BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 6-2022) 

BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 6-2022)

Thứ tư - 25/05/2022 15:50
BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 6-2022)
A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 6/2022 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1. Tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI; thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I/2022; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2022 và một số nội dung trọng tâm quan trọng khác. Thông tin, tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (từ ngày 4-10/5/2022), tập trung vào những nội dung quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới.
2. Tuyên truyền Hướng dẫn số 47-HD/BTGTW, ngày 04-4-2022 về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuyên truyền Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24-01-2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10-02-2022 của Bộ Chính trị về “định hướng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kết luận số 31-KL/TW, ngày 07-3-2022 của Bộ Chính trị “về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô-xít - alumin - nhôm giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Tiếp tục thông tin, tuyên truyền công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 theo Hướng dẫn 30-HD/BTGTU ngày 25-4-2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Kế hoạch số 58 -KH/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương; thông tin, tuyên truyền về Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28-4-2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.
3. Tiếp tục tuyên truyền chuyên đề toàn khoá “về học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" và chuyên đề riêng của tỉnh "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững” (Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị).
4. Tiếp tục tuyên truyền kết quả thực hiện NQTW8 khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; tuyên truyền về Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tuyên truyền một số điểm mới, nổi bật trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2022-2023.
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5
- Chiều 18-5, đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đến dự và trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng đợt 19/5 cho đảng viên Sô Lây Tăng, Chi bộ 4, Đảng bộ phường Quang Trung, thành phố Kon Tum.
Đồng chí Sô Lây Tăng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X. Đồng chí sinh ngày 2/10/1937; quê quán xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei; vào Đảng ngày 19/5/1962, chính thức ngày 19/5/1963. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng, đồng chí Sô Lây Tăng luôn kiên trung với Đảng, mẫu mực, dũng cảm, kiên cường vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách được giao. Khi nghỉ hưu, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên, tiếp tục tích cực tham gia, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, địa phương
Tại Lễ trao tặng, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm hỏi ân cần, gửi lời chúc sức khỏe, đồng thời mong muốn đồng chí Sô Lây Tăng tiếp tục là tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên học tập và noi theo.
- Toàn Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định tặng Huy hiệu Đảng và truy tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2022 cho 131 đảng viên. Cụ thể: Tặng Huy hiệu Đảng 30 năm cho 29 đảng viên; Tặng Huy hiệu Đảng 40 năm cho 43 đảng viên; Tặng Huy hiệu Đảng 45 năm cho 09 đảng viên; Tặng Huy hiệu Đảng 50 năm cho 30 đảng viên; Tặng Huy hiệu Đảng 55 năm cho 09 đảng viên; Tặng Huy hiệu Đảng 60 năm cho 09 đảng viên; Truy tặng Huy hiệu Đảng 40 năm cho 01 đảng viên; Truy tặng Huy hiệu Đảng 50 năm cho 01 đảng viên.
3.2. Sáng 17-5, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Kế hoạch 32-KH/TU, ngày 28-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Chuyên đề của tỉnh; gắn với biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tâp và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo Báo cáo sơ kết, trong năm qua (từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022), việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 32-KH/TU đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đối với việc thực hiện Kế hoạch số 32-KH/TU được nâng lên rõ rệt. Vai trò nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị không ngừng được phát huy; thể hiện tác phong công tác, tác phong làm việc sâu sát cơ sở, gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; quan tâm giải quyết những vấn đề cấp bách, quan trọng của các địa phương, đơn vị. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa và tự giác học tập làm theo Bác; tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng khoa học, hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường. Công tác giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Công tác thông tin, tuyên truyền được chú trọng với nhiều hình thức thích hợp; nhiều mô hình hay, cách làm mới, kinh nghiệm quý được biểu dương, khen thưởng, được giới thiệu và nhân rộng, tạo hiệu ứng tốt, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đề nghị: Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, các cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Trong đó, (i) Tiếp tục quán triệt, lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 32-KH/TU, ngày 28-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Chuyên đề toàn khoá của Trung ương, Chuyên đề của tỉnh gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nhất là Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; tạo thành công việc thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và của cán bộ, đảng viên; trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và cụ thể hơn nữa Chuyên đề của tỉnh hàng năm để khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững. (ii) Tiếp tục đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và kế hoạch sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, cơ quan; gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị với việc thực hiện nhiệm vụ được giao. (iii) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của địa phương, đất nước. (iv) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc lãnh đạo triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, Chuyên đề toàn khoá của Trung ương và Chuyên đề của tỉnh, nhất là kiểm tra, giám sát thường xuyên việc làm theo của tập thể và cá nhân; kịp thời chỉ đạo khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện, đề ra những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các địa phương, đơn vị.
Tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã trao Thư khen và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho 21 tập thể, 26 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 tập thể, 02 cá nhân và đề nghị Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân.
3.3. Trong 03 tháng đầu năm 2022, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 251 đảng viên (đạt 25,1% so với chỉ tiêu năm 2022), nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 30.463 đồng chí.
Toàn tỉnh hiện có 600/756 thôn trưởng, tổ trưởng dân phố là đảng viên, chiếm 79,37%, đạt 93,37% kế hoạch; 282/756 bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố, chiếm 37,30%, đạt 82,89% kế hoạch.
Trong quý, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp ủy các cấp đã kiểm tra đối với 178 đảng viên, 31 tổ chức đảng; giám sát 11 tổ chức đảng và 152 đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng; cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xem xét thi hành kỷ luật 43 đảng viên và 04 tổ chức đảng (trong đó, cấp ủy các cấp thi hành kỷ luật khiển trách 02 tổ chức đảng, khiển trách 32 đảng viên và cảnh cáo 05 đảng viên; Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật khiển trách 02 tổ chức đảng, khiển trách 06 đảng viên, cảnh cáo 01 đảng viên và khai trừ 03 đảng viên).
Cũng trong quý I/2022, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 03-12-2022 của Tỉnh ủy "về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ KTXH, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2022" và đạt được những kết quả quan trọng. Theo đó, đã thực hiện tốt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tiến độ thực hiện của đa số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh được đảm bảo và tăng cao so với cùng kỳ như: Thu ngân sách nhà nước; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; số doanh nghiệp, số hợp tác xã thành lập mới; kim ngạch xuất khẩu; tổng lượng khách du lịch, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu...; các cây trồng chủ lực của tỉnh tiếp tục được chú trọng phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; các chế độ, chính sách về an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ và đúng quy định; cơ sở vật chất giáo dục được quan tâm, đầu tư; chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện; cải cách TTHC được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ; công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được triển khai quyết liệt; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững…
3.4. Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020” ở tỉnh ta đạt kết quả tích cực.
Ngay khi Nghị quyết 15 ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức quán triệt và ban hành các văn bản lãnh đạo triển khai thực hiện; trong đó, lồng ghép việc thực hiện Nghị quyết với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn và hằng năm của ngành, địa phương trên các lĩnh vực như: Ưu đãi người có công với cách mạng; giải quyết việc làm; giảm nghèo; bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); trợ giúp xã hội; đảm bảo giáo dụcc, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông...Cùng với đó, các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm như trợ cấp hàng tháng, điều dưỡng luân phiên hàng năm, BHYT, cấp dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh nặng, thờ cúng liệt sỹ … Đến nay, có 4.437/4.455 hộ người có công có mức sống trung bình trở lên (đạt 99,6%).
Toàn tỉnh đã giải quyết chế độ trợ cấp hằng tháng cho 65.730 lượt người; trợ cấp một lần cho 6.153 người; hỗ trợ cải tạo và nâng cấp 16 công trình ghi công liệt sỹ, hỗ trợ nhà ở cho 1.382 người; tổ chức tìm kiếm, cất bốc 411 hài cốt liệt sỹ; lấy 252 mẫu sinh phẩm đề nghị giám định ADN và xác định được danh tính 10 liệt sỹ; huy động được 28.886 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã hỗ trợ tu bổ các công trình ghi công liệt sỹ, xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công, hỗ trợ cho người có công bị bệnh hiểm nghèo...Nhiều chính sách về việc làm, bảo hiểm xã hội, xuất khẩu lao động cho người dân đã được triển khai, đã giải quyết việc làm cho 35.914 người; tư vấn cho 1.963 lượt người lao động có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và người lao động sau khi về nước tại địa phương; hiện đang có 234 lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Số người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng, đảm bảo công bằng trong thụ hưởng chính sách giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
Mặt khác, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về đảm bảo nhà ở tối thiểu, đảm bảo nước sạch, bảo đảm thông tin truyền thông... hỗ trợ cho 2.037 hộ nghèo, 1.156 hộ người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở; công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn được đầu tư tu sửa, nâng cấp, đến cuối năm 2020, có 90% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 85% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…
Những hoạt động tích cực trên đã góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công, người nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
3.5. Thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Chuyên đề riêng của tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm tốt, mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống.
Anh Nguyễn Văn Quyên - công nhân khai thác mủ cao su tại tổ 9, nông trường cao su Đăk Hring, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum - là một trong nhiều tác giả trong toàn tỉnh có giải pháp, sáng kiến, mô hình đã và đang được áp dụng, nhân rộng trong toàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân trong thời gian qua. Cụ thể như: Năm 2020, anh Nguyễn Văn Quyên đã đưa ra giải pháp "Bôi xà phòng lên rây lọc mủ tiết kiệm thời gian và công sức vệ sinh rây lọc mủ"; năm 2021, anh Quyên tiếp tục đưa ra giải pháp, sáng kiến: “Quản lý cây cạo bằng việc đánh số trên xốp gắn trên cây cao su”...Anh Quyên chia sẻ: Là công nhân cạo mủ, tôi nghĩ đơn giản học tập và làm theo Bác là nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc, không ngừng sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc để mang lại năng suất, hiệu quả lớn nhất…
Một số mô hình tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được nhân rộng sau 01 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Chuyên đề riêng của tỉnh như: Ban Thường vụ Tỉnh đoàn duy trì hoạt động Câu lạc bộ lý luận trẻ tỉnh Kon Tum gồm các thành viên là cán bộ chủ chốt các huyện, thành đoàn, đoàn trực thuộc với mục đích tham gia đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực phản cách mạng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tuyên truyền, lan toả các thông tin tốt, hành động đẹp, tuyên truyền nhiều gương người tốt, việc tốt, những quan điểm đúng đắn để nhân rộng. Đảng bộ thành phố Kon Tum với các mô hình tiêu biểu như: Chi hội phụ nữ người đồng bào dân tộc thiểu số tiên tiến; Thanh niên trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc, văn hóa dân tộc chế tạo, lưu diễn đàn đá, đàn T'rưng; Tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã Đăk Rơ Wa...Huyện đoàn Đăk Hà với mô hình “Shipper áo xanh-đồng hành cùng người dân” an tâm chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện; Đảng bộ Văn phòng UBND huyện và phòng Tư pháp huyện với mô hình nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là người dân tộc thiểu số. Đảng bộ huyện Tu Mơ Rông với mô hình tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thường xuyên duy trì dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường đường làng, ngõ xóm; phối hợp với Đảng ủy xã Văn Xuôi xây dựng mô hình “Làng Phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn mới” gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của ĐBDTTS, làm cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”; mô hình xây dựng cảnh quan môi trường cơ quan, đơn vị xanh, sạch, đẹp, “Khu dân cư bảo vệ môi trường”, “tuyến đường điện thắp sáng”...Đảng bộ huyện Kon Plông với mô hình “Xanh- Sạch- Đẹp- Văn minh”; Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh với mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” trực tiếp nuôi dưỡng 15 cháu; Đảng bộ huyện Kon Rẫy triển khai mô hình “Cán bộ, đảng viên nói và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Đảng bộ Khối cơ quan & doanh nghiệp tỉnh với mô hình “Đảng viên cơ quan Đảng uỷ khối tự học, tự rèn luyện nâng cao chất lượng công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ”; Đảng bộ Sở Nội vụ với mô hình “Đảng viên, công chức Sở Nội vụ làm hết việc chứ không hết giờ”; Đảng bộ Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh với mô hình “Hộp sữa yêu thương”, “Nồi cháo yêu thương”...
Qua 01 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Chuyên đề riêng của tỉnh, toàn tỉnh đã xây dựng được 302 mô hình, giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống, xã hội.
3.6. Sau 01 năm thực hiện Kết luận số 08-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh, đến nay đã từng bước tác động mạnh mẽ đến nhận thức của đồng bào DTTS, thay đổi nếp nghĩ, dần loại bỏ những tập quán lạc hậu, biết cách tổ chức sản xuất làm cho đời sống ngày càng nâng lên...
Cụ thể, thông qua các hình thức truyền thông, đến nay, 100% đồng bào DTTS, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đã được tuyên truyền về nội dung Cuộc vận động; các địa phương đã lồng ghép Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”… Đồng thời qua tuyên truyền, cán bộ, công chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTT đã nâng cao nhận thức, ý thức trong thực hiện Cuộc vận động; qua tuyên truyền, đồng bào DTTS đã có những thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, dần loại bỏ những tập quán lạc hậu, biết cách tổ chức sản xuất làm cho đời sống ngày càng nâng lên, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Các cấp, các ngành đã xây dựng nhiều mô hình về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để hỗ trợ cho đồng bào DTTS, trong đó có một số mô hình điểm, mang lại hiệu quả cao, như: Huyện Đăk Hà xây dựng các mô hình chăn nuôi dê, heo sọc, gà đẻ trứng, trồng cây mít thái, chuối thái, cải tạo vườn hộ, trồng rau xanh, nuôi gà thả vườn, trồng cây ăn trái trong vườn cà phê... với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng; Huyện Kon Plông xây dựng một số mô hình điểm trồng Sâm đương quy, trồng Sâm dây, nuôi heo đen với tổng kinh phí đầu tư 820 triệu đồng; Huyện Tu Mơ Rông với các mô hình điểm như trồng Mỳ cao sản, sản xuất giống lúa ST25, mô hình phòng, chống đói rét cho đàn trâu, bò, mô hình “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; Thành phố Kon Tum đã triển khai 58 mô hình cho 1.789 hộ đồng bào DTTS tham gia với tổng số tiền lên đến 8,8 tỷ đồng; Huyện Ia H’drai xây dựng 17 mô hình tại các xã (trong đó tập trung chủ yếu vào việc nuôi bò sinh sản, nuôi dúi, nuôi hươu sao, nuôi heo đen, heo lai, xây dựng môi trường…) với tổng số tiền đầu tư khoảng 1,2 tỷ đồng; Huyện Sa Thầy xây dựng 18 mô hình với 398 hộ đồng bào DTTS tham gia với tổng kinh phí thực hiện gần 2 tỷ đồng; Huyện Kon Rẫy xây dựng 16 mô hình (tập trung chủ yếu vào việc nuôi heo trên đệm lót sinh học, sản xuất lúa hữu cơ, chăn nuôi bò cái nền sinh sản…) với kinh phí thực hiện hàng trăm triệu đồng; Huyện Ngọc Hồi xây dựng 38 mô hình (tập trung chủ yếu vào việc nuôi heo đen, heo sọc dưa, nuôi thỏ, nuôi ngan đen, trồng lúa nước, trồng cây ăn trái…) với tổng kinh phí thực hiện 373 triệu đồng; Huyện Đăk Glei xây dựng 49 mô hình (tập trung chủ yếu vào việc trồng sâm dây, nuôi bò sinh sản, nuôi heo đen, nuôi ong rừng lấy mật ….) với tổng kinh phí thực hiện trên 3 tỷ đồng…
Với kết quả nỗ lực của các cấp, các ngành, trong năm 2021 toàn tỉnh có 5.318 hộ nghèo DTTS thoát nghèo, 2.761 hộ cận nghèo thoát cận nghèo…nhiều gia đình đã tự lực vươn lên bằng chính nội lực của mình.
3.7. Thông tin từ Ngân hàng CSXH tỉnh, đến 15/5/2022 đã giải ngân gần 45 tỷ đồng của 2 chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khắn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến theo Nghị quyết 11/NQ-CP.
Theo số liệu tổng hợp gửi Ngân hàng CSXH Việt Nam, tổng nhu cầu vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết 11/NĐ-CP trên địa bàn Kon Tum là 1.266,1 tỷ đồng của 5 chương trình cho vay, gồm: Tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay nhà ở xã hội; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn từ 2021-2023.
Ngay khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao, Ngân hàng CSXH tỉnh đã tham mưu giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các huyện, thành phố. Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác triển khai cho vay kịp thời nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân có nguồn vốn phục hồi phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Đến nay, đã giải ngân hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của 02 chương trình là cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; và chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khắn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến với số tiền là 45 tỷ đồng.
Thời gian tới, Ngân hàng CSXH tỉnh sẽ tiếp tục rà soát bổ sung nhu cầu vốn tín dụng chính sách thực hiện các chương trình cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022 - 2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm; tăng cường giám sát quá trình thực hiện, bảo đảm chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, tránh lợi dụng, trục lợi chính sách. 
3.8. Giao đất giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng là chính sách lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Đến nay, chính quyền địa phương các cấp ở tỉnh ta đã tổ chức giao 8.561,06ha rừng cho 53 cộng đồng dân cư; đồng thời cho 8 doanh nghiệp thuê 7.408,76ha rừng. Thông qua các diện tích rừng được giao, cho thuê, các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững gắn với phát triển cây sâm Ngọc Linh, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và sản xuất nông - lâm nghiệp dưới tán rừng.
Hằng năm, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh đều tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai và các chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn nắm bắt, hiểu chủ trương, chính sách về giao rừng, cho thuê rừng và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của các tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện. Từ đó, nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm, thúc đẩy người dân, nhất là người dân ở vùng đồng bào DTTS tham gia quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Triển khai thực hiện các phương án giao rừng, cho thuê rừng theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, UBND các huyện, thành phố của tỉnh đều xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 26/11/2018 của Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt để làm căn cứ giao rừng, cho thuê rừng.
Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp sau khi được giao, cho thuê rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện chặt chẽ…nhờ đó việc thực hiện giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ rừng mang lại hiệu quả, ngăn chặn sự xâm hại tài nguyên rừng, đem lại thu nhập kinh tế cho người dân sống gần rừng, góp phần bảo vệ môi trường sống. Cụ thể, tổng diện tích rừng đã giao cho các cộng đồng dân cư tăng dần qua các năm (năm 2018 giao 2.028,85ha; năm 2019 giao 2.195,61ha; năm 2021 giao 4.216,72ha). Các chủ rừng là cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế chủ động xây dựng phương án PCCCR và triển khai thực hiện, qua đó đã góp phần giảm thiểu diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra. Thông qua hoạt động phát triển rừng cộng đồng, vốn rừng hiện có sẽ được bảo vệ, giảm các tác động bất lợi và góp phần nâng cao diện tích rừng trồng, khả năng phòng hộ của rừng, hạn chế hiện tượng xói mòn đất, điều hòa khí hậu, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái của rừng.
Hiện nay, một số địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai công tác đo đạc, đánh giá trữ lượng, lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Từ đó, đưa việc giao rừng, cho thuê rừng từng bước trở thành một trong những “công cụ” quản lý rừng bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS). (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4. Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV. (Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030. (xin xem tại đây).
1.2. Quy định của Bộ Chính trị về chức danh lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị. (xin xem tại đây).
1.3. Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. (xin xem tại đây).
1.4. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Nghị quyết của Tỉnh uỷ về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. (xin xem tại đây).
2.2. Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. (xin xem tại đây).
2.3. Nghị quyết của Tỉnh uỷ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đến hết quý II năm 2022. (xin xem tại đây).
2.4. Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. (xin xem tại đây).
2.5. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. (xin xem tại đây).
1.2. Quy định chi tiết cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. (xin xem tại đây).
1.3. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp hỗ trợ người lao động. (xin xem tại đây).
1.4. Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Công văn số 1275/UBND-KGVX ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai các hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây).
2.2. Công văn số 1296/UBND-KGVX ngày 05/5/2022 của UBND tỉnh về việc xây dựng đội ngũ truyền thông chính sách và tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của địa phương. (xin xem tại đây).
2.3. Công văn số 1298/UBND-KGVX ngày 05/5/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần. (xin xem tại đây).
2.4. Công văn số 1331/UBND-KTTH ngày 06/5/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 và dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vị thuốc y học cổ truyền. (xin xem tại đây).
2.5. Công văn số 1350/UBND-KTTH ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây).
2.6. Công văn số 1348/UBND-KGVX ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết Dengue. (xin xem tại đây).
2.7. Công văn số 1478/UBND-KTTH ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục rà soát nhu cầu vay vốn đối với chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11-NQ/CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. (xin xem tại đây).
2.8. Công văn số 1504/BCĐ ngày 18/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây).
2.9. Công văn số 1544/UBND-KGVX ngày 23/5/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2022. (xin xem tại đây).
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Người Bí thư chi bộ tận tụy. (xin xem tại đây).
2. Người đội trưởng hết mình vì công việc. (xin xem tại đây).
3. A Linh - Nông dân ham học, ham làm. (xin xem tại đây).
4. Người cựu chiến binh làm giàu từ chăn nuôi heo. (xin xem tại đây).
5. A Quỳnh - Tấm gương trẻ làm kinh tế giỏi. (xin xem tại đây).
 
Nguyễn Phi Em thực hiện.
 

[1] Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 6-2022: Ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6) và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022; Kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6) và 74 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6); Ngày Môi trường thế giới (05/6); Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu tình nguyện (14/6); 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6); Ngày Hiến chương Liên Hợp quốc (26/6); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Hùng (11/6/1912 - 11/6/2022), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:60 | lượt tải:10

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:346 | lượt tải:31

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:50 | lượt tải:33

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:496 | lượt tải:65

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:258 | lượt tải:132

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1018 | lượt tải:55

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:230 | lượt tải:143
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay27,496
  • Tháng hiện tại146,052
  • Tổng lượt truy cập32,808,709
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây