A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 6-2021
- Tiếp tục tuyên truyền việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
(theo Kế hoạch số 12-KH/TU, ngày 09/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy); Chuyên đề riêng của tỉnh năm 2021 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững” (
theo Hướng dẫn số 11-HD/BTGTU, ngày 25-5-2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
[1]. Tuyên truyền kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Nhấn mạnh vai trò, tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như cử tri, góp phần vào sự thành công của Cuộc bầu cử.
Tuyên truyền Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 16/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06-5-2021 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 02-12-2020 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về “lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2021”
(theo Hướng dẫn số 09-HD/BTGTU ngày 27/4/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy); về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
(Công văn số 159-CV/TU ngày 13/4/2021); thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh
(Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/02/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
- Tuyên truyền các ngày kỷ niệm trong tháng 6-2021
[2]. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện nghiêm quy định “5K” về phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tăng cường thông tin, tuyên truyền mức xử phạt vi phạm về áp dụng biện pháp chống dịch (theo khoản 1, điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020 của Chính phủ) để người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc đeo khẩu trang.
B. THÔNG TIN THỜI SỰ
I. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1. Bài viết quan trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2. Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3. Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4. Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (Chi tiết, xin xem tại đây).
II. TIN TRONG TỈNH
1. Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định trao tặng Huy hiệu Đảng dịp 19/5 cho 114 đồng chí, trong đó: trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 22 đồng chí; trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho 21 đồng chí; trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho 6 đồng chí; trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho 43 đồng chí; trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho 19 đồng chí; trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho 3 đồng chí và truy tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho 1 đồng chí.
Thành phố Kon Tum vinh dự có 2 đảng viên được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, gồm đồng chí Nguyễn Cánh (quê quán xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, vào Đảng ngày 17/2/1961, chính thức ngày 16/3/1962; hiện đang sinh hoạt tại chi bộ 6, Đảng bộ phường Thắng Lợi); đồng chí Y Ngọc (hay còn gọi là Y Nghéo, quê quán xã Dục Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; vào Đảng ngày 25/10/1961, chính thức ngày 25/5/1962; hiện đang sinh hoạt tại chi bộ 2, Đảng bộ phường Lê Lợi).
2. Ngày 23-5, cùng với cử tri cả nước, gần 350 nghìn cử tri tỉnh Kon Tum thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn tỉnh có 10 người ứng cử ĐBQH khóa XV, 85 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XII, 531 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, 3.607 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Cử tri tỉnh Kon Tum sẽ bầu ra 06 đại biểu Quốc hội; 51 đại biểu HĐND tỉnh, 316 đại biểu HĐND cấp huyện và 2.167 đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.
- Trong cuộc bầu cử lần này, được sự cho phép của Hội đồng bầu cử Quốc gia, hơn 10 nghìn cử tri các xã: Ngọc Linh, Đăk Plô, Đăk Nhoong, Mường Hoong, Đăk Man, Đăk Long của huyện Đăk Glei và Đồn Biên phòng Đăk Xú, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi đã bầu cử sớm hơn 01 ngày và đã hoàn thành tốt việc bỏ phiếu.
- Theo báo cáo của Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực Ủy ban bầu cử tỉnh) lúc 21h ngày 23/5/2021, kết thúc cuộc bỏ phiếu, toàn tỉnh có 330.236 cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử, đạt tỷ lệ 99,88%.
Nhìn chung, Cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh diễn ra nghiêm túc, trật tự, an toàn, liên tục; không khí bầu cử diễn ra dân chủ, thẳng thắn; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực bỏ phiếu ổn định; cử tri phấn khởi đi bầu cử, không có dư luận của Nhân dân, của cử tri và những người ứng cử. Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tổ chức bầu cử được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các quy định.
3. Chiều 21-5, Thường trực Tỉnh ủy thăm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Hòa thượng Thích Quảng Xả - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2021-Phật lịch 2565.
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hòa-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao các hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh trong những năm qua đã vận động bà con phật tử trên địa bàn tỉnh cùng tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh-quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Đồng thời, chúc Hòa thượng Thích Quảng Xả cùng các tăng, ni, phật tử trên địa bàn tỉnh sức khỏe, tổ chức các hoạt động nhân Đại lễ Phật đản năm 2021 an toàn và nhiều ý nghĩa nhân văn.
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa mong muốn, trong thời gian tới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tiếp tục quan tâm vận động tăng, ni, phật tử trên địa bàn tỉnh cùng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nhằm phát huy cao độ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia đầy đủ các phong trào thi đua yêu nước, xã hội, từ thiện, để góp phần cùng với chính quyền địa phương đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo.
4. Chiều 11-5, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố để triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh chủ trì Hội nghị.
Thời gian qua, các hoạt động ứng phó với dịch Covid-19 được ngành Y tế và các ngành, địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời. Nhờ đó, đến nay, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đạt được hiệu quả cao. Hiện tại, tỉnh chưa ghi nhận ca mắc Covid -19 nào, có 1 ca nghi mắc Covid-19 đang thực hiện cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2. Số ca F1 đang thực hiện cách ly là 13 người và đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2…Từ ngày 22/4-5/5, tỉnh đã triển khai, hoàn thành đợt 1 chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility hỗ trợ trên địa bàn cho đối tượng ưu tiên theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế và thực hiện tiêm vét vào ngày 6/5, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng được triển khai tích cực…
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu (i) UBND huyện Đăk Glei nhanh chóng triển khai phương án hỗ trợ chỗ ở cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại Chốt kiểm dịch Covid-19 tại đèo Lò Xo; các địa phương có chốt kiểm dịch chưa có điện lưới nhanh chóng triển khai mua máy phát điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các lực lượng làm nhiệm vụ với tinh thần ưu tiên cho lực lượng ở tuyến đầu. (ii) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động bố trí lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả; xử phạt nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định phòng, chống dịch, nhất là trường hợp không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. (iii) Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tốt phương án học trực tuyến, đặc biệt đối với học sinh lớp 12 để đảm bảo cho các em tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; đồng thời, tham mưu phương án tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn…
5. Chiều 14-5, tại huyện Kon Plông, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Kon Tum về công tác văn hóa, thể thao, du lịch. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Dương Văn Trang-Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Y Ngọc-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghe Minh Hồng-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Huyện ủy - UBND huyện Kon Plông.
Thời gian qua, được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức thường xuyên, kịp thời, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, tạo động lực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh của địa phương.
Trao đổi với đoàn công tác Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh, tỉnh Kon Tum có bề dày truyền thống cách mạng; có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống với những bản sắc văn hóa độc đáo, có tiềm năng về cảnh quan, khí hậu, diện tích rừng còn nhiều nên có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Vì vậy, tỉnh mong muốn Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quan tâm quảng bá, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; đồng thời ưu tiên hỗ trợ kinh phí để đầu tư nâng cấp 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 4 di tích cấp quốc gia.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ vui mừng khi tỉnh Kon Tum những năm qua vừa phát triển kinh tế, vừa chú trọng phát triển văn hóa, vì thế mà văn hóa của tỉnh Kon Tum có bước phát triển đáng kể. Bộ trưởng đề nghị tỉnh Kon Tum (i) tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS hiện đang sinh sống trên địa bàn. Nhanh chóng triển khai quy hoạch về du lịch của tỉnh để Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tích hợp vào quy hoạch chung toàn ngành du lịch Việt Nam; xây dựng một số sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum và từng bước xây dựng thương hiệu riêng như du lịch trang trại, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh...(ii) đề nghị các đơn vị liên quan thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục giúp tỉnh Kon Tum có phương pháp tiếp cận mới hơn để phát triển mạnh mẽ về văn hóa, thể thao và du lịch. (iii) Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch của tỉnh Kon Tum cần đề xuất lãnh đạo tỉnh tập trung vào một số nhóm việc như xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; tập trung nhiều hơn về việc tổ chức các đợt liên hoan, sáng tác để các nghệ nhân, nghệ sĩ được cống hiến, trải nghiệm và tôn vinh.
6. Chiều 19-5, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang kiểm tra thực tế các công trình cầu vượt sông Đăk Bla ở thành phố Kon Tum, gồm cầu số 1 nối phường Thắng Lợi đi xã Đăk Rơ Wa (nằm ở thượng lưu cầu treo Kon Klor); cầu nối vào khu hành chính mới của tỉnh (thuộc Dự án kết nối giao thông từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24); cầu số 3 nối xã Vinh Quang với phường Nguyễn Trãi và cầu số 4 (công trình đường và cầu từ Tỉnh lộ 671 đi Quốc lộ 14) là cầu tràn nối giữa phường Nguyễn Trãi và Ngục Kon Tum.
Tại hiện trường, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 98 (đơn vị chủ đầu tư), (i) công trình cầu số 1 qua sông Đăk Bla là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, có 6 nhịp, chiều dài cầu 261,5m, khổ cầu rộng 12m, có tổng vốn đầu tư gần 96 tỷ đồng. Cầu số 1 đã hoàn thành tháng 12/2020, hiện đang hoàn thiện các thủ tục để nghiệm thu bàn giao công trình và quyết toán hoàn thành. (ii) Đối với cây cầu số 3 qua sông Đăk Bla là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, có 8 nhịp, chiều dài cầu là 333,15m, khổ cầu rộng 12m với tổng số vốn đầu tư hơn 121,5 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong quý III/2021. Đến nay, đơn vị thi công đã hoàn thành đạt gần 74% khối lượng. (iii) Đối với công trình đường và cầu từ Tỉnh lộ 671 đi Quốc lộ 14 là cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 234,11m, có 9 nhịp, mặt cầu rộng 8m, có tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong quý IV/2021. Đến nay, đơn vị thi công đã hoàn thành 6/9 nhịp, giá trị khối lượng đạt hơn 53% khối lượng. (iv) Đối với cầu nối với khu hành chính mới của tỉnh (thuộc Dự án kết nối giao thông từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24), có chiều dài hơn 300m và rộng 22m, đáp ứng 4 làn xe, có tổng vốn đầu tư hơn 760 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành cuối tháng 10/2021. Cầu được thiết kế dây văng đẹp, được thi công bằng công nghệ đúc hẫng, sau khi hoàn thành đây là một trong những câu cầu được xây dựng hiện đại nhất, to nhất, dài nhất ở Tây Nguyên đến thời điểm hiện nay. Đến nay, nhà thầu thi công đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc.
Ngay tại các công trình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu chủ đầu tư dự án đôn đốc các nhà thầu thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm hoàn thành đúng kế hoạch dự án, đồng thời, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng công trình. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý từ nay các dự án chậm tiến độ, không hoàn thành đúng thời gian hợp đồng thì chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đối với những vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị chủ đầu tư phối hợp với thành phố Kon Tum, chính quyền địa phương đẩy nhanh việc đền bù, giải tỏa giải phóng mặt bằng để xây dựng. Ngoài ra, qua kiểm tra thực tế, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị ngành chức năng nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với sự phát triển trong tương lai xa, nhất là đối với dự án giao thông phải rộng, đẹp nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển sau này và tận dụng phát huy vẻ đẹp của dòng sông Đăk Bla...
III. TIN TRONG NƯỚC
1. Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021)
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào cứu nước của Nhân dân ta đều thất bại nặng nề. Chứng kiến cảnh khổ cực, lầm than của người dân mất nước, sự đàn áp đối với các phong trào yêu nước của kẻ xâm lược, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, với một khát vọng cháy bỏng, một quyết tâm lớn, tìm ra con đường giải phóng đất nước, độc lập, tự do cho dân tộc.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia, với đủ mọi công việc nặng nhọc. Năm 1917, thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Qua các hoạt động thực tiễn và đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại, con đường cứu nước cho các dân tộc thuộc địa. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tháng 12/1920 đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản.
Đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam
[3]. Bằng nhạy cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy tình hình thế giới có chuyển biến lớn, Người gấp rút trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa, tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc chính thức quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên.
Ngày 28/01/1941, Người về nước và chọn Cao Bằng là một sự tính toán kỹ lưỡng liên quan tới triển vọng của phong trào cách mạng cả nước
[4]. Đón bắt kịp thời cơ, Người và Đảng ta đã triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc Dân ngày 16-17/8/1945 thống nhất ý chí toàn dân, quyết định Tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước cách mạng - Nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tiếp tục con đường cách mạng giải phóng dân tộc, Người đã hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, giành thắng lợi vĩ đại trong 02 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng sáng tạo lý luận của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể Việt Nam, sau 76 năm thành lập nước, đặc biệt là qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Có thể nói, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.
Để lan tỏa những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:
Thứ nhất, tuyên truyền những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đặc biệt nhấn mạnh, ý chí quyết tâm cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sinh động qua việc ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911) và về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (năm 1941) của Người.
Thứ hai, thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm, góp phần bồi đắp niềm tin, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân củng cố quyết tâm,
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Thứ ba, tuyên truyền nhấn mạnh tư duy và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, các ngành, nhất là những tập thể và cá nhân tiêu biểu. Tuyên truyền nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ tư, tuyên truyền tình cảm yêu mến, kính trọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, sự cảm phục, mến mộ của nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ định vai trò, giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ trong tình hình mới
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp. Ngay sau khi xuất hiện chùm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19
[5]. Đáng chú ý, chiều ngày 07/5/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tối cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã làm việc trực tuyến với lãnh đạo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K…
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố đã xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19
[6] và thực hiện các giải pháp khẩn cấp ứng phó với dịch
[7]. Đến nay, tình hình dịch bệnh trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát, mặc dù nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở diện rộng là rất cao, luôn thường trực, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Để góp phần vào việc phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung:
Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm thông tin về đợt bùng phát dịch lần này, nhấn mạnh tính chất phức tạp hơn, liên quan nhiều ổ dịch, xuất hiện biến thể mới, đặc biệt là biến thể từ Ấn Độ gây lây nhiễm nhanh, tỷ lệ tử vong cao để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống dịch Covid-19.
Hai là, thường xuyên thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh ở các tỉnh, thành phố để nhân dân biết, yên tâm, ổn định tư tưởng, tâm trạng, không gây hoang mang cho nhân dân trong quá trình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của người dân, kịp thời định hướng thông tin và dư luận trước các thông tin sai sự thật về dịch bệnh.
Ba là, tiếp tục thông tin, tuyên truyền để nhân dân biết, nắm rõ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của các cơ quan chức năng để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến chống dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tiếp tục thực hiện nghiêm quy định “5K” của Bộ Y tế, kết hợp với các biện pháp khác để bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho bản thân, gia đình và xã hội.
3. Những điểm mới của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2021
3.1. Một số điểm mới, điểm đáng chú ý trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: (3.1.1). Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 16/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: (i) Bộ GDĐT chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi, trực tiếp thực hiện: ban hành các văn bản chỉ đạo, quy chế, hướng dẫn; công tác đề thi; hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm bằng máy tính; công tác thanh tra, kiểm tra. (ii) Tiếp tục phân cấp mạnh cho địa phương, theo đó, UBND cấp tỉnh, trực tiếp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức Kỳ thi trên địa bàn. (3.1.2). Bộ GDĐT có thẩm quyền quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác. (3.1.3). Bổ sung môn tiếng Hàn vào danh mục các môn thi cho thí sinh đã học chương trình giáo dục phổ thông, đăng ký dự thi môn tiếng Hàn xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển trình độ cao đẳng, đại học năm 2021. (3.1.4). Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 (đề thi tham khảo đã được công bố vào tháng 3/2021). Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 (năm học 2019-2020 và 2020-2021) sẽ không được đưa vào đề thi năm 2021. (3.1.5). Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi phù hợp với Luật Thanh tra và sát thực tiễn, mang lại hiệu quả. (3.1.6). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ GDĐT và các địa phương đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giải đáp các câu hỏi liên quan đến Kỳ thi thông qua điện thoại và email.
3.2. Về công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2021: Cơ bản, việc tổ chức xét tuyển Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) năm 2021 được giữ ổn định, trong đó đa số các trường sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để làm căn cứ xét tuyển sinh.
Tuy nhiên, một số điểm mới mà thí sinh cần lưu ý trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021, đó là: (1) Bổ sung phương án, với các địa phương có đủ điều kiện về công nghệ tổ chức thí sinh đăng ký các nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo hình thức trực tuyến; (2) Sau khi có kết quả thi THPT, thí sinh chỉ điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến, tối đa 3 lần trong thời gian quy định; (3) Quy định thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh tham dự kỳ thi THPT của năm tuyển sinh); (4) Để tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, kết hợp với chính sách tuyển sinh, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 08/2021, ngày 18/3/2021 ban hành Quy chế đào tạo trình độ ĐH, theo đó các thí sinh có thể chuyển trường, chuyển địa điểm đào tạo giữa phân hiệu và trường, chuyển ngành đào tạo khi đã trúng tuyển vào trường và đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ GDĐT và của các trường.
4. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Qua đánh giá việc thí điểm sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID tại 10 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai) cho thấy, việc sử dụng hình thức thẻ bảo hiểm y tế trên
ứng dụng VssID đã đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng bảo hiểm y tế. Người sử dụng thẻ không lo mất, quên thẻ bảo hiểm y tế như đã xảy ra đối với thẻ bảo hiểm y tế giấy, đồng thời giúp giảm thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh của cả người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh, do thẻ có mã QR code được tự động tăng độ phân giải, tăng độ sáng hiển thị làm rõ các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế… Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có văn bản đề xuất Bộ Y tế cho ý kiến thống nhất về việc sử dụng
hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID trên phạm vi toàn quốc, kể từ ngày 01/6/2021.
C. VĂN BẢN MỚI
I. VĂN BẢN CỦA TỈNH