Liên kết 4 nhà: “Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà đầu tư - Nhà nông” trong xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh 

Liên kết 4 nhà: “Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà đầu tư - Nhà nông” trong xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Thứ tư - 28/09/2022 13:57
Thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà “Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà đầu tư-Nhà nông” góp phần tích cực vào việc xây dựng cánh đồng lớn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh…
Cánh đồng lớn ở xã Đoàn Kết (TP.Kon Tum) đang vào mùa thu hoạch
Cánh đồng lớn ở xã Đoàn Kết (TP.Kon Tum) đang vào mùa thu hoạch
Thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, khuyến khích liên kết 4 nhà, Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh đồng lớn, Kết luận số 366-KL/TU, ngày 17-2-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Qua việc tổ chức thực hiện từ năm 2017 đến nay, đã sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn được 13.746 ha trên kế hoạch đề ra là 17.500 ha đạt 78,59%; trong đó diện tích đã tiến hành khảo sát và thực hiện tích tụ đất nông nghiệp là 394 ha, thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp là 1.340,3 ha, cho thuê đất để thực hiện dự án nông nghiệp là 12.011,8 ha; tập trung vào hình thức dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, xây dựng “cánh đồng lớn” để sản xuất hàng hóa phát triển kinh tế nhanh và bền vững; chưa thực hiện được nội dung về tích tụ đất nông, lâm nghiệp để cho doanh nghiệp thuê lại phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng nguyên liệu, trồng cây dược liệu, cà phê, phát triển đồng cỏ chăn nuôi. Đã xây dựng được 07 cánh đồng lớn với 4 loại cây trồng là Cà phê, Mía đường, Ngô sinh khối, lúa nước. Đến nay các Nhóm hộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã đã hình thành vùng sản xuất lớn với 394 ha đất nông nghiệp của 675 hộ gia đình và 2 cộng đồng dân cư tham gia; đã áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa người dân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã với doanh nghiệp bằng các hợp đồng cung ứng dịch vụ, bao tiêu sản phẩm.
Có nhiều tổ hợp tác, Hợp tác xã liên kết với hộ dân hình thành cánh đồng sản xuất cà phê với qui mô lớn như: Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Sáu Nhung liên kết với hộ dân để tổ chức sản xuất tiêu thụ hàng hóa, xuất khẩu cà phê với diện tích 300 ha, sản lượng khoảng 1000 tấn/năm; Hợp tác xã Công Bằng Pô Kô liên kết với hộ dân để tổ chức sản xuất tiêu thụ và xuất khẩu cà phê với diện tích 220 ha, sản lượng khoảng 900 tấn/năm; đã hình thành được 9 tổ hợp tác sản xuất phát triển cà phê bền vững trên địa bàn huyện Đăk Hà với diện tích 1340,3 ha gồm 760 hộ dân. Các mô hình trên được xem là 1 trong những giải pháp dồn đổi tích tụ đất để tổ chức sản xuất đồng bộ bao gồm việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, xuất khẩu đến các nước trong khu vực và thế giới. Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị để sơ kết, triển khai, chỉ đạo từng nội dung cụ thể việc dồn đổi, tích tụ ruộng đất để xây dựng cánh đồng lớn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện mối liên kết 4 nhà “Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà đầu tư-Nhà nông” qua đó góp phần tích cực vào việc xây dựng cánh đồng lớn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Qua các Hội nghị này; những mô hình liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đã liên kết với hộ dân tổ chức sản xuất với qui mô lớn, phát huy năng lực của các Nhà khoa học; tập trung nghiên cứu, ứng dụng và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, liên vùng, để cùng với Nhà nông tổ chức sản xuất, tạo nên những vùng nguyên liệu rộng lớn, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, đủ sức cạnh tranh, tiêu thụ hết sản phẩm, nâng cao đời sống Nhân dân.
Theo Quyết định 1478/QĐ-UBND, ngày 6/12/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn đối với các sản phẩm hàng hóa có lợi thế trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch ban hành theo Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của UBND tỉnh, theo đó sẽ xây dựng 187 cánh đồng lớn trên địa bàn các huyện, thành phố với 07 loại cây trồng gồm: Lúa nước, cây sắn, rau củ quả, cây mía, cây cà phê vối, cây cà phê chè, cây cao su đáp ứng tiêu chí theo quy định với diện tích 39.324 ha
Đến nay đã có 07 cánh đồng lớn với 04 loại cây trồng là cà phê, mía, ngô sinh khối, lúa nước tại các huyện, chủ yếu theo mô hình liên kết sản xuất. Thông qua hình thức hợp đồng liên kết các hộ gia đình với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ đầu vào bằng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức, chỉ đạo việc áp dụng khoa học và kỹ thuật và thu mua lại sản phẩm đạt chuẩn theo giá thị trường đã thỏa thuận; qua đó có sự liên kết 4 nhà “Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà đầu tư (doanh nghiệp)-Nhà nông” đã góp phần tích cực vào việc xây dựng cánh đồng lớn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đã có 148 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (từ 3 sao đến 5 sao), một số sản phẩm OCOP có tiềm năng để liên kết với người dân sản xuất mở rộng diện tích, xây dựng cánh đồng lớn tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra hàng hóa chất lượng tốt, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong những năm đến.
Để có được kết quả trên, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí sự nghiệp cho các đơn vị, địa phương để chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2021 và đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh là 2,929 tỷ đồng. Trong khi đó kinh phí để thực hiện nội dung dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp được xác định chủ yếu là nguồn xã hội hóa, thì chưa được bao nhiêu; Việc tích tụ đất đai chỉ tập trung ở việc liên kết sản xuất là chính, chưa thực hiện được quy hoạch, chỉnh trang đồng ruộng, đất nông nghiệp để tạo thành thửa đất lớn, để sản xuất theo quy mô lớn, phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, để tiếp tục thực hiện đạt kết quả Kế hoạch của tỉnh về xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn các huyện, thành phố với 07 loại cây trồng chủ lực của tỉnh; cần tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp sau:
- Lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, khuyến khích liên kết 4 nhà, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh đồng lớn. Tiến hành sơ kết việc thực hiện Kết luận số 366-KL/TU ngày 17-2-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Xác định hướng phát triển cụ thể đối với từng loại cây trồng và các giải pháp thực hiện;
- Nâng cao vai trò của doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong việc thực hiện dồn đổi tích tụ ruộng đất hình thành cánh đồng lớn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; vừa mang tính xã hội hóa, vừa trực tiếp áp dung khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lương sản phẩm hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu về môi trường, vệ sinh và an toàn thực phẩm để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; qua đó từng bước tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới giàu đẹp văn minh;
- Dồn đổi tích tụ đất nông nghiệp xây dựng cánh đồng lớn để thuận lợi áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chuyển nhanh hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn nhằm hình thành chuỗi sản xuất sản phẩm giá trị cao có sự liên kết, hợp tác giữa nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học trong sản xuất, tạo được một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững; qua đó, khai thác sử dụng và phát huy tối đa và hiệu quả tài nguyên đất đai để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương;
- Tạo sự chuyển biến căn bản về qui mô, năng xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ ổn định của tỉnh; phấn đấu đến năm 2005, tỉnh Kon Tum cơ bản hình thành được ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ cao, xây dựng được thương hiệu của các sản phẩm có lợi thế, có thị trường tiệu thụ ổn định với số lượng lớn theo chuỗi giá trị ngày càng tăng cao;
- Dồn đổi tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện trên toàn tỉnh, để thúc đẩy sản xuất được nhiều hàng hóa từ các sản phẩm chủ lực và ngành kinh tế mũi nhọn; trước mắt tập trung vào các sản phẩm Dược liệu, Cà phê, Rau, hoa, quả đã là sản phẩm OCOP của tỉnh, trồng cỏ phát triển chăn nuôi,… khuyến khích triển khai ở những nơi thuận lợi, những sản phẩm có lợi thế. Đến năm 2025 tất cả 10/10 huyện thành phố có tích tụ đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt kết quả tốt;
- Kêu gọi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học có uy tín gắn kết trách nhiệm, liên kết với người dân, thực hiện tích tụ đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn, tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xã hội hóa mọi nguồn lực để thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa có thương hiệu và uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Bài, ảnh: Lê Văn Hùng
(Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:43 | lượt tải:29

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:110 | lượt tải:175

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:165 | lượt tải:171

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:130 | lượt tải:74

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:331 | lượt tải:95

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:335 | lượt tải:174

HD.64.BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2025)

Lượt xem:111 | lượt tải:83
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay9,009
  • Tháng hiện tại572,688
  • Tổng lượt truy cập36,906,363
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây