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 6, khoá XIII và phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đồng chí Dương Văn Trang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.
Hội nghị đã nghe đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ trực tiếp thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII và quán triệt nội dung Thông báo số 20-TB/TW, ngày 08-9-2022 của Bộ Chính trị "về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật"; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hội nghị cũng được nghe các báo cáo viên quán triệt Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 30-8-2022 của Bộ Chính trị "về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo"; nghe phổ biến Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 01-7-2022 của Bộ Chính trị "về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới”; Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 05-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 10-8-2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030". Kết luận số 36-KL/TW, ngày 23-6-2022 của Bộ Chính trị "về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18-7-2022 của Bộ Chính trị "về nâng cao hiệu quả quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026”; Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18-8-2022 của Bộ Chính trị "về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử". Kết luận số 34-KL/TW, ngày 18-4-2022 của Bộ Chính trị "về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030”; Kế hoạch số 66-KH/TU, ngày 20-7-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 34-KL/TW, ngày 18-4-2022 của Bộ Chính trị "về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030”; Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06-7-2022 của Bộ Chính trị "về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm”.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kết quả của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII và nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được quán triệt, phổ biến tại Hội nghị tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân để sớm đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống.
3.4. Chiều 7-10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố nhằm đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế- xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022; triển khai nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm. Đ/c Lê Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ổn định, tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả: Nhiều chỉ tiêu quan trọng tăng cao so với cùng kỳ như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 16.845 tỷ đồng, bằng 73,24% kế hoạch và tăng 18,3% so với cùng kỳ; thu ngân sách nhà nước lũy kế 9 tháng ước đạt 2.963 tỷ đồng, bằng 74,1% dự toán địa phương giao và bằng 141,1% so với cùng kỳ. Tính đến 20/9/2022, toàn tỉnh đã giải ngân được 1.280,7 tỷ đồng, đạt 50,5% so với thực nguồn kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 địa phương đã giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 gần 213 tỷ đồng về số giải ngân tuyệt đối và cao hơn 8,9% về tỷ lệ giải ngân. Chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung 9 tháng đầu năm 2022 tăng 19,15% so với cùng kỳ năm 2021; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 23.940,58 tỷ đồng, tăng 33,57% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 243,8 triệu USD, bằng 90,3% kế hoạch và tăng 39,7% so với cùng kỳ. Ngành du lịch của tỉnh có nhiều khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ với tổng lượng khách du lịch đến Kon Tum đến hết tháng 9 đạt 967.000 lượt khách, tăng gấp 4,8 lần so với cùng kỳ. Diện tích các cây trồng chủ lực của tỉnh thực hiện đảm bảo và vượt kế hoạch như cây mắc ca, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi phát triển ổn định. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được chú trọng; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản được duy trì và chiều hướng tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid-19 với 280 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng đầu năm. Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, các chế độ, chính sách về an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; cơ sở vật chất giáo dục được quan tâm, đầu tư; hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được đẩy mạnh, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Công tác cải cách thủ tục hành chính được chỉ đạo quyết liệt; thanh tra, kiểm tra được triển khai nghiêm túc, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo kịp thời, đúng quy định; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Phát biểu kết luận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương trong thời gian qua; đồng thời, đề nghị, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh của năm 2022 để hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, trong thời gian đến, các ngành, địa phương cần tập trung rà soát, tổ chức khắc phục thiệt hại do bão số 4 (bão Noru) gây ra và tiếp tục theo dõi sát tình hình thiên tai, bão lũ để chỉ đạo phòng tránh, ứng phó, khắc phục khi có tình huống thiên tai xảy ra; hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch quan trọng của tỉnh; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án khởi công mới trong năm 2022, các dự án ODA, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu, theo dõi chặt chẽ tiến độ nguồn thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2022 ở mức cao nhất. Đồng thời, tăng cường đối thoại, làm việc với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư; tổ chức đánh giá, thẩm tra để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã đề ra mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2022. Tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự cấp tỉnh năm 2022, đảm bảo tuyệt đối an toàn và chất lượng theo yêu cầu.
3.5. Trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 627 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 30.725 đồng chí.
Toàn tỉnh có 612/756 thôn trưởng, tổ trưởng dân phố là đảng viên, chiếm 80,95% (đạt 95,24% kế hoạch); 345/756 bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố, chiếm 45,63% (đạt 101,41% kế hoạch).
Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy các cấp đã kiểm tra 562 đảng viên và 425 tổ chức đảng (tăng 259 đảng viên và 173 tổ chức đảng so với cùng kỳ năm trước); giám sát 436 đảng viên và 200 tổ chức đảng (tăng 301 đảng viên và 73 tổ chức đảng so với cùng kỳ năm trước). Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng; đồng thời, xem xét thi hành kỷ luật 157 đảng viên (trong đó, có 32 cấp ủy viên các cấp; với các hình thức: Khiển trách 120, Cảnh cáo 28, Cách chức 01 và Khai trừ 08), 02 tổ chức đảng
(giảm 15 đảng viên, tăng 02 tổ chức đảng so với cùng kỳ năm trước).
3.6. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh đã chú trọng triển khai làm tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương thành viên BCĐLN ATTP tỉnh triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm ATTP dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì ATTP, tết Trung thu năm 2022. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tại các thôn, làng nhằm nâng cao nhận thức về ATTP cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm và các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm; có sự chuyển biến tích cực trong việc thực hành tốt về ATTP.
Trên cơ sở triển khai tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đạt được những kết quả như: Các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về đảm bảo an toàn thực phẩm được đẩy mạnh và thực hiện đa dạng hóa thông qua các phương tiện truyền thông, các kênh báo, đài; BCĐLN ATTP tỉnh phối hợp UBND huyện Sa Thầy tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP” năm 2022 với 500 người tham dự; tổ chức 22 lớp tập huấn các quy định của pháp luật và kiến thức về ATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể với 777 người tham dự và các sản phẩm truyền thông. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền qua băng rôn, áp phích, tờ rơi, tờ gấp. Các huyện, thành phố tổ chức 1.138 buổi nói chuyện chuyên đề cho 22.527 lượt người tham dự; tuyên truyền kiến thức về ATTP trên sóng truyền hình 176 lần, sóng phát thanh 1.824 lần; tuyên truyền trực tiếp tại 795 hộ/1.923 người tham dự và các sản phẩm truyền thông ; tổ chức 13 lớp tập huấn các quy định của pháp luật và kiến thức về ATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với 325 người tham dự. Về công tác cấp giấy chứng nhận, xác nhận, tiếp nhận hồ sơ, toàn tỉnh tiếp nhận 48 hồ sơ tự công bố sản phẩm. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 284 cơ sở. Tiếp nhận 09 bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Công tác tham mưu, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền, công tác thanh, kiểm tra, giám sát, cũng được BCĐLN ATTP tỉnh triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Có 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 03 người mắc, 01 người tử vong. Tổng số ca mắc lẻ tẻ 101 ca, nguyên nhân do ăn uống thực phẩm không bảo đảm vệ sinh.
Thời gian tới, BCĐLN ATTP tỉnh chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các hộ giết mổ không chấp hành, nghiêm cấm việc kinh doanh của các hộ này khi không được cơ quan thú ý kiểm dịch trước khi tiêu thụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm theo trọng điểm, trên cơ sở đánh giá, phân tích nguy cơ ATTP xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng các sản phẩm, các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO, VietGAP, VietGHAP)...
3.7. Theo báo cáo của ngành Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 661 ca mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD), không có ca tử vong; tăng 104 ca so với cùng kỳ năm 2021.
So với số ca mắc SXHD tại các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum có số ca mắc chiếm 4,5%; tỷ lệ mắc bệnh/100.000 dân của tỉnh là 114,2, đang ở mức cho phép (chỉ tiêu là <120/100.000 dân) và thấp hơn các tỉnh trong khu vực từ 2,1 - 3,6 lần.
Toàn tỉnh có 59/102 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố phát sinh ca mắc SXHD. Ngành Y tế đã giám sát, phát hiện và xử lý 178 ổ dịch SXHD; qua giám sát đánh giá chỉ số lăng quăng, bọ gậy (LQBG), mật độ muỗi tại 27/51 điểm có chỉ số LQBG, mật độ muỗi vượt mức cho phép (nhiều điểm ở mức nguy cơ cao, nguy cơ bùng phát dịch), số ca mắc trung bình/01 ổ dịch là 3,71 ca, cho thấy công tác diệt LQBG khống chế ổ dịch chưa hiệu quả. Trong 10/10 địa phương của tỉnh có ca bệnh, gần 1/3 (chiếm 31,5%) số mắc SXHD tập trung tại huyện Ngọc Hồi (208 ca) với tỷ lệ mắc/100.000 dân là 342,6; 4 địa phương có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao hơn mức cho phép gồm các huyện Ngọc Hồi (342,6), Đăk Hà (174,4), Ia H’Drai (154,4) và Kon Rẫy (124,6).
Theo phân tích của Sở Y tế, từ năm 1998 đến 2019, tỉnh Kon Tum có chu kỳ 03 năm bùng phát dịch SXHD 01 lần, theo chu kỳ thì năm 2022 sẽ là năm bùng phát dịch. Tuy nhiên, năm 2019 là năm thuộc chu kỳ bùng phát dịch nhưng số mắc lại thấp hơn năm 2020 (năm 2019 là 1.725 ca, năm 2020 là 2.250 ca). Sự thay đổi này, có thể dẫn đến sự thay đổi chu kỳ SXHD của tỉnh trong năm 2022 và 2023. Cũng theo báo cáo, số mắc SXHD trong 9 tháng đầu năm 2022 cũng như trong các năm bùng phát dịch trước đây (2016, 2019) đều có điểm chung là số mắc bắt đầu tăng từ tháng 4, 5 và đạt đỉnh vào tháng 8.
Để công tác phòng, chống dịch bệnh SXHD trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả hơn nữa, các địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế; xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm ổn định và phục hồi, phát triển KTXH; khẩn trương, tích cực, chủ động chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXHD với phương châm “Không có lăng quăng/bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp ưu tiên hàng đầu, ít tốn kém và hiệu quả nhất để chủ động ngăn chặn, phòng chống SXHD bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng động, quyết tâm không để xảy ra dịch chồng dịch...
3.8. Trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã triển khai 81 cuộc thanh tra (65 cuộc theo kế hoạch và 16 cuộc đột xuất); đã kết thúc 64 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng đất… với tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra trên 3,8 tỷ đồng và hơn 4 ngàn ha đất.
Qua thanh tra, đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 3 tỷ đồng, thu hồi về đơn vị hơn 100 triệu đồng, thu hồi hơn 19 ha đất; các cơ quan, đơn vị đã kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 48 tập thể và 223 cá nhân. Đồng thời, đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an điều tra, xử lý 2 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, toàn tỉnh đã triển khai 22 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã kết thúc 20 cuộc tại 21 đơn vị. Qua đó, đã chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị, địa phương.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan Thanh tra chuyên ngành đã triển khai 51 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã kết thúc được 31 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nội vụ, nông nghiệp,... Qua thanh tra kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 52 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ sở, 01 cá nhân; kiến nghị kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm... Các cơ quan liên quan và các địa phương đã tổ chức 560 cuộc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng với 38.235 lượt người tham gia bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép trong các đợt tuyên truyền pháp luật, các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn, học tập chuyên đề, đăng tải và cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật… Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân vào quyết tâm PCTN; nâng cao nhận thức của Nhân dân về các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng, các văn bản quy phạm pháp luật nói chung...
3.9. Trong 9 tháng đầu năm 2022, các cơ quan liên quan và các địa phương đã tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT, góp phần duy trì ổn định, không xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và những vấn đề phức tạp, nổi cộm khác về ATGT...
Theo số liệu thống kê (từ ngày 16/12/2021-15/9/2022), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ TNGT (1 vụ rất nghiêm trọng, 44 vụ nghiêm trọng và 1 vụ ít nghiêm trọng), làm chết 46 người, bị thương 29 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 580 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2021 TNGT trên địa bàn tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí (giảm 7 vụ, giảm 6 người chết và giảm 3 người bị thương). Qua tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý 14.761 trường hợp vi phạm TTATGT, lập biên bản vi phạm 12.337 trường hợp, tạm giữ 5.006 phương tiện và 7.331 giấy tờ các loại, phạt tại chỗ 2.424 xe mô tô với số tiền trên 366 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2021, số trường hợp phát hiện, xử lý giảm 4.404 trường hợp, tạm giữ phương tiện tăng 960 trường hợp, tạm giữ giấy tờ giảm 4.625 trường hợp và phạt tại chỗ giảm 739 trường hợp. Về xử lý vi phạm, đã phạt tiền 13.065 trường hợp với số tiền trên 14,4 tỷ đồng, cảnh cáo 553 trường hợp và tước giấy phép lái xe có thời hạn 994 trường hợp.
Tiếp tục triển khai chuyên đề xử lý vi phạm người điều khiển phương tiện giao thông trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn, các lực lượng chức năng Công an tỉnh phát hiện 1.435 trường hợp vi phạm (tăng 723 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021).
Bên cạnh đó, thực hiện chuyên đề xử lý phương tiện không đảm bảo điều kiện lưu hành, các lực lượng chức năng đã phát hiện 116 trường hợp vi phạm (giảm 09 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021); thực hiện cân kiểm tra tải trọng 6.008 lượt xe ô tô tải, sơmiromooc, phát hiện 60 trường hợp vi phạm; Cảnh sát giao thông phát hiện, xử lý 98 trường hợp chở hàng quá kích thước, tự ý cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng...
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị phát triển vùng Tây Nguyên (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4.
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2022 (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 5.
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 (10/10) (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 6.
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 7.
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" tối 17/10 (
Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Nghị quyết của Bộ Chính trị (NQ 23) về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(xin xem tại đây).
1.2. Nghị quyết của Bộ Chính trị (NQ 24) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(xin xem tại đây).
1.3. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 20 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(xin xem tại đây).
1.4. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Nghị quyết của Tỉnh uỷ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2022 (Nghị quyết số 17-NQ/TU)
(xin xem tại đây).
2.2. Chương trình số 39-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”
(xin xem tại đây).
2.3. Chương trình số 40-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng về "tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"
(xin xem tại đây).
2.4. Chương trình số 41-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
(xin xem tại đây).
2.5. Chương trình số 42-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
(xin xem tại đây).
2.6. Thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc giải thể Ban Chỉ đạo thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình quan trọng của tỉnh
(xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Chỉ thị của Chính phủ đẩy mạnh phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
(xin xem tại đây).
1.2. Chỉ đạo của Thủ tướng về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số
(xin xem tại đây).
1.3. Yêu cầu của Thủ tướng về chấn chỉnh ngay khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng
(xin xem tại đây).
1.4. Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam
(xin xem tại đây).
1.5. Kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị công tác phòng cháy, chữa cháy và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP
(xin xem tại đây).
1.6. Kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập
(xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Công văn số 3331/UBND-KGVX ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue
(xin xem tại đây).
2.2. Công văn số 3362/UBND-NNTN ngày 07/10/2022 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật
(xin xem tại đây).
2.3. Công văn số 3397/UBND-NC ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây).
2.4. Công văn số 3482/UBND-KGVX ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây).
2.5. Công văn số 3492/UBND-KGVX ngày 18/10/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây).
2.6. Công văn số 3543/UBND-KGVX ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai hỗ trợ nhà ở cho các gia đình chính sách, người có công thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây).
2.7. Công văn số 3562/UBND-TTHCC ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai thực hiện phương án tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây).
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. A Hal - Bí thư chi bộ gương mẫu, trách nhiệm
(xin xem tại đây).
2. Người đi đầu xóa hủ tục ở Ya Xiêr
(xin xem tại đây).
3. Nghệ nhân A Yưk “đại thụ” của làng Klâu Ngol Zố
(xin xem tại đây).
4. Trưởng ban công tác Mặt trận thôn tiêu biểu
(xin xem tại đây).