A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng
[1]… cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 6-2023 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1. Tập trung tuyên truyền bài phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa XIII của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng; tuyên truyền về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV
(Kỳ họp tiến hành theo 02 đợt: Đợt 1, từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023; đợt 2, từ ngày 19/6 đến ngày 23/6/2023).
2. Tuyên truyền Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII)
"về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" và Chương trình số 59-CTr/TU, ngày 15-5-2023 của Tỉnh ủy khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Trong đó chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền CHCN Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục tham gia xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
3. Tuyên truyền Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII)
“về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới” và Chương trình số 55-CTr/TU, ngày 25-4-2023 của Tỉnh ủy khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, trong đó tập trung tuyên truyền 6 nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng từ tỉnh tới cơ sở.
4. Tuyên truyền Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30-01-2023 của Bộ Chính trị
“về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” và Chương trình số 57-CTr/TU, ngày 28-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong đó, chú trọng tuyên truyền về các thành tựu công nghệ sinh học; kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; giới thiệu, tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
5. Tiếp tục tuyên truyền Kết luận số 45-KL/TW, ngày 17-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
“về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050"; Nghị quyết 81/2023/QH15 ngày 09-01-2023 của Quốc hội khóa XV "về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050"; Nghị quyết 15/NQ/HĐND ngày 25-4-2023 của HĐND tỉnh
"về nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045; Kế hoạch số 1297/KH-UBND ngày 5-5-2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh "
triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, giai đoạn 2023 - 2028 trên địa bàn tỉnh Kon Tum".
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Tình hình phát triển kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023
Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả; nhiều chỉ tiêu quan trọng của tỉnh tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ như: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP); các sản phẩm công nghiệp chủ yếu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; lượng khách du lịch. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng...
3.1.1. Tháng 5-2023, sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung sản xuất thu hoạch vụ đông xuân và gieo trồng, chăm sóc cây lúa vụ mùa, đảm bảo tiến độ gieo trồng các loại cây hàng năm khác; Công tác phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm được giám sát chặt chẽ; Sản xuất lâm nghiệp duy trì ổn định; công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục được quan tâm.
3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh trong 5 tháng đầu năm 2023 tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành sản xuất đều có chỉ số sản xuất tăng…Ước tính 5 tháng đầu năm 2023 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 18-5-2023, toàn tỉnh có 19 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 1.241 tỷ đồng, giảm 56,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,85% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có 05 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 02 doanh nghiệp đã giải thể; 04 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động...
3.1.3. Công tác phân bổ và đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công được chỉ đạo triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả. Tính chung 5 tháng, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn NSNN do địa phương quản lý trên địa bàn ước đạt 1.326,6 tỷ đồng, tăng 23,99% so với cùng kỳ năm trước.
3.1.4. Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đến ngày 31-5-2023 đạt 20.850 tỷ đồng, tăng 0,6% (+128 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 4,9% (+975 tỷ đồng) so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đạt 43.350 tỷ đồng, tăng 0,6% (+270 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 1,0% (+423 tỷ đồng) so với cuối năm 2022.
3.1.5. Tháng 5-2023, trên địa bàn tỉnh đang là giai đoạn chuyển mùa, bắt đầu vào mùa mưa nên ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh 5 tháng đầu năm 2023 đạt quy mô cao hơn so với cùng kỳ và đang dần bắt kịp tốc độ tăng cùng kỳ của các năm trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, so với cùng kỳ năm trước tình hình thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình trong giai đoạn chuyển mùa, lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023 tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước...
3.1.6. Hoạt động vận chuyển hành khách trong tháng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Hoạt động vận chuyển hàng hóa tăng, tháng 5 trên địa bàn tỉnh một số sản phẩm nông nghiệp vào mùa thu hoạch nên hoạt động vận chuyển hàng hóa ngành nông nghiệp tăng, đồng thời các cơ sở kinh doanh vận tải thường xuyên tăng cường đầu tư thêm nhiều xe có tải trọng lớn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023 tăng 15,91% về lượng khách vận chuyển và tăng 7,39% lượng hàng hóa vận chuyển so với cùng kỳ năm trước...
3.1.7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2023 giảm 0,04% so với tháng trước; so với tháng 12-2022 CPI tháng 5 tăng 0,14% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,28%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023 CPI tăng 5,64%.
3.2. Công tác cán bộ
- Ngày 04-5-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 860-QĐ/TU về chuẩn y đồng chí U Ngar, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Hà giữ chức Ủy viên và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đăk Hà khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
- Ngày 04-5-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 864-QĐ/TU chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2020-2025 đối với các đồng chí: A Thủy, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Phan Xuân Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Thầy, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Rờ Kơi.
- Ngày 04-5-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo kết luận số 753-TB/TU về thống nhất chủ trương giải thể Liên đoàn Quần vợt tỉnh Kon Tum.
- Ngày 05-5-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 867-QĐ/TU phê duyệt rà soát, đưa ra khỏi nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, nhân sự đưa ra khỏi nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 gồm đồng chí Nguyễn Quang Hải, Giám đốc Sở Xây dựng và đồng chí Lê Xuân Thủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh. Nhân sự đưa ra khỏi nguồn quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Lê Xuân Thủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
3.3. Công tác khen thưởng
- Ngày 19-4-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 911-CV/TU về thống nhất hiệp y đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba đối với đồng chí Vũ Mạnh Chữ, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Ngày 26-4-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo kết luận số 742-TB/TU về thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho đồng chí Y Chon, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi.
- Ngày 23-5-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo kết luận số 755-TB/TU về thống nhất để Ủy ban nhân dân tỉnh hiệp y đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum.
3.4. Trong đợt 19-5-2023 này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định tặng Huy hiệu Đảng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho 191 đảng viên.
Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở đề nghị tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng của Ban Thường vụ các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy, ngày 05-5-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Quyết định số 865-QĐ/TU tặng Huy hiệu Đảng và truy tặng Huy hiệu Đảng đợt 19-05-2023 cho 191 đảng viên, cụ thể:
Tặng Huy hiệu Đảng 30 năm cho 86 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 40 năm cho 26 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 45 năm cho 06 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 50 năm cho 30 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 55 năm cho 28 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 60 năm cho 08 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 65 năm cho 02 đảng viên; tặng Huy hiệu Đảng 75 năm cho 02 đảng viên. (2) Truy tặng Huy hiệu Đảng 30 năm cho 01 đảng viên; truy tặng Huy hiệu Đảng 45 năm cho 01 đảng viên; truy tặng Huy hiệu Đảng 50 năm cho 01 đảng viên
.
3.5. Tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tổ chức vào sáng 18-5, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá: Qua 2 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; gắn việc triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW với nhiệm vụ chính trị được giao và các chương trình, kế hoạch của cấp ủy thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nhất là Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, đơn vị; tổ chức sinh hoạt chính trị "tự soi, tự sửa" và sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung các tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Qua đó đã xây dựng, nhân rộng được một số mô hình hay, cách làm hiệu quả, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt lưu ý các cấp, các ngành phải (1) tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó, quán triệt, lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận 01-KL/TW, Chuyên đề toàn khóa, các chuyên đề của tỉnh gắn với thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Kết luận 21-KL/TW đến CB, CC, VC và nhân dân trên địa bàn tỉnh; tạo thành ý thức tự giác, thói quen tốt và việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo gương Bác. (2) Đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và kế hoạch sinh hoạt định kỳ của chi bộ, cơ quan gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. (3) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, địa phương. Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng. (4) Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc lãnh đạo triển khai thực hiện Kết luận 01-KL/TW, Chuyên đề toàn khóa và các chuyên đề của tỉnh, nhất là thường xuyên kiểm tra, giám sát việc làm theo gương Bác, kịp thời xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện, đề ra giải pháp thiết thực để đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác ở các địa phương, đơn vị.
Tại hội nghị, 21 tập thể, 30 cá nhân được nhận Thư khen của Bí thư Tỉnh ủy; 19 tập thể và 26 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2022.
3.6. Sáng 10-5, tại Tp.Kon Tum, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền (Ban Chỉ đạo) tỉnh phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền tỉnh năm 2023. Đồng chí Y Ngọc-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghiên cứu 3 chuyên đề về: Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 - thành tựu khẳng định cam kết mạnh mẽ trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) và bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào DTTS ở Việt Nam; thành tựu và một số thách thức trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc đề nghị: Sau khi nghiên cứu 3 chuyên đề trên, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tập trung triển khai công tác thông tin tuyên truyền đến với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nắm rõ về nhân quyền, trong đó chú trọng tuyên truyền về tự do tôn giáo và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, qua đó nhằm đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta thông qua mạng xã hội.
3.7. Sáng 10-5, tại huyện Sa Thầy, Ban Chỉ đạo tổ chức và điều hành Tháng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh phối hợp Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2023.
Năm 2022, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, LĐLĐ tỉnh và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền các quy định pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, với nhiều hình thức phù hợp, đa dạng, phong phú; tuyên truyền sâu rộng Tháng Công nhân phù hợp, sát với điều kiện công tác, sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho 4.861 người. Tính đến ngày 30/9/2022, toàn tỉnh có 1.825 đơn vị tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 39.121 người với số tiền thu hơn 6,1 tỷ đồng. Trong Tháng Công nhân 2022, LĐLĐ tỉnh, các huyện thành phố hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn” cho 7 đoàn viên trị giá 295 triệu đồng; thăm, tặng quà cho 140 lao động có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 98 triệu đồng.
Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 có chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân năm 2023 có chủ đề: “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”. Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và người lao động về chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng. Thanh, kiểm tra việc lắp đặt, sử dụng các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, việc khai báo, kiểm định, cấp giấy xác nhận khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo 100% trước khi đưa vào sử dụng được kiểm định kỹ thuật an toàn; phối hợp với LĐLĐ tỉnh và các ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách với người lao động
Nhân dịp này, Ban Chỉ đạo trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 2 cá nhân có thành tích trong công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2022; tặng 7 phần quà (1 triệu đồng/suất) động viên các cá nhân, gia đình người bị tai nạn lao động…
3.8. Chiều 12-5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước năm 2023. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo, tổng Kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 được Trung ương giao cho tỉnh Kon Tum là 3.587,159 tỷ đồng, gồm nguồn vốn ngân sách địa phương: 1.086,237 tỷ đồng và ngân sách Trung ương: 2.500,922 tỷ đồng. Qua rà soát tình hình thực tế các nguồn thu của địa phương, tỉnh Kon Tum đã giao kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 là 4.712,6 tỷ đồng, gồm nguồn ngân sách địa phương: 2.211,678 tỷ đồng và nguồn ngân sách Trung ương: 2.500,922 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh đã thực hiện phân bổ 4.176,859 tỷ đồng, số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 335.741 triệu đồng (thuộc nguồn ngân sách địa phương). Nhìn chung việc phân bổ kế hoạch được thực hiện kịp thời, các chủ đầu tư đã chủ động triển khai thực hiện các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, đảm bảo giải ngân kế hoạch ngay từ những ngày đầu năm.
Tính đến ngày 20-4-2023, toàn tỉnh đã giải ngân được 479,396 tỷ đồng, đạt khoảng 15,16% so với kế hoạch vốn của tỉnh và đạt khoảng 13,36% so với kế hoạch vốn Trung ương giao.
Theo đánh giá, công tác quản lý về đầu tư công được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm đôn đốc việc triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tỷ lệ giải ngân của tỉnh năm 2022 nằm trong các địa phương có tỷ lệ giải ngân khá cao trong cả nước, đạt khoảng 92% kế hoạch vốn Trung ương giao. Việc bố trí vốn cơ bản tập trung, trọng tâm, trọng điểm nên hệ thống giao thông và hạ tầng có nhiều đổi mới, nhiều dự án hoàn thành góp phần tạo nên dáng vóc mới của tỉnh.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Năm 2023 là năm thứ 3, năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện yêu cầu, mục tiêu, phấn đấu giải ngân cao nhất kế hoạch năm 2023, đồng chí đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể như: (1) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước; giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định. (2) Rà soát từng dự án cụ thể, nhất là các dự án khởi công mới; kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư và kết quả đầu ra của từng dự án; nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. (3) Chuẩn bị mọi điều kiện để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. (4) Các sở quản lý chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm, chấn chỉnh đối với các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thi công xây dựng công trình vi phạm về chất lượng, tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng công việc không đúng với hình thức hợp đồng; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao…
3.9. Trong 4 tháng đầu năm 2023, thông qua các Chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm, các cơ quan, địa phương đã giải quyết việc làm cho 2.963 lao động trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh có 720 hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tình hình lao động, việc làm trong những tháng đầu năm 2023 cơ bản ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Trong 04 tháng đầu năm, có 41 doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng 1.724 việc làm, giảm 21,49% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,17% so với quý liền kề.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cân đối lao động, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, các cơ quan, địa phương của tỉnh đã chủ động thu thập thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức, nhu cầu tìm việc của người lao động và đăng tải thường xuyên trên trang thông tin điện tử việc làm và các nền tảng mạng xã hội; thông tin doanh nghiệp đăng tuyển trên báo, đài địa phương, hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, các phiên giao dịch việc làm lưu động...
Theo dự báo, trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tăng khoảng 12% nhu cầu tuyển lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo - xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ - thương mại... Đồng thời, thị trường lao động nước ngoài đang có nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn lao động Việt Nam đi làm tại các nước, đây là những cơ hội việc làm tốt, có thu nhập cao cho người lao động…Do đó, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan kịp thời nắm bắt tình hình bến động lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sử dụng lao động để có những giải pháp phù hợp; đa dạng hóa các hoạt động kết nối cung, cầu lao động để người lao động nhận thức, tham gia lựa chọn việc làm phù hợp; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với cơ sở dạy nghề trong đào tạo, hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động và ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại chỗ. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ an sinh xã hội cho người lao động...
3.10. Ngày 16-5-2023, Bộ LĐ,TB&XH ban hành Quyết định số 635/QĐ-LĐTBXH về việc đổi tên Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum thành Trường Cao đẳng Kon Tum theo đề nghị của UBND tỉnh và Tổng Cục trưởng Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum được thành lập ngày 24-10-2017 trên cơ sở sáp nhập 4 trường: Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Kon Tum, Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Trung cấp Y tế Kon Tum và Trung cấp nghề Kon Tum.
Sau thời gian đi vào hoạt động cho đến nay, trường đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức dạy học; quan tâm công tác nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động có sự bất cập, hạn chế về tên gọi của nhà trường (Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) chưa thực sự phù hợp với thực tế của địa phương, xa lạ với người dân và doanh nghiệp, chưa đáp ứng được mong muốn của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; không phản ánh được tính chuyên nghiệp và chuyên sâu trong công tác giáo dục đào tạo nghề nghiệp, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chưa thu hút được nhiều học sinh, sinh viên đăng ký tham gia vào học tại trường. Để khắc phục các hạn chế này, việc đổi tên Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum thành Trường Cao đẳng Kon Tum là cấp thiết và cần thiết.
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1. Phát biểu khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (
Xin xem tại đây).
Chuyên đề 2. Phát biểu bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (
Xin xem tại đây). (
Xin xem tại đây).
Chuyên đề 3. Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Lễ Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 (
Xin xem tại đây).
Chuyên đề 4. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 (
Xin xem tại đây).
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Thông báo Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
(Xin xem tại đây).
1.2. Kết luận số 54-KL/TW, ngày 09-5-2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03-10-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
(Xin xem tại đây).
1.3. Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Đề cương tuyên truyền nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023)
(Xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Chương trình số 57-CTr/TU, ngày 28-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30-01-2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới”
(Xin xem tại đây).
2.2. Công văn số 918-CV/TU, ngày 28-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19
(Xin xem tại đây).
2.3. Quyết định số 859-CQĐ/TU, ngày 04-5-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thành lập Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I năm 2023
(Xin xem tại đây).
2.4. Hướng dẫn số 43-HD/BTGTU, ngày 10-5-2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2023
(Xin xem tại đây).
2.5. Chương trình số 59-Ctr/TU, ngày 15-5-2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”
(Xin xem tại đây).
2.6. Chương trình số 60-Ctr/TU, ngày 15-5-2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
(Xin xem tại đây).
2.7. Kế hoạch số 95-Ctr/TU, ngày 22-5-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30-01-2023 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030
(Xin xem tại đây).
2.8. Thông báo số 755-TB/TU, ngày 23-5-2023 Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác khen thưởng.
(Xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN CỦA CHÍNH QUYỀN
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Nghị quyết số 58/NQ-CP, ngày 21-4-2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 (
Xin xem tại đây).
1.2. Nghị quyết số 73/NQ-CP, ngày 06-5-2023 của Chính phủ về việc uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể (
Xin xem tại đây).
1.3. Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, ngày 14-5-2023 của Chính phủ về tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01-7-2023 (
Xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Công văn số 1272/UBND-KTTH, ngày 04-5-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc
(xin xem tại đây)
2.2. Kế hoạch số 1274/KH-UBND, ngày 04-5-2023 của UBND tỉnh triển thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03-6-2017 Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(xin xem tại đây)
2.3. Công văn số 1287/UBND-NNTN, ngày 05-5-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản
(xin xem tại đây)
2.4. Quyết định số 190/QĐ-UBND, ngày 05-5-2023 của UBND tỉnh phê duyệt danh sách ý tưởng/sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) năm 2023 trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây)
2.5. Công văn số 1295/UBND-NNTN, ngày 05-5-2023 của UBND tỉnh về việc tập trung ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam
(xin xem tại đây)
2.6. Kế hoạch 1297/KH-UBND, ngày 05-5-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh
(xin xem tại đây)
2.7. Công văn số 1306/UBND-KGVX, ngày 08-5-2023 của UBND tỉnh về việc hưởng ứng, triển khai “Tháng Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, “Tháng Nhân đạo” năm 2023
(xin xem tại đây)
2.8. Công văn số 1333/UBND-KTTH, ngày 11-5-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các doanh nghiệp thuộc tỉnh
(xin xem tại đây)
2.9. Công văn số 1338/UBND-TTHCC, ngày 11-5-2023 của UBND tỉnh về việc giải quyết dứt điểm tình trạng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) quá hạn
(xin xem tại đây)
2.10. Công văn số 1344/UBND-KGVX, ngày 11-5-2023 của UBND tỉnh về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các cơ quan, đơn vị và trong các sự kiện văn hóa, chính trị
(xin xem tại đây)
2.11. Quyết định số 206/QĐ-UBND, ngày 12-5-2023 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Kon Tum
(xin xem tại đây)
2.12. Công văn số 1357/UBND-KGVX, ngày 12-5-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách
(xin xem tại đây)
2.13. Quyết định số 210/QĐ-UBND, ngày 12-5-2023 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025
(xin xem tại đây)
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Hoạ sĩ Kiều Đăng - Công ty Du lịch Làng Hồ Tourist - từ yêu mến những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Ngoài giá trị kinh tế, các sản phẩm góp phần quảng bá nét đẹp, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Anh được người dân gọi tên thân thương là Người “thổi hồn quê” cho những sản phẩm du lịch
(Chi tiết, xin xem tại đây).
2. Không chỉ tích cực trong các hoạt động tình nguyện, anh Nông Hồng Sơn (44 tuổi, ở thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) còn duy trì thói quen hiến máu suốt 17 năm qua với 42 lần
(Chi tiết, xin xem tại đây).
3. Bước qua tuổi 66, dù đôi mắt hơi yếu, nhưng đôi tay bà Y Két (dân tộc Giẻ Triêng, thôn Đăk Si, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn thoăn thoắt, nhanh nhẹn mỗi khi ngồi vào khung cửi. Với bà, việc dệt thổ cẩm như là cách để bà bầu bạn, thể hiện tấm lòng, sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống
(Chi tiết, xin xem tại đây).