Quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức, góp phần phát triển địa phương giàu mạnh 

Quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức, góp phần phát triển địa phương giàu mạnh

Thứ hai - 28/11/2022 14:12
Qua hơn 30 năm tái thành lập, từ một tỉnh còn nhiều khó khăn về hạ tầng, kinh tế-xã hội, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân, đến nay tỉnh Kon Tum đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Trong kết quả chung đó, có sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ trí thức…
Vào mùa thu hoạch, khoa học kỹ thuật đang được áp dụng tại cánh đồng lớn ở xã Đoàn Kết (TP.Kon Tum).
Vào mùa thu hoạch, khoa học kỹ thuật đang được áp dụng tại cánh đồng lớn ở xã Đoàn Kết (TP.Kon Tum).
Tính đến tháng 6/2022, dân số tỉnh Kon Tum khoảng 583.500 người, với 43 dân tộc (trong đó có 07 dân tộc tại chỗ: Xê Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Mâm, Hre), chiếm khoảng 54% dân số. Toàn tỉnh có 17.968 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có 1.736 công chức cấp tỉnh, huyện (9,7%); 1.976 cán bộ, công chức cấp xã (11%) và 14.256 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (79,3%). Đây chính là lực lượng đi đầu trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, có nhiều giải pháp ứng dựng hiệu quả trong sản xuất và đời sống; tham gia tư vấn, phản biện và giám sát xã hội; đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh nhà.
Nhằm huy động tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ trí thức trên địa bàn, ngay từ năm 2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU, ngày 13-12-2007 "về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh”. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đội ngũ trí thức tham gia tích cực vào công tác hoạch định phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong các hoạt động khoa học, công nghệ. Nhờ đó, nhiều hoạt động tư vấn, phản biện và giám định được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả, tiêu biểu như: Đề tài “nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững ở tỉnh Kon Tum đến năm 2020”; Đề án “tư vấn việc di dân tái định cư lòng hồ thủy điện thượng Kon Tum”; Đề án “giao đất, giao rừng cho cộng đồng nhằm bảo vệ nguồn nước cho sản xuất và đời sống, kết hợp phát triển kinh tế dưới tán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số”; Hội thảo “Bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh” tại huyện Sa Thầy; Tọa đàm “Sản xuất nông nghiệp sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng” tại huyện Kon Plông; Hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Đăk Tô"; Hội thảo "Chủ trương dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Kon Tum thời gian qua-thực trạng và giải pháp"; Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Đề án “Đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum tính đến năm 2025, định hướng đến 2030”; Giám định dự án “sử dụng chế phẩm sinh học phục hồi vườn cà phê già cỗi”… phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị giới thiệu kết quả khoa học và công nghệ do các trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ đã nghiên cứu, phát triển thành công để các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận, trao đổi, ứng dụng..., góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Công tác rà soát, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó có đội ngũ trí thức luôn được quan tâm, chú trọng. Tỉnh đã ban hành các đề án về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, như: Đề án quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, trẻ, người dân tộc thiểu số đến năm 2020; Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025... Nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếng dân tộc thiểu số và các kĩ năng mềm cho cán bộ, công chức, viên chức... được tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức trên địa bàn. Cùng với quá trình phát triển của địa phương, đội ngũ trí thức của tỉnh không ngừng tăng về số lượng và chất lượng; ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cùng với đó, mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh học đại học, sau đại học và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh (Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 21-7-2009 của HĐND tỉnh; Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 31-7-2009 của UBND tỉnh) với mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi có bằng tốt nghiệp Đại học, cụ thể: đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, bác sỹ chuyên khoa I: 20.000.000 đồng/người; hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tốt nghiệp tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II: 30.000.000 đồng/người. Qua 7 năm triển khai thực hiện, đã hỗ trợ cho 533 cán bộ, công chức, viên chức (người dân tộc thiểu số) tốt nghiệp trình độ đại học và cán bộ, công chức tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ (chính sách này đã được bãi bỏ bởi Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 30-5-2016 của UBND tỉnh Kon Tum). Đồng thời, tỉnh đã ban hành một số chính sách đãi ngộ cho trí thức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, như: chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Kon Tum; chi đối với công tác cải cách hành chính và hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh...; triển khai thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng về lĩnh vực khoa học-công nghệ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đã thành lập Câu lạc bộ trí thức của tỉnh với 59 hội viên với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; tổ chức 09 lần Hội thi sáng tạo kỹ thuật với 111 giải pháp chất lượng cao (trong đó có 50 giải pháp đạt giải cấp tỉnh, 01 giải pháp đạt giải ba Quốc gia).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nói trên thì đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu về số lượng, chưa phong phú, đa dạng trên các lĩnh vực; thiếu những chuyên gia giỏi. Việc thu hút đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh còn ít. Đời sống của một bộ phận trí thức còn khó khăn; chưa có chính sách để tôn vinh trí thức, khích lệ và tạo động lực cho đội ngũ trí thức làm việc, cống hiến cho địa phương. Việc tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ còn hạn chế; tính khả thi của các đề tài khoa học chưa cao, khó áp dụng vào thực tiễn. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ trí thức trong tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu tự nghiên cứu, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh còn khó khăn. Việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế; mức thu nhập của đội ngũ trí thức chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho trí thức nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ trí thức một cách thỏa đáng.
Lê Quý Đôn đã từng nói “phi trí bất hưng” - nghĩa là muốn phát triển giàu mạnh, hưng thịnh không thể thiếu đội ngũ trí thức. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025 với mục tiêu Tiếp tục xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; củng cố niềm tin của Nhân dân và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính; bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ; đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh phải quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh nhà trong những năm tới. Muốn vậy, chúng ta phải tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã được xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Kết luận số 90-KL/TW, ngày 04-3-2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện NQTW 7 khóa X và Kết luận số 52-KL/TW, ngày 30-5-2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện NQTW 7 khóa X “về việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", trong đó chú trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của từng địa phương, đơn vị. Thường xuyên tuyên truyền, vận động trí thức nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong công tác nghiên cứu tham mưu, phát huy trí tuệ, năng lực để cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành, địa phương và của tỉnh.
Hai là, thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực đáp ứng với yêu cầu của tình hình hiện nay, đảm bảo thực sự “công tâm, thạo việc”. Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ; thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đúng quy trình, quy định, công khai, dân chủ, chất lượng, hiệu quả; quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
Ba là, xây dựng “môi trường” phù hợp để đội ngũ trí thức có cơ hội thể hiện tài năng và khát vọng cống hiến. Có cơ chế, chính sách phù hợp để đãi ngộ, tôn vinh và động viên trí thức tiếp tục yên tâm cống hiến trí tuệ, năng lực của mình cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị. Tăng cường tổ chức các diễn đàn trao đổi giữa lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền với đội ngũ trí thức.
Bốn là, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị, địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... Chú trọng đào tạo ở một số ngành, lĩnh vực thiết yếu như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học...
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức; khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức của tỉnh tham gia các đề tài, dự án khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến. Đưa hoạt động của Câu lạc bộ trí thức tỉnh vào nền nếp; tiếp tục thực hiện tốt về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội khoa học-kỹ thuật tỉnh.
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác trí thức ở các cấp, các ngành trong tỉnh. Thực hiện kịp thời công tác thi đua, khen thưởng nhằm lan toả, tôn vinh những trí thức có thành tích xuất sắc trong công tác, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp phát triển của đơn vị, địa phương. 


Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thuỷ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:43 | lượt tải:28

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:110 | lượt tải:175

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:165 | lượt tải:171

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:130 | lượt tải:73

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:331 | lượt tải:95

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:335 | lượt tải:174

HD.64.BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2025)

Lượt xem:111 | lượt tải:83
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay8,583
  • Tháng hiện tại572,262
  • Tổng lượt truy cập36,905,937
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây