Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 02-2017 

Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 02-2017

Thứ sáu - 27/01/2017 13:54

A. VĂN BẢN MỚI

I. VĂN BẢN CỦA TỈNH

1. Ngày 16-01-2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 16-HD/BTGTU về hướng dẫn tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2017. Nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc; bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường dân tộc; góp phần củng cố và bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt lên khó khăn, thách thức, thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm cần tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, an toàn, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức; tạo khí thế cách mạng, thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn cần lồng ghép với việc tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy; các chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ” và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2017) và đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu

- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 87 năm qua, đặc biệt là trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Tiếp tục tuyên truyền việc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp; nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; làm rõ nguyên nhân và các giải pháp để mỗi cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng nhận thức rõ yêu cầu và nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

- Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh trong năm 2016; biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Tuyên truyền Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20/12/2016 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017 và Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, chăm lo tết đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Việc tổ chức vui xuân đón tết lành mạnh, tiết kiệm gắn với phê phán những hiện tượng tiêu cực, cờ bạc, mê tín dị đoan, lãng phí trong dịp Tết, các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội.

2. Kỷ niệm 104 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2017)

Tuyên truyền về sự kiện thành lập tỉnh Kon Tum; truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc trong các thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu về kinh tế -xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh trong công cuộc đổi mới và xây dựng phát triển. Cổ vũ các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

3. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (09/2/1907-09/2/1917)

Tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang, những bài học sâu sắc rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trường Chinh; những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Trường Chinh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước, nhất là trong những bước ngoặt của cách mạng.

4. Giỗ Tổ Hùng Vương ( mùng 10 tháng 3 âm lịch)

Tuyên truyền về ý nghĩa của Giỗ Tổ Hùng Vương để giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và phát triển đất nước.

5. Kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2017)

Tuyên truyền những thành tựu của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trong công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng và phát triển tỉnh nhà, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đến nay và sau 26 năm tỉnh Kon Tum được thành lập lại.

6. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907-07/4/2017)

Tuyên truyền cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang, những bài học sâu sắc rút ra trong quá trình hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Lê Duẩn  - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam; những đóng góp của Tổng Bí thư Lê Duẩn trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là những sáng tạo về lý luận và đường lối cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam và xây dựng đất nước.

7. Kỷ niệm 147 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2017)

Tuyên truyền thân thế, sự nghiệp của V.I.Lênin, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, của phong trào Cộng sản và Công nhân thế giới; di sản tư tưởng, lý luận quý báu của V.I.Lênin; sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn mới.

8. Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh (24/4/1972 – 24/4/2017)

- Khẳng định vị trí và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh trong Chiến dịch Xuân – Hè năm 1972 nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nói chung.

- Nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền những thành tựu của Huyện Đăk Tô trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh - quốc phòng trong 45 năm qua, kể từ ngày giải phóng Đăk Tô – Tân Cảnh.

9. Kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017)

- Tuyên truyền khẳng định giá trị lịch sử to lớn của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Truyền thống anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước của dân tộc; tôn vinh và tri ân những đóng góp, cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

- Những thành tựu nổi bật của tỉnh sau 42 năm thống nhất đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, nhất là những quan điểm và nguyên tắc trong đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.

10. Kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2017)

Nêu bật thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định ý nghĩa lịch sử lớn lao của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc Việt Nam và thế giới; nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Tôn vinh, tri ân những đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

11. Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017)

- Tuyên truyền thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời tích cực đấu tranh với các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ thân thế, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh và phủ định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó chú trọng tuyên truyền các phong trào thi đua, những mô hình và điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Cổ vũ, động viên đội ngũ phóng viên, văn nghệ sỹ, trí thức và các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về gương “người tốt, việc tốt” trong xã hội.

12. Kỷ niệm 26 năm thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8/1991- 12/8/2017).

- Tuyên truyền những thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng và phát triển sau 26 năm thành lập lại tỉnh Kon Tum; những đổi thay trong cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, tận dụng  thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, chủ động, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã đề ra

13. Kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2017)

- Tuyên truyền bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945; những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là nhiệm vụ như: Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

14. Kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930 - 25/9/2017)

- Nêu bật truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong 87 năm qua. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.

- Giới thiệu gương sáng đảng viên, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; biểu dương các điển hình tiên tiến, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

15. Kỷ niệm 197 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11/1820 - 28/11/2017)

Tuyên truyền cuộc đời và sự nghiệp của Ph.Ăng-ghen; những đóng góp của Ph.Ăng-ghen với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học và giai cấp công nhân; sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

16. Kỷ niệm 86 năm cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12/12/1931-12/12/2017).

Tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh lưu huyết của các chiến sĩ cộng sản tại nhà Ngục Kon Tum; ý chí kiên cường, tinh thần đấu tranh anh dũng, quyết tử của những người tù chính trị và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum vì độc lập, tự do của dân tộc.

17. Các ngày kỷ niệm: 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga (07/11/1917-07/11/2017); 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017); 100 năm Ngày sinh đồng chí Văn Tiến Dũng (02/5/1917- 02/5/2017). Đây là những sự kiện năm tròn, được tổ chức kỷ niệm ở quy mô cấp quốc gia, sau khi Ban Tuyên giáo Trung ương có hướng dẫn và đề cương tuyên truyền kỷ niệm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ có Hướng dẫn cụ thể về công tác tuyên truyền ở tỉnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, KỶ NIỆM

- Tổ chức tọa đàm, gặp mặt truyền thống, thăm di tích lịch sử, trao tặng Huy hiệu Đảng, thăm hỏi các gia đình, đối tượng chính sách, giúp đỡ các địa phương, gia đình vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa; trùng tu, tôn tạo, quản lý và sử dụng có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hoá, các nhà bảo tàng, triển lãm.

- Phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh; ngày kỷ niệm của các cấp, các ngành. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”; “đền ơn đáp nghĩa”; cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”.        

- Thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đưa nội dung kỷ niệm các ngày lễ lớn vào sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể nhân dân, trong đó quan tâm tuyên truyền đến các đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên.

- Xây dựng phóng sự phản ánh thành tựu của tỉnh trên các lĩnh vực; những gương điển hình, nhân tố mới; về kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền trong các dịp kỷ niệm.

- Xây dựng cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu ở các khu trung tâm, cơ quan, công sở và nơi tập trung đông người để tuyên truyền.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng và tổ chức các hình thức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2017 bằng hình thức phù hợp, gắn với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động, văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, triển lãm, điện ảnh phục vụ nhân dân, quan tâm nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

3. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo và quản lý các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh trong việc thông tin tuyên truyền về các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh bảo đảm kịp thời, đúng định hướng chính trị, tư tưởng.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể tỉnh: Tổ chức phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên vượt lên khó khăn, thách thức, quyết tâm lao động, sản xuất và kinh doanh, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

5. Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh: Tăng cường vận động hội viên sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh.

6. Hội Nhà báo tỉnh: Chỉ đạo các chi hội cơ sở tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; nâng cao trách nhiệm chính trị, trình độ chuyên môn của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

7. Báo Kon Tum, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; về tầm vóc, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử; tăng cường giới thiệu những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước. Chủ động đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

8. Uỷ ban nhân dân tỉnh:

- Chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức hoạt động kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2017.

- Thông báo và hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị, nhân dân treo cờ Tổ quốc và khẩu hiệu tuyên truyền trong các ngày lễ lớn như sau:

+ Đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và Kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và kỷ niệm 104 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum: Treo cờ và khẩu hiệu từ ngày 26/01/2017 đến hết ngày 09/02/2017.

Kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum: Treo cờ từ ngày 15 đến hết ngày 16-3-2017.

+ Kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Treo cờ và khẩu hiệu từ ngày 28/4/2017 đến hết ngày 02/5/2017.

+ Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Treo cờ và khẩu hiệu  từ ngày 18 đến hết ngày 19-8-2017 và từ ngày 01/9/2017 đến hết ngày 02/9/2017.

+ Kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum: Treo cờ từ ngày 24 đến hết ngày 25-9-2017.

+ Treo cờ ngày Tết dương lịch năm 2018 từ ngày 31-12-2017 đến hết ngày 01-01-2018.

9. Một số vấn đề cần lưu ý

Thời gian qua, việc tổ chức tuyên truyền trực quan nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh cơ bản được các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời, tạo không khí và thông tin cho mọi người dân về một sự kiện sắp diễn ra. Tuy nhiên, việc tổ chức tuyên truyền vẫn còn nhiều việc chưa đảm bảo như: Các khẩu hiệu tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị thường được gắn bên cạnh là các sản phẩm quảng cáo đồ uống có cồn của đơn vị tài trợ, gây phản cảm trong công tác tuyên truyền; tuyên truyền quá nhiều nội dung trên một bảng pa nô, gây nhàm chán và không mang tính thời sự; việc treo cờ Tổ quốc, cờ chuối ở một số cơ quan, đơn vị, cổng chào các khu dân cư không đảm bảo, nhiều nơi để cờ rách hoặc cũ, phai màu suốt trong thời gian dài. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt việc thay đổi nội dung tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn; nhiều đơn vị treo khẩu hiệu tuyên truyền về nội dung chính trị ngay tại các tường rào trụ sở cơ quan, đơn vị.

Để đảm bảo cho công tác tuyên truyền nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh trong năm 2017, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành văn hoá, thể thao và du lịch; UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong việc treo cờ, khẩu hiệu ở các cơ quan, công sở và khu dân cư.

V. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1.  Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Đinh Dậu 2017!

2. Nhiệt liệt chào mừng 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2017)!

3. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017!

4. Nhiệt liệt chào mừng 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017)!

5. Nhiệt liệt chào mừng 72 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2017) !

6. Nhiệt liệt chào mừng 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017)!

7. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

8.  Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh!

9.  Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

10. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

2. Ngày 16-01-2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 684-CV/BTGTU về triển khai thực hiện Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư và hoạt động văn hoá - văn nghệ Xuân Đinh Dậu 2017. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị:

1. Các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh:

- Tập trung chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị “về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” (Quy định 55), Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20-12-2016 của Ban Bí thư “về việc tổ chức Tết năm 2017” (Chỉ thị 11), Công văn số 362-CV/TU ngày 28-12-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21-12-2012 của Ban Bí thư Trung ương khoá XI về việc đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí” tại địa phương, đơn vị. Thường xuyên chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát việc nêu gương của cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý, nhất là trong việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật.

- Căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội, từng địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ tại các khu vui chơi, giải trí, tạo không khí vui tươi, phấn khởi đón Xuân cho các tầng lớp nhân dân; tập trung chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

- Các huyện ủy, thành ủy chỉ đạo tổ chức cho cán bộ, Nhân dân viếng nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn vào thời điểm phù hợp (trước khi nghỉ Tết Nguyên đán), riêng thành phố Kon Tum tổ chức viếng Ngục Kon Tum, Nhà bia 81 liệt sĩ hy sinh Tết Mậu Thân 1968. Phối hợp với các Đoàn công tác của tỉnh để tổ chức thăm, chúc tết các xã, các đối tượng chính sách trên địa bàn, đảm bảo chu đáo, hiệu quả. Đồng thời, lựa chọn một số đồng chí đảng viên từ 60 năm tuổi đảng trở lên để các Đoàn thăm, tặng quà nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức các đoàn nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân tại khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung chương trình phải thể hiện được đặc sắc riêng của dân tộc Việt Nam; lựa chọn những tác phẩm phản ánh sinh động công cuộc đổi mới; ca ngợi quê hương, đất nước; ý chí bảo bệ vững chắc chủ quyền biển đảo, biên giới của Tổ quốc; ca ngợi Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

- Tăng cường các hoạt động văn hoá – văn nghệ theo hình thức xã hội hoá có định hướng; chủ động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý và xây dựng  môi trường văn hoá lành mạnh, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, “thương mại hoá” hoạt động lễ hội; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại khu vực tổ chức lễ hội; bảo đảm an ninh, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ; kiêm quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội.

3. Hội Văn học nghệ thuật: Khuyến khích, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ hưởng ứng sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,  xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII); phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.

4. Báo Kon Tum, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh:

- Tăng cường thông tin tuyên truyền việc triển khai thực hiện Quy định số 55-QĐ/TW và Chỉ thị số 11-CT/TW ở các địa phương, đơn vị. Kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt; phát hiện phê phán những tập thể, cá nhân là cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra các vi phạm trong việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật, tặng quà biếu xén, ăn uống lãng phí, gây phản cảm trong xã hội.  

- Tuyên truyền các cấp, các ngành tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân đón Tết, nhất là sự quan tâm đối với các hộ gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hoạt động thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới.

- Tuyên truyền các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao mừng mừng Xuân Đinh Dậu 2017. Các hoạt động kỷ niệm 87 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; tập trung nêu bật những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 87 năm qua, đặc biệt là trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo và quản lý các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh trong việc tuyên truyền các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Đinh Dậu 2017.

3. Ngày 09/01/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn số 53/UBND-KGVX chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch số 2360/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ, Chương trình số 76-CTr/TU ngày 17/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Cùng với đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.Hình thành các địa điểm biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu, loại hình biểu diễn tiêu biểu tại mỗi địa phương và chủ động liên kết các khu du lịch để đưa nghệ nhân tham gia, giới thiệu văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh Kon Tum đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Nghệ thuật tỉnh, các đội tuyên truyền lưu động; các giải pháp bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống trên địa bàn tỉnh.Duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; xây dựng các chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, đảm bảo đan xen hài hòa giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống và đương đại, không làm thay đổi nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ gắn với các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, phục vụ du khách và Nhân dân trong tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trước, trong và sau khi cấp phép biểu diễn (hoặc tiếp nhận chương trình biểu diễn nghệ thuật); theo dõi, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động văn nghệ quần chúng có biểu hiện sai lệch, thiếu tính giáo dục, định hướng về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, văn hóa theo quy định của pháp luật…

4. Ngày 13/1/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 103/KH-UBND về việc ra quân phát động phong trào xây dựng nông thôn mới đầu năm Tết Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn tỉnh.

Với chủ đề ra quân 2017: “Tiếp tục xây dựng hạ tầng nông thôn gắn với đẩy mạnh phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân, cải tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn”; nội dung ra quân tập trung vào xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng nông thôn (làm đường giao thông, nạo vét kênh mương); triển khai các mô hình về phát triển sản xuất, khai hoang, cải tạo đồng ruộng; các hoạt động về cải tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn (phát dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, làm hàng rào nhà dân, trồng cây xanh tại các trục đường, đào hố rác, chuồng trại chăn nuôi ...).

Thời gian tổ chức Lễ ra quân trước ngày 10 tháng 2 năm 2017 (tức ngày 14 tháng giêng năm Đinh Dậu) tại tất cả 10 huyện, thành phố.

Để Lễ ra quân đạt hiệu quả yêu cầu các địa phương (xã) đăng ký nội dung, hạng mục, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, tạo khí thế sôi nổi, mạnh mẽ để tổ chức Lễ ra quân phát động xây dựng nông thôn mới đầu năm Tết nguyên đán Đinh Dậu - năm 2017. Tuyên truyền, thông báo rộng rãi, vận động nhân dân, cán bộ công nhân viên chức, lực lư­ợng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh tích cực tham gia sôi nổi, có hiệu quả thiết thực, tránh phô trương hình thức, đạt hiệu quả cao.

Lễ ra quân nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi và kêu gọi sự hưởng ứng của nhân dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cùng nhau tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới góp phần cải thiện đời sống, thay đổi diện mạo nông thôn và đạt các mục tiêu Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đề ra.

II. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG

Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Thông tư gồm 05 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/02/2017; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01/01/2017. Một số nội dung chủ yếu của Thông tư:

Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH:

(1) Tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Năm

Trưc 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điu chỉnh

4,40

3,74

3,53

3,42

3,18

3,04

3,09

3,10

2,99

2,89

2,69

2,48

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Mức điu chỉnh

2,31

2,13

1,73

1,62

1,48

1,25

1,15

1,08

1,03

1,03

1,00

1,00

(2) Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều này.

Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH:

(1) Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2,  Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm= Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng. Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Mức điều chỉnh

1,73

1,62

1,48

1,25

1,15

1,08

1,03

1,03

1,00

1,00

(2)  Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều này. Trường hợp có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

B. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Trong tháng 02-2017, công tác tuyên truyền tập trung vào 02 nội dung trọng tâm sau:

1. Công tác tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm

- Tập trung tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Bí thư về việc tổ chức đón Tết năm 2017; phản ánh không khí đón xuân phấn khởi, an toàn, tiết kiệm trên địa bàn toàn tỉnh gắn với tuyên truyền những kết quả nổi bật của tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng năm 2016; biểu dương nỗ lực của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong chỉ đạo, điều hành; dự báo tình hình, thời cơ thuận lợi, thách thức trong năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2017.

- Tuyên truyền các cấp, các ngành cực chuẩn bị phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngay  trong dịp Tết cổ truyền;  hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách và các lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh biên giới quốc gia;

- Tuyên truyền công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống tội phạm, cháy nổ, an toàn giao thông; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, phòng, chống các thủ đoạn, hoạt động trộm cắp, lừa đảo. Tăng cường giới thiệu những nét đẹp văn hóa, những phong tục tốt đẹp trong dịp Tết cổ truyền; phản ánh những hoạt động vui tươi lành mạnh của nhân dân trong tỉnh vui Xuân, đón Tết; phê phán các hành vi tiêu cực, hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, “thương mại hoá” hoạt động lễ hội.

- Tuyên truyền kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2017); 104 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913- 9/2/2017); 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (09/2/1907-09/2/1917); Hội Báo Xuân 2017 (từ ngày 04- 08/02/2017 tại Thư viện Tỉnh); Liên hoan văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên và Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 4-2017 được tổ chức từ ngày 8- 13/3/2017 tại thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đăk Lăk.

2. Công tác tuyên truyền thường xuyên

- Tuyên truyền những nội dung cơ bản, những nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu, giải pháp đột phá trong Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; những thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và đối ngoại của tỉnh, của đất nước trong thời kỳ đổi mới

- Tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hoá”trong nội bộ; Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị “về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”;  thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và nhân rộng  điển hình học tập, làm theo Bác; Kết luận số 1663-KL/TU, ngày 24-4-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh”.

- Tuyên truyền việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 19-8-2016 về tiếp tục xây dựng các xã đặc biệt khó khăn trong tình hình mới; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 23-8-2016 về tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24-8-2016 về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 30-6-2016 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh và Kết luận số 04-KL/TU ngày 13-01-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực phát triển kinh tế; xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta. 

- Tuyên truyền kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội; các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; phát triển ba vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực của tỉnh, quảng bá thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum và chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” đối với sản phẩm sâm củ; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu; các biện pháp vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống các dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết trên địa bàn.

C. TIN TỨC- SỰ KIỆN

I. TIN TRONG TỈNH

1. Ngày 11-01, Tỉnh ủy khóa XV tổ chức Hội nghị lần thứ sáu, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Dự Hội nghị có các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XV và đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của Đảng tại Đà Nẵng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng nêu rõ: Thời gian Hội nghị chỉ diễn ra trong 01 ngày, do đó đề nghị các đại biểu cần tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo, nhất là đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của tỉnh để đi đến thống nhất và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, tạo sự chuyển biến rõ nét trên các mặt công tác.

Hội nghị đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung: Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Tỉnh ủy; Báo cáo về tình hình công tác tài chính của Đảng bộ tỉnh năm 2016; Báo cáo về tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát năm 2016 của Đảng bộ và phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2017; nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Tỉnh ủy khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020; Chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"; Giới thiệu nhân sự bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra và bầu giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ khoá XV, nhiệm kỳ 2015-2020. Đồng thời, tham gia ý kiến đối với Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 

Sau 01 ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng yêu cầu ngay sau Hội nghị, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, tập trung, nỗ lực hoàn thành các nội dung công tác ngay trong tháng đầu, quý đầu của năm 2017; giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh để sớm ban hành, triển khai thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy (điều chỉnh, bổ sung), Chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" và ngay sau khi các văn bản trên được ban hành, các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chủ động triển khai thực hiện các nội dung công việc theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp năm mới 2017 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu sắp đến, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cán bộ các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị gương mẫu thực hiện nghiêm túc chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc vui xuân, đón tết; tăng cường sâu sát cơ sở, chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức và nhân dân, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, không để bất kỳ hộ gia đình nào không có Tết; tập trung lãnh đạo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp tết ở địa phương, đơn vị phụ trách.

2. Sáng 19-01, Thường trực Tỉnh ủy do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng làm trưởng đoàn đã đi thăm, chúc Tết gia đình các nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Tham gia đoàn có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Y Mửi; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa.

Đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đồng chí: Y Vêng - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Hà Ban - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum); Nguyễn Thanh Cao - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Sô Lây Tăng - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Ka Ba Tơ - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Xuân Quí - Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Tiếp đó, Đoàn đến thăm và chúc Tết gia đình các đồng chí: Y Một - Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn Tiềm - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Quang - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Anh Linh - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Tại mỗi nơi đến, thay mặt đoàn công tác đồng chí Nguyễn Văn Hùng kính chúc các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy và gia đình năm mới luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng; tiếp tục quan tâm, góp ý, dìu dắt thế hệ đi sau trưởng thành để xây dựng tỉnh nhà ngày càng và phát triển.

* Dịp này, lãnh đạo Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQVN tỉnh  cũng đã đến thăm, chúc Tết các địa phương, đơn vị, cá nhân trên địa bàn.

* Với quyết tâm không để hộ dân nào không có Tết Đinh Dậu 2017, tỉnh ta đã trích ngân sách và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho trên 37 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được vui Tết cổ truyền. Cụ thể: 22.956 hộ nghèo (theo tiêu chí thu nhập), mỗi hộ 500.000 đồng; 6.034 hộ nghèo (theo tiêu chí thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản) và 8.359 hộ cận nghèo, mỗi hộ 200.000 đồng để vui Tết cổ truyền Đinh Dậu.

Tỉnh còn tổ chức “Ngày hội bánh chưng xanh” ở tất cả các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, mức hỗ trợ 02 triệu đồng/thôn, làng (chưa tính hỗ trợ của huyện và xã) để bà con tự tổ chức nấu bánh chưng xanh vui Xuân, đón Tết.

Ngoài ra, tỉnh ta còn phân bổ kịp thời trên 577 tấn gạo của Chính phủ hỗ trợ cho trên 9.700 hộ với gần 38.500 khẩu ở tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh có điều kiện vui Xuân, đón tết.

Đặc biệt, trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 này, tỉnh ta có gần 200 cụ già từ 90 tuổi trở lên được nhận quà Tết của Chủ tịch nước. Mỗi suất quà dành cho cụ già từ  90 tuổi trở lên gồm có tặng phẩm trị giá 100.000đ và 300.000đ tiền mặt; quà cho các cụ 100 tuổi trở lên gồm có 500.000đ tiền mặt và 5m vải lụa.

3. Sáng 20-01, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức gặp mặt đại diện nhân sỹ trí thức, chức sắc các tôn giáo, kiều bào và thân nhân kiều bào nhân dịp Xuân Đinh Dậu năm 2017

Tới dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng,  Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Hoà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Bình Trọng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Thế Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố và gần 60 vị đại biểu là chức sắc các tôn giáo, nhân sỹ trí thức, thân nhân Kiều bào, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum.

Tại buổi gặp mặt, các vị đại biểu đã nghe Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo kết quả Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh trong năm 2016 và Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2017; nghe Chủ tịch ỦBND tỉnh Nguyễn Văn Hoà báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh trong năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; mặc dù trong năm 2016 tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 ước đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 8,06% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 4,18%; Công nghiệp - xây dựng tăng 13,41%; Thương mại - dịch vụ tăng 7,8%. Thu nhập bình quân đầu người là 32,16 triệu đồng.

Phát biểu và chúc tết các vị đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng nêu bật những thành tựu mà nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được trong năm qua, chính là nhờ có sự đóng góp to lớn của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh. Ghi nhận những công lao đóng góp cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh nhà, chính là nhờ sự đóng góp của các chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức, thân  nhân Kiều Bào..., những đóng góp quý báu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong những năm qua. Mong rằng, với truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của tổ tiên, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thân nhân Kiều bào và bà con kiều bào ở tỉnh Kon Tum, hiện đang sinh sống và định cư ở nước ngoài sẽ phát huy truyền thống thương yêu, đoàn kết đùm bọc, ra sức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục bồi dưỡng lòng yêu nước cho các con, cháu.

Đồng chí động viên các vị đại biểu cố gắng phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục vận động tín đồ các tôn giáo, đồng bào các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua lao động sản xuất, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Động viên và chăm lo đến đời sống của người dân; đặc biệt Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017sắp tới, cần quan tâm cho bà con các dân tộc trong tỉnh được hưởng một cái tết vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm, an toàn, lành mạnh, không để bất cứ một người dân nào thiếu ăn, khó khăn trong những ngày tết; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương trước, trong và sau ngày Tết.

4. Sáng 23-1, Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và Nhà bia ghi danh các anh hùng Liệt sĩ của Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3).

Lễ viếng được tổ chức nhân dịp cả nước đón Tết cổ truyền dân tộc Đinh Dậu năm 2017 và kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 -3/2/2017).

Dự Lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; A Pớt – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Bình Trọng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị trung ương đứng chân trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân.

* Sáng cùng ngày, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức gặp mặt, chúc tết lãnh đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; A Pớt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa thay mặt lãnh đạo tỉnh thông tin một số kết quả nổi bật của tỉnh trong năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017.

Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Hùng đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh triển khai cho cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên thanh niên vui xuân vui tươi, an toàn, tiết kiệm nhưng không quên nhiệm vụ.

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy gửi lời chúc năm mới đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh cùng gia đình và toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng giàu đẹp, văn minh.

II. TIN TRONG NƯỚC

1. Quy định của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 19/12/2016, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”. Bộ Chính trị yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng trước, trong và sau mỗi kỳ đại hội, hội nghị, kỳ họp hoặc các dịp mít tinh, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng, bế giảng hoặc khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác,... để ăn uống, "tiệc tùng", tặng, nhận quà, với động cơ vụ lợi.

Thứ hai, việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật phải thực hiện đơn giản, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá mới theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nghiêm cấm việc lợi dụng để "biếu xén", đưa tặng quà với động cơ vụ lợi, không trong sáng. Chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, "chè chén" xa hoa, lãng phí, gây phản cảm trong dư luận xã hội.

Thứ ba, khi có đoàn công tác đến, địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở phải thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về chế độ lễ tân, chế độ công tác; không tổ chức đoàn xe đưa đón, trang trí khẩu hiệu, trải thảm, tặng quà và tổ chức ăn uống lãng phí.

Thứ tư, các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Quy định của Bộ Chính trị. Từng đồng chí Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện và chỉ đạo thực hiện Quy định này.

Thứ năm, phát huy vai trò tích cực của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát thực hiện quy định này; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm.

2. Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017

Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhân dân vui Xuân, đón Tết năm 2017 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, ngày 20/12/2016, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về việc tổ chức Tết năm 2017. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số công tác sau:

Thứ nhất, chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới, hải đảo, nhất là đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt ở miền Trung, sớm khắc phục, ổn định đời sống và hoàn thành việc đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển.

Tổ chức thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, các chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang và lực lượng khác làm nhiệm vụ trực Tết.

Thứ hai, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội vui chơi mừng năm mới, tổng kết năm, đón nhận các phần thưởng thi đua, các lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, địa phương và kỷ niệm 87 năm thành lập Đảng (ngày 3/2/2017) thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán của từng địa phương.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư khóa XI về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức. Các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội…

Thứ tư, tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống cháy nổ, tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân. Quan tâm bảo đảm các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp, chú trọng công tác y tế dự phòng, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an ninh, trật tự, buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, tăng giá đột biến để thu lợi bất chính. Các địa phương và các cơ quan chức năng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả tình hình khiếu kiện trước Tết.

Thứ năm, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng năm mới; chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức người dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm, tai, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh - trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư về cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để mọi người học tập, làm theo.

3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động văn hóa-văn nghệ, tổ chức lễ hội năm 2017

Năm 2016, các cấp ủy đảng, các bộ, ban, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ phong phú, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc; phục vụ tốt các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hoá tinh thần của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Công tác quản lý lễ hội đã dần đi vào nền nếp. Các hoạt động tín ngưỡng về cơ bản diễn ra đúng quy định, phù hợp với truyền thống văn hóa, nếp sống văn minh nơi công cộng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và quản lý lễ hội ở một số địa phương vẫn bộc lộ những hạn chế, như: Hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, “thương mại hóa” hoạt động lễ hội; tình trạng hòm công đức để tràn lan; thắp hương, đốt vàng mã bừa bãi, mất mỹ quan nơi thờ tự; các trò chơi cờ bạc trá hình; vệ sinh môi trường, giao thông, an ninh trật tự ở một số di tích, khu vui chơi giải trí công cộng chưa bảo đảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. 

Để các hoạt động văn hóa - văn nghệ mừng Xuân Đinh Dậu 2017 đạt hiệu quả, thiết thực; tạo không khí phấn khởi đón Xuân Mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; tiến tới chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống, đề nghị các cấp ủy đảng, các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo, triển khai một số công việc sau:

Một là, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, từng địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ cho phù hợp, phục vụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân, quan tâm hơn tới khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung chương trình phải thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam; lựa chọn những tác phẩm phản ánh sinh động công cuộc đổi mới; ca ngợi quê hương, đất nước; ý chí bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, biên giới của Tổ quốc; ca ngợi Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.  

Hai là, tăng cường các hoạt động văn hóa - văn nghệ theo hình thức xã hội hóa có định hướng; chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.  

Ba là, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ hưởng ứng sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương 4, Khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” …; phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật…

Bốn là, tiếp tục quán triệt tinh thần Chỉ thị 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”; tập trung chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Năm là, các địa phương, cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, “thương mại hóa” hoạt động lễ hội; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại khu vực tổ chức lễ hội; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ.

4. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016; nhiệm vụ năm 2017

- Một số công việc đã triển khai thực hiện:

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng (PCTN): Chính phủ đã ban hành 212 nghị định, 112 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 78 quyết định về quản lý điều hành, góp phần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 3.417 văn bản; sửa đổi, bổ sung 1.194 văn bản nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng: đẩy nhanh công tác cải cách hành chính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn: năm 2016, cả nước đã ban hành mới 2.068 văn bản; sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ 1.671 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực. Tiến hành 1.588 cuộc kiểm tra, giám sát về việc chấp hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã phát hiện 48 vụ vi phạm, xử lý kỷ luật 59 người, kiến nghị thu hồi và bồi thường trên 2,2 tỷ đồng...; minh bạch tài sản thu nhập: số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2015 là 1.004.231 người, đạt tỷ lệ 99,1% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai là 993.127 bản, đạt tỷ lệ 98,9%. Quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, thiếu khả thi, thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm. Năm 2016 chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp: tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của 2.894 cơ quan, đơn vị tại các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã phát hiện và xử lý 119 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức: các cấp, các ngành đã chuyển đổi vị trí công tác 8.812 lượt cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm giải trình và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: năm 2016, có 10 người bị tạm đình chỉ công tác, tạm chuyển vị trí công tác khác, 11 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xem xét, xử lý trách nhiệm; đổi mới phương thức thanh toán: việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước tiếp tục được mở rộng (trên 75% số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã triển khai thực hiện).

Thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng: qua thanh tra phát hiện vi phạm 135.379 tỷ đồng, 14.613 ha đất; kiến nghị thu hồi 53.282 tỷ đồng và 6.551 ha đất; ban hành 138.953 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức và cá nhân với số tiền xử phạt 13.075 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 69 vụ, 107 đối tượng…; Kiểm toán Nhà nước đã ban hành 306 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 20.432 tỷ đồng. Trong đó: các khoản tăng thu 9.018,4 tỷ đồng, các khoản giảm chi 5.471,4 tỷ đồng; các khoản phải nộp hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước (NSNN) 3.479,4 tỷ đồng, các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.260,7 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 202,5 tỷ đồng…

Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng: ngành Thanh tra đã phát hiện 49 vụ, 95 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 263 vụ, 634 bị can về các tội danh tham nhũng (giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2015). Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 361 vụ với 931 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 194 vụ, 441 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2016 gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng 838m2 đất, đã thu hồi 92 tỷ, 460 triệu đồng và kê biên 07 bất động sản, đạt 38,3%...

- Một số nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới:

Thứ nhất, các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp PCTN, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá cụ thể trách nhiệm trong công tác PCTN của các cấp, các ngành.

Thứ hai, đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục về những biểu hiện, tác hại và hậu quả của tệ nạn tham nhũng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tăng cường công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng theo Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Thứ tư, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, trách nhiệm người đứng đầu để khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý;... Triển khai nhiều kênh để tiếp nhận thông tin về tham nhũng, nhất là đơn thư, tố cáo và thông tin dư luận, báo chí.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, nhất là hoạt động đánh giá việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng…

5. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta năm 2016

Tính đến ngày 26/12/2016, cả nước có 2.556 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; có 1.225 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn so với cùng kỳ; có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đến nay đạt 24,4 tỷ USD, trong đó, kinh phí của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân là 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Theo Tổng cục Thống kê, nếu tính theo lĩnh vực đầu tư: năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (1.020 dự án đầu tư đăng ký mới, 861 lượt dự án điều chỉnh vốn và 290 dự án được góp vốn, mua cổ phần) với số vốn là 15,53 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đầu tư trong năm; tính theo đối tác đầu tư: tính đến tháng 5/2016 có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; tính theo địa bàn đầu tư: năm 2016, không kể dầu khí ngoài khơi các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với 836 dự án cấp mới, 222 lượt dự án điều chỉnh vốn và 1.935 dự án được góp vốn mua cổ phần.

Để thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong thời gian tới, đề nghị các cấp, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Thứ hai, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT): hoạt động XTĐT cần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường XTĐT đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia, chú trọng XTĐT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng đầu tư vào nước ta. Đáng chú ý là, việc XTĐT tập trung vào các dự án FDI có chất lượng, đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững; nói không với những dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và công nghệ lạc hậu.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; làm tốt công tác quy hoạch, bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm,... để làm căn cứ thu hút FDI.

Thứ tư, cải thiện khâu thực thi pháp luật: tăng cường năng lực bộ máy thực thi pháp luật của các địa phương. Thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra các cơ quan quản lý trong lĩnh vực đầu tư FDI ở địa phương để chấn chỉnh, tránh để xảy ra tình trạng đầu tư chui, đầu tư với công nghệ lạc hậu, làm ô nhiễm môi trường...

III. TIN THẾ GIỚI

1. Một số kết quả quan trọng về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta năm 2016; nhiệm vụ năm 2017

Năm 2016, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng hiệu quả, phục vụ đắc lực mục tiêu đối ngoại “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc” được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra, thể hiện trên một số hoạt động sau:

Thứ nhấtkhẩn trương quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương đối ngoại lớn của Đại hội XII, đặc biệt là bổ sung, phát triển mới về đường lối hội nhập quốc tế, cụ thể là: Chính phủ xây dựng đề án đánh giá tổng thể tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tháng 11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 06 về “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”...

Thứ hai, triển khai mạnh mẽ các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động đối ngoại cấp cao. Năm 2016, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện 16 chuyến thăm nước ngoài; đón gần 30 nhà Lãnh đạo cấp cao các nước đến thăm Việt Nam. Trong đó, dành ưu tiên trao đổi đoàn cấp cao với các nước láng giềng Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, với các nước ASEAN, như: Xinh-ga-po, Bru-nây, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, các nước lớn, như: Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và các nước bạn bè truyền thống như Cu-ba, I-ran…

Thứ ba, đẩy mạnh công tác biên giới, lãnh thổ, củng cố phên dậu của Tổ quốc. Trong năm 2016, đã hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới; đã thực hiện được hơn 83% khối lượng công việc phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ với Cam-pu-chia;... Về các vấn đề trên biển, Việt Nam tiến hành đàm phán về phân định vùng đặc quyền kinh tế với In-đô-nê-xi-a; tiếp tục trao đổi, đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, cùng ASEAN thúc đẩy thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)…

Thứ tư, trong các hoạt động đối ngoại đa phương đã chuyển mạnh từ “tham dự” sang “chủ động và tích cực tham gia” thực chất vào quá trình xây dựng và định hình luật chơi chung trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Những đề xuất, sáng kiến của Việt Nam tại các diễn đàn của ASEAN, APEC, ASEM... được bạn bè, đối tác tích cực hưởng ứng. Lần đầu tiên đại diện của Việt Nam được bầu vào Ủy ban Pháp luật Quốc tế của Liên hợp quốc (ILC). Trong các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác, Việt Nam cũng tham gia sâu hơn, thực chất hơn.

Thứ năm, triển khai mạnh mẽ “Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên hầu hết các lĩnh vực. Việt Nam và các đối tác đã chính thức ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục đàm phán nhiều FTA quan trọng khác như Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam - I-xra-en; vận động thêm được 7 nước công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường, nâng tổng số các nước công nhận lên 66 nước. Việt Nam cũng có đóng góp tích cực trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, các cơ chế trao đổi, tham vấn, giao lưu, diễn tập chung trong khuôn khổ ASEAN và với các đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp…

Về nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong năm 2017: Năm 2017, tình hình thế giới và khu vực được dự báo là phức tạp và khó lường hơn trước. Nhiều nước sẽ tiến hành bầu cử, có những điều chỉnh nhất định về chiến lược phát triển và chính sách đối ngoại. Theo đó, hướng đối ngoại chính của nước ta năm 2017 là đưa quan hệ đi vào chiều sâu, gia tăng mức độ đan xen lợi ích với các nước láng giềng chung biên giới là Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, các nước lớn, các nước ASEAN; triển khai mạnh mẽ chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; chủ động chuẩn bị để xử lý ổn thỏa các vấn đề nảy sinh trong quan hệ với các nước. Đáng chú ý là, năm 2017 chúng ta cần làm tốt vai trò nước chủ nhà APEC và tranh thủ một cách hiệu quả hoạt động này để thúc đẩy quan hệ song phương với các nước, nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và một số đối tác quan trọng khác; biến các hoạt động đa phương, các hoạt động ngoại giao cấp cao thành cơ hội thực hiện các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

2. Một số tình hình khu vực đáng chú ý thời gian gần đây

- Việt Nam phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông:

* Ngày 08/12/2016, Hải quân Trung Quốc rầm rộ tổ chức cái gọi là “Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Trung Quốc thu phục” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trước sự việc trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, cộng đồng quốc tế đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Hoạt động nói trên của Trung Quốc không thể làm thay đổi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi ngược lại xu thế phát triển quan hệ hiện nay giữa hai nước, gây phức tạp tình hình. Việt Nam kiên quyết phản đối”.

* Trung Quốc đưa tin, từ ngày 22/12/2016, Trung Quốc mở đường bay dân sự thường kỳ đến sân bay ở Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trước sự việc trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việc Trung Quốc khai trương đường bay hàng không dân dụng ra Phú Lâm là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”.

- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương (MCL) lần thứ hai tổ chức ngày 22 - 23/12/2016, tại Xiêm Riệp, Campuchia, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Các Bộ trưởng ghi nhận những kết quả mà Hợp tác Mekong - Lan Thương đã đạt được; nhất trí sớm xây dựng Kế hoạch Hành động 5 năm để duy trì đà phát triển và động lực của cơ chế hợp tác; khởi động Quỹ đặc biệt Hợp tác Mekong - Lan Thương (do Trung Quốc đóng góp 300 triệu USD) để hỗ trợ các nước thực hiện các dự án và chương trình hợp tác; nâng cao hiệu quả công tác thông tin và phối hợp giữa các nước thành viên và giữa các bộ, ngành và địa phương thông qua thành lập bộ phận điều phối quốc gia tại mỗi nước. Hội nghị đã thông qua Thông cáo báo chí chung, Bảng tổng hợp tình hình thực hiện các dự án “thu hoạch sớm”, và Nguyên tắc chung về thành lập các nhóm công tác chuyên ngành; nhất trí tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Lan Thương lần thứ 3 tại Trung Quốc trong năm 2017.

Tại Hội nghị này, Đoàn Việt Nam kiến nghị tăng cường hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; đề xuất thiết lập đường dây nóng giữa 6 nước ven sông để kịp thời chia sẻ thông tin và xử lý các tình huống khẩn cấp như xả lũ đột ngột, hạn hán, tai nạn gây ô nhiễm nguồn nước; thành lập nhóm công tác để nghiên cứu biện pháp thúc đẩy phối hợp giữa Hợp tác Mekong - Lan Thương và Ủy hội Mekong (MRC - tổ chức gồm 4 nước hạ nguồn sông Mekong là Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam).

- Những kết quả quan trọng của Cộng đồng ASEAN sau 01 năm thành lập: Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập trên nền tảng Hiệp hội ASEAN (hình thành năm 1967), tập hợp gồm 10 quốc gia vừa và nhỏ ở Đông Nam Á, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình liên kết khu vực. Một năm qua, Cộng đồng ASEAN đã chính thức vận hành, hội nhập khá toàn diện trên cả 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội và đạt được một số kết quả quan trọng:

Về chính trị - an ninh: Mặc dù tình hình khu vực, nhất là tình hình Biển Đông thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp, song các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt như ARF, EAS, ADMM+, ASEAN+1, ASEAN+3... vẫn là những khuôn khổ quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột, tạo thói quen hợp tác, thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, việc ASEAN liên tiếp tổ chức các Hội nghị Đặc biệt với các đối tác đối thoại quan trọng như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc ngay sau khi thành lập Cộng đồng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN, đồng thời phản ánh cam kết và sự coi trọng của các đối tác hàng đầu thế giới dành cho ASEAN; ngày càng nhiều đối tác có mong muốn mở rộng, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác với ASEAN và nhiều quốc gia ngoài khu vực bày tỏ nguyện vọng thiết lập quan hệ với ASEAN, điều này cho thấy ASEAN đã khẳng định được vai trò và vị thế vượt lên trên tầm khu vực; ASEAN rất thành công trong việc thu hút sự can dự chiến lược của tất cả các nước lớn vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Về kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế ASEAN vẫn được dự đoán tiếp tục tăng trưởng khoảng 5%/năm trong thập kỷ tới, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Cộng đồng ASEAN là nền kinh tế thứ ba châu Á và thứ bảy thế giới hiện nay, được kỳ vọng sẽ vươn lên thành nền kinh tế thứ 4 thế giới vào năm 2050. Thời gian tới, một thị trường với 635 triệu dân, GDP trên 2.600 tỷ USD và có mức độ liên kết, hội nhập ngày càng cao sẽ đưa Cộng đồng ASEAN trở thành “miền đất hứa” đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Về văn hóa - xã hội: Với phương châm “hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”, lợi ích của Cộng đồng ASEAN hiện hữu ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống thường ngày, từ giáo dục đến y tế, văn hóa, du lịch, môi trường, an sinh xã hội…

Sự tham gia, đóng góp của Việt Nam với Cộng đồng ASEAN: Việt Nam đã tham gia Hiệp hội ASEAN 21 năm (gia nhập năm 1995). Chặng đường xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng trùng với thời điểm Việt Nam bắt đầu triển khai đường lối đối ngoại được nêu ở Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trong đó khẳng định, ASEAN là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chúng ta luôn xác định vận mệnh của Việt Nam gắn liền với vận mệnh chung của ASEAN. ASEAN là nhịp cầu đưa Việt Nam tới khu vực và quốc tế, góp phần tạo lập vị thế của nước ta, là nơi để thể hiện lập trường và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với những vấn đề quan tâm của Việt Nam.

Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào thành công chung của ASEAN, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách, tạo dấu ấn hình ảnh một thành viên có uy tín, chủ động, năng động và trách nhiệm trong ngôi nhà chung Cộng đồng ASEAN. Với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam luôn sẵn sàng chung sức, đồng lòng cùng nhân dân các nước thành viên đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vì một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh.

3. Những điểm mới trong học thuyết đối ngoại năm 2016 của Liên Bang Nga  

Trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới có nhiều thay đổi và Chính sách đối ngoại của Nga trong Học thuyết Đối ngoại năm 2013 không còn phù hợp với tình hình hiện nay, ngày 30/11/2016, Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đã ký sắc lệnh thông qua Học thuyết Đối ngoại Liên Bang Nga 2016. Trong đó, Học thuyết nhấn mạnh một số nhiệm vụ mới đối với nước Nga, đó là:

Về các nhiệm vụ đối ngoại của Liên bang Nga được củng cố và tăng cường nhằm đạt được các mục tiêu: Bảo đảm an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố nhà nước pháp quyền và các định chế dân chủ; củng cố vị thế của nước Nga như một trung tâm ảnh hưởng của thế giới;… đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương, bình đẳng, cùng có lợi, mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở không phân biệt đối xử; bảo vệ toàn diện và hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nga và người Nga sống ở nước ngoài…

Về Chính sách của Nga với châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục được duy trì: Nga sẽ tham gia tích cực vào các tiến trình ở châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bình đẳng, tin cậy với Trung Quốc; tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược ưu tiên đặc biệt với Ấn Độ, phát triển hợp tác Nga - Trung Quốc - Ấn Độ; củng cố quan hệ hữu nghị với Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên; tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam; hợp tác nhiều mặt với In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a…

Về những ưu tiên trong giải quyết các vấn đề toàn cầu được Nga quan tâm một cách toàn diện: Xây dựng trật tự thế giới công bằng và bền vững dựa trên luật pháp quốc tế, các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế của Liên hợp quốc về áp dụng các biện pháp trừng phạt; tuân thủ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, không phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ. Củng cố an ninh hạt nhân, giải quyết các xung đột khu vực, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực; hợp tác quốc tế về kinh tế và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân văn và quyền con người, bảo vệ quyền con người nói chung, quyền và lợi ích chính đáng của công dân Nga ở nước ngoài...

Việc Nga ban hành Học thuyết Đối ngoại năm 2016 phản ánh nhận thức, tư duy mới của Nga về chính sách đối ngoại, không chỉ nhằm bảo vệ các lợi ích của Nga mà còn tìm cách xây dựng lại luật chơi quốc tế. So với các chiến lược và học thuyết được công bố gần đây (Học thuyết quân sự, Học thuyết biển, Chiến lược An ninh Quốc gia), Học thuyết Đối ngoại sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng hơn. Những mâu thuẫn, tồn tại trong quan hệ song phương với một số nước (Ucraina, Nhật Bản, Mỹ...) không được nhắc đến. Không có thái độ chỉ trích phê phán Mỹ và phương Tây trong các mâu thuẫn với Nga. Đây được coi là sự thay đổi mang tính "đột phá" trong quan điểm của Nga đối với quan hệ với Mỹ và EU, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ và Tổng thống mới đắc cử là người có quan điểm ôn hòa với Nga.

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Học thuyết thể hiện bước phát triển mới trong quan hệ ASEAN - Nga, nhấn mạnh mục tiêu đưa hợp tác ASEAN - Nga lên tầm đối tác chiến lược và ý tưởng kết nối ASEAN, SCO và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) để hình thành không gian kinh tế chung.

BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:101 | lượt tải:96

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:129 | lượt tải:86

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:174 | lượt tải:120

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:820 | lượt tải:103

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1559 | lượt tải:233

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:61 | lượt tải:19

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:59 | lượt tải:15


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay8,217
  • Tháng hiện tại506,597
  • Tổng lượt truy cập30,040,774
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây