A. ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng… cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 11-2023 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tuyên truyền kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội; 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10-10-2023 của Bộ Chính trị
"về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới". Tuyên truyền Kết luận số 62-KL/TW, ngày 02-10-2023 của Bộ Chính trị
"về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".
3. Tuyên truyền Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV
(Kỳ họp diễn ra từ ngày 23-10-2023 đến ngày 28-11-2023). Tại Kỳ họp lần này, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 09 dự án luật và cho ý kiến 08 dự án luật; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, năm 2024 và các vấn đề quan trọng khác, trong đó có Quy hoạch không gian biển quốc gia, tuyên truyền nhấn mạnh một số nội dung sau:
(i) Quy hoạch không gian biển có ý nghĩa quan trong đối với các quốc gia có Biển; (ii) Quy hoạch không gian biển là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia”; (iii) Quy hoạch không gian biển có ý nghĩa là loại quy hoạch đa ngành, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam; (iv) Quy hoạch không gian biển mang tính tổng hợp, được lập theo cách tiếp cận không gian, nhằm phân bổ, sắp xếp không gian biển cho các ngành, lĩnh vực hoạt động, thông tin, dữ liệu đầu vào cho việc lập quy hoạch phức tạp, mang tính tổng hợp và đa ngành; (v) Lập quy hoạch không gian biển có ý nghĩa nhằm hướng tới mục tiêu toàn bộ các vùng biển Việt Nam được quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững theo không gian, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sức chống chịu, sức tải môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo và hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
4. Tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Nghị định 73/2023/NĐ-CP ngày 29-9-2023 của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
5. Tuyên truyền Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 29-9-2023 của Tỉnh ủy
"về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các tháng cuối năm 2023"; sơ kết Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-5-2021 của Tỉnh ủy
"về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở cơ sở.
6. Tuyên truyền các ngày kỷ niệm trong tháng 11-2023
. Trong đó, tập trung tuyên truyền Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11); 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); 77 năm Ngày thành lập Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam (23/11);
203 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11). Tuyên truyền đậm nét Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 và
93 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11).
B. TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I. Thông tin thời sự
1. Thế giới
2. Trong nước
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. Trong tỉnh
3.1. Trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân tập trung, chăm sóc các loại cây vụ mùa; công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được đẩy mạnh, các hoạt động kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ được tăng cường nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan. Diện tích các cây trồng chủ lực của tỉnh như cây lương thực, cà phê, cao su, cây ăn quả, cây mắc ca, Sâm Ngọc linh, cây dược liệu khác... đảm bảo kế hoạch; Tiến độ trồng mới cây ăn quả, Mắc ca, dược liệu khác, trồng rừng và cây phân tán đảm bảo.
Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đạt 2.442 tỷ đồng đạt 75,2% dự toán Trung ương và đạt 54,2% dự toán địa phương giao, giảm 18,69% so cùng kỳ năm trước; Chi ngân sách địa phương ước đạt 7.413 tỷ đồng, đạt 51,8% so với nhiệm vụ chi và tăng 26,08% so cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh 9 tháng ước đạt 19.756,66 tỷ triệu đồng, tăng 17,14% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2022 ước tính tăng 8,60% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 25.481,8 tỷ đồng, tăng 16,45% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2023 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước...
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng năm 2023 ước đạt 25.481,79 tỷ đồng, tăng 16,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 21.344,35 tỷ đồng, chiếm 83,76% trong tổng số, tăng 14,38% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, tăng 17,09%; Hàng may mặc, tăng 6,73%; Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, tăng 10,34%; Vật phẩm văn hóa, giáo dục, tăng 17,03%; Gỗ và vật liệu xây dựng, tăng 18,67%; Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi), tăng 16,24%; Phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng), tăng 16,05%; Xăng, dầu các loại, tăng 2,16%; Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu), tăng 13,99%; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm, tăng 14,76%; Hàng hoá khác, tăng 15,41%; Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, tăng 17,68%.
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch ước đạt 2.546,81 tỷ đồng, chiếm 9,99% trong tổng số và tăng 31,51%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 1.590,62 tỷ đồng, chiếm 6,24% trong tổng số, tăng 23,81%.
3.2. Công tác cán bộ
- Chiều 3-10, UBND tỉnh tổ chức Lễ Công bố và trao các Quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, trao Quyết định số 471/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm bà Phạm Thị Đỗ Quyên, Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh kể từ ngày 02-10-2023; trao Quyết định số 472/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kể từ ngày 02-10-2023.
- Chiều 9-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, trao Quyết định số 1024-QĐ/TU, ngày 28-9-2023 về điều động, phân công và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Kon Tum giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và Quyết định số 1025-QĐ/TU, ngày 28-9-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, phân công và chỉ định đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2020 -2025.
- Ngày 28-9-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 847-TB/TU thống nhất chủ trương cho giải thể Ban Chỉ đạo chuyên mục Diễn đàn cử tri trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Kon Tum.
- Ngày 28-9-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 848-TB/TU thống nhất chủ trương cho thành lập Câu lạc bộ và nhân sự tham gia Ban vận động thành lập Câu lạc bộ Võ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Ngày 28-9-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 849-TB/TU thống nhất phương án tổ chức lại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp; Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch thành Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kon Tum trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Ngày 12-10-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 1036-QĐ/TU chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh khóa II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với các đồng chí: Thao Hồng Sơn, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Mai Văn Hữu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.
- Chiều 23-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, trao Quyết định số 1002-QĐ/TU, ngày 08-9-2023 về nghỉ hưu trước tuổi đối với đồng chí A Cường, TUV, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
3.3. Công tác thi đua, khen thưởng
- Ngày 29-9-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 1031-QĐ/TU về tặng Huy hiệu Đảng đợt 7-2023 cho 114
đảng viên (Huy hiệu Đảng 30 năm cho 36 đảng viên. Huy hiệu Đảng 40 năm cho 27 đảng viên. Huy hiệu Đảng 45 năm cho 06 đảng viên. Huy hiệu Đảng 50 năm cho 23 đảng viên. Huy hiệu Đảng 55 năm cho 19 đảng viên. Huy hiệu Đảng 60 năm cho 02 đảng viên. Huy hiệu Đảng 60 năm cho 01 đảng viên).
- Quyết định số 477/QĐ-UBND, ngày 04-10-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh cho 24 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo, dẫn đầu Phong trào thi đua yêu nước năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh. (
tại đây)
- Quyết định số 498/QĐ-UBND, ngày 16-10-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 11 cá nhân là tác giả, nhóm tác giả có thành tích xuất sắc trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ X và Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng lần thứ XV tỉnh Kon Tum, năm 2022-2023. (
tại đây)
3.4. Ngày 29-9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI tiến hành Hội nghị lần thứ 13. Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với: Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 9 tháng năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo Tỉnh ủy những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến nay.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất đánh giá, 9 tháng đầu năm 2023, các cấp, các ngành đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 2/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023 và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng đạt 6,87%, cao nhất khu vực Tây Nguyên. Hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 2.442 tỷ đồng, đạt 75,2% dự toán Trung ương giao, bằng 54,27% dự toán địa phương giao và bằng 81,32% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 19.757 tỷ đồng, đạt 73,17% kế hoạch, tăng 17,28% so với cùng kỳ. Giải ngân được 1.326,4 tỷ đồng, đạt 35,08% so với thực nguồn kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 địa phương giao. Toàn tỉnh đã có 42 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao) và 25 thôn, làng vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; các chương trình MTQG được triển khai tích cực. Đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với 98,78% thí sinh đỗ tốt nghiệp, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 2 khu vực Tây Nguyên (sau tỉnh Lâm Đồng). Khoảng 98,14% hộ DTTS có đất ở, đạt 99,58% kế hoạch; khoảng 97,9% hộ DTTS có đất sản xuất, đạt 99,44% kế hoạch. Kết nạp được 776 đảng viên mới, đạt 77,6% kế hoạch. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.
3.5. Sáng 3-10, đồng chí A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban khối Đảng và giao ban với các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy 9 tháng đầu năm 2023.
Kết quả 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai Chuyên đề năm 2023 của tỉnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; thông báo kết quả Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ; quán triệt các nghị quyết, văn bản của Đảng các cấp; tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2023; sơ kết việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thường xuyên theo dõi, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, đấu tranh, phản bác, xử lý thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch gắn với tuyên truyền, lan tỏa những thông tin tích cực.
Toàn Đảng bộ kết nạp được 776 đảng viên mới, đạt 77,6% kế hoạch, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 31.521 đồng chí. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương; xác minh tài sản, thu nhập theo quy định. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy các cấp đã kiểm tra đối với 558 đảng viên, 676 tổ chức đảng và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy; giám sát chuyên đề đối với 537 đảng viên và 181 tổ chức đảng; xem xét, thi hành kỷ luật 143 đảng viên và 2 tổ chức đảng.
Tỉnh sơ kết việc thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động gắn với tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ hủ tục, phong tục không còn phù hợp tiếp tục được triển khai. Công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp được triển khai thực hiện có hiệu quả. Các ngành chức năng trong tỉnh chủ động nắm tình hình, chỉ đạo đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; phòng cháy, chữa cháy; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; đảm bảo an toàn giao thông; điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn, nhất là các vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, các vụ án vi phạm Luật Lâm nghiệp được đảm bảo tiến độ...
3.6. Chiều 6-10, đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì giao ban khối Mặt trận-đoàn thể 9 tháng đầu năm 2023.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, khối Mặt trận-đoàn thể tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ đề ra. Trong đó, tập trung tuyên truyền đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm; thực hiện có hiệu quả công tác vận động, tiếp nhận, phân bổ các nguồn tiền, hàng của các tổ chức, cá nhân ủng hộ người nghèo, đối tượng chính sách trong các dịp lễ, Tết.
Đồng thời, triển khai tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; gắn các chương trình mục tiêu quốc gia với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) và tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp.
3.7. Sáng 20-10, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết công tác nội chính 9 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023. Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Trong 9 tháng đầu năm, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác nội chính; đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý đối với các vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, các vụ án vi phạm Luật Lâm nghiệp; triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh với các loại tội phạm, kéo giảm tội phạm; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác tiếp dân, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố… Qua đó, tình hình an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, ổn định.
Trong 3 tháng cuối năm nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra các nhiệm vụ trọng tâm là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai hiệu quả nhiệm vụ, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ gìn TTATXH trên địa bàn. Chú trọng thực hiện tốt các phương án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động liên lạc, móc nối, chỉ đạo của địch từ bên ngoài; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn phục hồi hoạt động của các tổ chức phản động; đẩy mạnh phòng, chống, kiểm soát ma túy và vượt biên, trốn đi nước ngoài trái phép.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo, quản lý, bảo vệ rừng; kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái pháp luật. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt người, phương tiện ra, vào hoạt động trong khu vực biên giới, kịp thời phát hiện, xử lý tốt các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; đấu tranh, xử lý hiệu quả với các băng, ổ, nhóm tội phạm; hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, tín dụng đen, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm về ma túy và các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thường xuyên tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; tiếp nhận, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tiếp tục duy trì, phát triển tốt mối quan hệ với chính quyền và lực lượng vũ trang các tỉnh của Lào và Campuchia trong việc phối hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, phòng chống vượt biên trái phép. Phối hợp, quản lý chặt chẽ các hoạt động ở khu vực biên giới, cửa khẩu, nhất là buôn bán, vận chuyển ma túy, hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại, xuất, nhập cảnh trái phép và vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Phối hợp chuẩn bị tốt nội dung, các điều kiện cần thiết để tổ chức Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới cấp Bộ trưởng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia đảm bảo chu đáo, trọng thị...
3.8. Chiều 5-10, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp trực tuyến với các huyện, thành phố nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp.
Trong tháng 9 và 9 tháng của năm 2023, kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,87%, cao nhất trong khu vực Tây Nguyên. Cụ thể: (1) Các loại cây trồng chủ lực của tỉnh được chú trọng phát triển, trong đó, đã trồng mới được 606ha cây mắc ca, 1.676ha cây ăn quả, 39ha cây sâm Ngọc Linh, 2.373ha cây dược liệu khác; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến có sự chuyển biến tích cực; đã chủ động ngăn ngừa, phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi. (2) Giá trị sản xuất công nghiệp trong 9 tháng năm 2023 ước khoảng 6.290 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ ước đạt 25.482 tỷ đồng, tăng 16,93% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 257,5 triệu USD, tăng 5,62% so với cùng kỳ; thu hút được khoảng 1,162 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh với tổng doanh thu đạt khoảng 479 tỷ đồng, tăng 86,91% so với cùng kỳ. (3) Thu hút 8 dự án đầu tư (ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế) với tổng vốn đăng ký khoảng 1.547 tỷ đồng; có 225 doanh nghiệp và 53 hợp tác xã được thành lập mới. Công tác quy hoạch được triển khai tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. (4) Công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm; đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được chú trọng với tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên dân số ước đạt 92,66%. (5) Chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng. Quốc phòng- an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
3.9. Qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo để tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong toàn xã hội với tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2023 đạt 67.857 tỷ đồng, đạt 57,51% mục tiêu Nghị quyết, bình quân hàng năm tăng 16,46%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt trong việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư công trung hạn, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Đặc biệt, việc tập trung đầu tư hạ tầng đô thị và các vùng kinh tế được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Bởi vậy, trong giai đoạn 2021-2023, hạ tầng đô thị được cải thiện đáng kể, các vùng kinh tế được tập trung nguồn lực đầu tư và thành phố Kon Tum được công nhận là đô thị loại II vào đầu năm 2023.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 đô thị được công nhận và phân loại (bao gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV, 6 đô thị loại V). Ngoài ra, còn có 3 trung tâm huyện (trung tâm huyện Tu Mơ Rông, khu vực Đăk Ruồng- Tân Lập, huyện Kon Rẫy và trung tâm huyện Ia H’Drai) đang được đầu tư xây dựng để dần đảm bảo các tiêu chí đô thị loại V. Hệ thống đô thị cơ bản đảm bảo chất lượng, phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,26%.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lưu tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung đầu tư, đưa vào hoạt động. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế. Hiện tại, khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung khoảng 200ha đã được tỉnh trình hồ sơ bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Cũng trong giai đoạn 2021-2023, có 14 cụm công nghiệp được thành lập với tổng diện tích xây dựng khoảng 472 ha; trong đó có 8 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích xây dựng khoảng 275 ha và 6 cụm công nghiệp đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động. Đến nay, tỉnh thu hút được 61 dự án của 52 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 1.323 tỷ đồng đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; 43 dự án của 39 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 1.415 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Hòa Bình và Sao Mai.
Hệ thống giao thông được tập trung đầu tư, nâng cấp, bảo đảm sự kết nối giữa các vùng trong tỉnh và giữa các tỉnh trong khu vực. Hiện nay, tỉnh đang tích cực triển khai một số công trình giao thông quan trọng trong việc kết nối vùng, giao thương kinh tế, văn hóa- xã hội.
Song song với lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án giao thông, hạ tầng kinh tế, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chú trọng việc ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua, hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng hoàn thiện. Nhờ đó, diện tích tưới tiêu của các công trình thủy lợi đã tăng từ 21.577ha (năm 2021) lên 22.129ha (năm 2022), góp phần tích cực trong việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng hết sức quan tâm đầu tư các công trình kè chống sạt lở nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
3.10. Trong 9 tháng năm 2023, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 1.123 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Trong đó, đơn thư thuộc thẩm quyền phải xem xét, giải quyết là 567 (chiếm tỷ lệ 50,5%), đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết là 556 (chiếm tỷ lệ 49,5%). Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã xem xét giải quyết 549 thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 96,8%.
Trong kỳ, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp 261 lượt/306 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, tiếp thường xuyên là 141 lượt/143 người, tiếp định kỳ và đột xuất của thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp công dân (trực tiếp và ủy quyền) 120 lượt/163 người.
Qua kết quả tiếp công dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn cho công dân làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết 132 lượt; giải thích cho công dân hiểu về những vấn đề công dân thắc mắc 120 lượt; ban hành công văn về xử lý nội dung của công dân trình bày 09 lượt.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài... góp phần ổn định an ninh trật tự ở địa phương, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo được quan tâm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.
Các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố có phương án lựa chọn và bố trí cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác này...
3.11. Trong 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã triển khai 160 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã kết thúc 116 cuộc thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực quản lý tài chính - kế toán; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý và sử dụng đất;... với tổng số tiền sai phạm trên 3,1 tỷ đồng và 103.629 m2 đất.
Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN trên 2,2 tỷ đồng, thu hồi về đơn vị 196.161.139 đồng, kiến nghị thu hồi 103.629 m
2 đất và kiến nghị xử lý khác về tiền trên 695 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân trên 2,8 tỷ đồng. Đồng thời, kiến nghị khắc phục các thiếu sót, sai phạm, khuyết điểm còn tồn tại và kiến nghị tổ chức họp kiểm điểm đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Các cơ quan, địa phương liên quan đã chuyển hồ sơ, tài liệu sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ 02 vụ việc; tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 56 tập thể và 227 cá nhân.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, các cơ quan Thanh tra chuyên ngành đã triển khai 69 cuộc thanh tra, kiểm tra (50 cuộc theo kế hoạch và 19 cuộc đột xuất); đến nay đã kết thúc 53 cuộc thanh tra, kiểm tra (2.761 cá nhân và tổ chức được thanh tra, kiểm tra) trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nội vụ, nông nghiệp, giao thông vận tải… Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 70 tập thể và 272 cá nhân với tổng số tiền trên 2,8 tỷ đồng.
Về thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trong kỳ, Thanh tra tỉnh đã tiếp nhận 2.613 bản kê khai tài sản, thu nhập; đã tiến hành xác minh tài sản, thu nhập đối với 31 cá nhân tại 05 đơn vị. Đến nay, đã ban hành kết luận đối với 24 cá nhân tại 03 đơn vị. Qua xác minh đã kiến nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 13 cá nhân về việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập chưa đầy đủ, rõ ràng theo quy định...
3.12. Thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều kết quả tích cực.
Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được 14.024,24ha rừng, độ che phủ rừng đến hết năm 2022 đạt 63,05%, ước thực hiện đến hết năm 2023 là 63,12%. Diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh hiện đạt khoảng 1.804ha, dự kiến năm 2023 trồng thêm khoảng 450ha, nâng diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh lên khoảng 2.254ha. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện khoanh nuôi, phục hồi được 5.814,83ha, nuôi dưỡng làm giàu rừng được 333,2ha.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, tỉnh ta thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên, dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác, không cấp phép khai thác tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên đối các dự án đã có quyết định chuyển đổi nhưng chưa khai thác. Nhờ đó, bảo vệ tốt diện tích rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, đặc dụng.
Cụ thể, trong gần 3 năm qua (2021-2023), các lực lượng chức năng và các địa phương đã ngăn chặn và xử lý 319 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; số vụ vu phạm và bị xử lý giảm giảm 75% so với giai đoạn từ năm 2018-2020. Diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại khoảng 221ha; diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng hầu như không bị tác động. Rừng tự nhiên được bảo vệ tốt, giúp tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Đến năm 2023, toàn tỉnh đã giao được 9.483ha rừng cho cộng đồng, gần 8.028ha rừng do UBND xã quản lý về cho các chủ rừng, nâng diện tích rừng có chủ thật sự lên hơn 552.342ha. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng và tạo thêm việc làm, thu hút người dân sống gần rừng, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia vào sản xuất lâm nghiệp để cải thiện thu nhập.
Điều đáng chú ý, trong 3 năm qua, tỉnh ta huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư cho phát triển ngành lâm nghiệp với tổng nguồn vốn huy động được 1.547,3 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.508,5 tỷ đồng; trong đó, giá trị trồng rừng ước đạt 948 tỷ đồng; trồng sâm Ngọc Linh 6.560,5 tỷ đồng.
Công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp cũng được chú trọng, đặc biệt là thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng, thu hút trồng rừng và sản xuất lâm sản theo hướng hiện đại.
Hiện tại, các cấp, các ngành của tỉnh xúc tiến kêu gọi Công ty Cổ phần An Hòa; Công ty Cổ phần chế biến gỗ Woodland; Công ty Cổ phần Sao Việt (Tuyên Quang), Tổng Công ty giấy Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng thời, triển khai xây dựng và phát triển các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, kinh tế chia sẻ trong lâm nghiệp.
II. Thông tin chuyên đề
Chuyên đề 1. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. (
Xin xem tại đây).
Chuyên đề 2. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII.
(Xin xem tại đây)
Chuyên đề 3. Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất.
(Xin xem tại đây)
Chuyên đề 4. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX.
(Xin xem tại đây)
III. Văn bản nghiên cứu
1. Văn bản khối Đảng
1.1. Văn bản của Trung ương
- Kết luận số 62-KL/TW, ngày 02-10-2023 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
(Xin xem tại đây).
- Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 04-10-2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
(Xin xem tại đây).
- Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10-10-2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
(Xin xem tại đây).
1.2. Văn bản của tỉnh
- Quyết định số 1017-QĐ/TU, ngày 25-9-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và chỉ đạo xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
(Xin xem tại đây).
- Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 29-9-2023 của Tỉnh uỷ về Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các tháng cuối năm 2023.
(Xin xem tại đây).
- Kết luận số 1298-KL/TU, ngày 29-9-2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của dự thảo Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(Xin xem tại đây).
- Thông báo số 850-TB/TU, ngày 02-10-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kết quả Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI.
(Xin xem tại đây).
- Công văn số 1074-CV/TU, ngày 16-10-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
“về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6-2014 về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam”.
(Xin xem tại đây).
2. Văn bản khối chính quyền
2.1. Văn bản của Trung ương
- Nghị định số 71/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18-9-2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
(Xin xem tại đây)
- Nghị quyết số 149/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25-5-2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
(Xin xem tại đây)
- Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29-9-2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
(Xin xem tại đây)
- Chỉ thị số 25/CT-TTg
, ngày 5-10-2023 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.
(Xin xem tại đây)
- Nghị quyết số 169/NQ-CP, ngày 14
-10
-2023 của Chính phủ về kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.
(Xin xem tại đây)
- Công điện số 968/CĐ-TTg, ngày 16-10-2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
(Xin xem tại đây)
- Công điện số 990/CĐ-TTg, ngày 21-10-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.
(Xin xem tại đây)
2.2. Văn bản của tỉnh
- Công văn số 3247/UBND-KGVX, ngày 27-9-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Quyết định số 555/QĐ-UBND, ngày 27-9-2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Việt Nam (Festival Sâm Ngọc Linh) với mục tiêu 02 năm/01 lần nhằm tạo nên một sự kiện có thời gian định kỳ tại tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3268/UBND-NC, ngày 28-9-2023 của UBND tỉnh về việc nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Quyết định số 468/QĐ-UBND, ngày 02-10-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt mới, sửa đổi quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính Ngành Tài nguyên và Môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3316/UBND-NNTN, ngày 02-10-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý khai thác công trình cấp nước nông thôn tập trung sau đầu tư.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3341/UBND-NNTN, ngày 03-10-2023 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai Phương án quản lý rừng bền vững và đẩy nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3359/UBND-KGVX, ngày 4-10-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023.
(xin xem tại đây)
- Quyết định 55/2023/QĐ-UBND, ngày 5-10-2023 của UBND tỉnh về việc Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với dịch vụ điều dưỡng luân phiên người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3385/UBND-NNTN, ngày 06-10-2023 của UBND tỉnh chỉ đạo ngăn chặn tình trạng tận diệt giun đất, hủy hoại môi trường trồng trọt trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3397/UBND-KGVX, ngày 6-10-2023 của UBND tỉnh về việc đảm bảo môi trường sống an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Quyết định số 56/2023/QĐ-UBND, ngày 06-10-2023 của UBND tỉnh quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3401/UBND-KGVX, ngày 6-10-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện Chương trình mở rộng, tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh.
(xin xem tại đây)
- Kế hoạch số 3449/KH-UBND, ngày 10-10-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Kế hoạch số 3455/KH-UBND, ngày 11-10-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2027” trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Kế hoạch số 3468/KH-TBATANM, ngày 11-10-2023 của UBND tỉnh về việc kiểm tra công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2023.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3482/UBND-NNTN, ngày 12-10-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quan tâm, đẩy mạnh công tác cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3522/UBND-KGVX, ngày 16-10-2023 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây)
- Kế hoạch số 3516/KH-UBND, ngày 16-10-2023 của UBND tỉnh về phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng Cảnh sát giao thông để xử lý theo quy định của pháp luật” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3540/UBND-NNTN, ngày 17-10-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
(xin xem tại đây)
- Công văn số 3542/UBND-KTTH, ngày 17-10-2023 của UBND tỉnh về việc khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.
(xin xem tại đây)
IV. Một số gương người tốt, việc tốt
- Ở tuổi 82, ông A Han (làng Lê Văng, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) không còn tất bật chuyện rẫy vườn. Phần lớn thời gian ông quây quần bên con cháu và bầu bạn với sợi nan, sợi lạt, miệt mài tạo ra những chiếc gùi, chiếc nia có giá trị ở cái tuổi xế chiều, vừa có thu nhập vừa truyền dạy lại cho con, cháu.
(xin xem tại đây).
- Với tình yêu và lòng say mê những giai điệu truyền thống, nghệ nhân A Mơng (60 tuổi) ở thôn Plei Tơ Nghia (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã có nhiều đóng góp cho hoạt động nghệ thuật tại địa phương. Khi về hưu, ông tích cực truyền “lửa” đam mê âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ, đặc biệt là cồng chiêng.
(xin xem tại đây).
- Bằng đôi tay khéo léo cùng trí tưởng tượng phong phú của mình, nhiều năm qua hàng nghìn mẫu gỗ “đầu thừa đuôi thẹo” đã được anh Tăng Văn Thuận (sinh năm 1989, trú xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) “thổi hồn”, để rồi cũng “biết nói, biết cười”.
(xin xem tại đây).