Chủ động đấu tranh với các thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam 

Chủ động đấu tranh với các thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam

Thứ năm - 10/10/2019 17:39
Đối với Việt Nam, trong những năm qua, quyền của người dân tộc thiểu số luôn là một trong những vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với 13,38 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước. Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý đặc thù, nên các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa nông thôn với thành thị, miền xuôi và miền núi còn có sự chênh lệch khá cao. Đặc biệt, các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, biên giới hẻo lánh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đây là cơ hội, là "mảnh đất màu mỡ" để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá, thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình".
Đối với Việt Nam, trong những năm qua, quyền của người dân tộc thiểu số luôn là một trong những vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong. Trong đó, chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
Một là, chúng lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số để vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử","đàn áp người dân tộc thiểu số", ép người dân tộc thiểu số phải "bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc" hoà nhập với "cuộc sống văn minh" của người Kinh… để kích động, lôi kéo người dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội (ANCT-TTATXH) ở nước ta; lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo… ở vùng dân tộc thiểu số  để hòng mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người dân tộc thiểu số gây mất ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn; lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, triệt để xoáy sâu tâm lý và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, vào chính quyền. 
Hai là, chúng luôn đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi "quyền dân tộc tự quyết, tự quản", đòi thành lập nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như: "Nhà nước Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên, "Vương quốc Khmer Krom" ở Tây Nam Bộ, "Vương quốc Mông" ở Tây Bắc... Qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Bên ngoài, các tổ chức người Việt lưu vong ở nước ngoài như: "Hội người Mông thế giới", "Hội người Thượng Đề-ga"… tích cực móc nối, tài trợ, chỉ đạo số đối tượng trong nước thu hút, tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động gây mất ổn định chính trị ở địa phương.
Ba là, triệt để tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức Quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức các cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Điển hình như: Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Mỹ; Nghị quyết của Nghị viện EU... Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị quyết về quyền của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam như: Dự luật HR 1897, Nghị quyết H.Res.484… hay Báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI)... Đặc biệt, các tổ chức phản động lưu vong còn tìm cách tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc để gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam phải trao “quyền tự quyết, tự quản” cho người Khmer, người Thượng… ở trong nước.
Bốn là, lợi dụng kênh ngoại giao song phương, đa phương, hợp tác quốc tế với Việt Nam để lồng ghép vấn đề "cải thiện dân chủ, nhân quyền" trong các nội dung hợp tác với nước ta; gây sức ép về vấn đề quyền của người dân tộc thiểu số, đòi "quyền dân tộc tự quyết" cho các nhóm dân tộc thiểu số trong quan hệ với Việt Nam; thông qua tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng để phát tán, truyền bá các tài liệu, văn bản như: Thư ngỏ, Thông cáo báo chí… hoặc gửi kháng thư tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số ở trong nước, qua đó, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường Quốc tế. 
Năm là, triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số để "tôn giáo hóa" các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng lập ra các "tôn giáo riêng" cho đồng bào dân tộc thiểu số như "Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên; "Tin lành của người Mông" ở Tây Bắc, "Phật giáo của người Khmer" ở Tây Nam Bộ… Qua đó, hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo các tôn giáo rồi dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền. Thông qua tôn giáo để dụ dỗ đồng bào cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.
Trước tình hình trên, để góp phần đảm bảo an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số để xâm phạm ANCT-TTATXH ở nước ta. Trong đó, việc chủ động nắm tình hình các địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động lưu vong, các tổ chức quốc tế… thường có hoạt động chống phá ta về dân tộc, tôn giáo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động thông qua việc triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong các vùng dân tộc thiểu số để lôi kéo, mua chuộc người dân tộc tham gia các hoạt động xâm phạm ANCT-TTATXH. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp chủ động giải quyết từ cơ sở các vụ việc nhạy cảm, phức tạp liên quan tới dân tộc, tôn giáo trên địa bàn; đồng thời triển khai các phương án đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số xâm phạm ANCT-TTATXH trước pháp luật. Thông qua nhiều kênh và hình thức tuyên truyền, chúng ta đã chuyển tải chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người dân tộc thiểu số ở nước ta, giải tỏa kịp thời các thông tin xuyên tạc, sai lệch về vấn đề này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài. Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 4-7-2019 tại Geneva (Thụy Sỹ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề này đối với nước ta.    
Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với nước ta. Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động này, thiết nghĩ chúng ta cần thực hiện tốt các nội dung như sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền của đồng bào các dân tộc thiểu số theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; làm rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề này của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam; vận động đồng bào tự giác, tích cực thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Đồng thời, đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các dân tộc thiểu số không trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục khơi dậy ý thức tự lực, tự cường và phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Thứ hai, không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, ưu tiên bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, góp phần làm cho mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp với đồng bào các dân tộc ngày càng gắn bó khăng khít.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tạo mọi điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với các điều kiện sống của khu vực thành thị, nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư, thường xuyên làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng nước ta. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, khiếu kiện ngay từ cơ sở, không để kéo dài, lây lan, vượt cấp. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến dân tộc, tôn giáo phải tính toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, đảm bảo yêu cầu đặt ra nhằm tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, không sơ hở để địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.
Vấn đề quan trọng nhất trong việc làm tăng khả năng “miễn dịch” với các hoạt động "diễn biến hòa bình" ở vùng miền núi, biên giới vẫn là tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế cao với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở các vùng này. Đây cần được xem là một giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, bởi nó có thể góp phần tăng cường mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc bởi vì "Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị"[1].


Võ Thanh Bình
(Trường Chính trị tỉnh Kon Tum)
 
[1] Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:304 | lượt tải:143

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:385 | lượt tải:330

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:240 | lượt tải:74

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:62 | lượt tải:28

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:614 | lượt tải:695

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:691 | lượt tải:288

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:667 | lượt tải:368


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay5,506
  • Tháng hiện tại288,160
  • Tổng lượt truy cập30,363,710
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây