Tại lớp tập huấn, các đại biểu: (1) Được hướng dẫn xây dựng mô hình trồng, phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng và kỹ năng quản trị, sử dụng, thu hái, chế biến, bảo quản và sử dụng các sản phẩm phụ dưới tán rừng của cộng đồng; quy trình kỹ thuật trồng cây Sâm Ngọc Linh, Ngũ vị tử, Chè dây, Đương quy, Lan kim tuyến, Sơn tra (Táo mèo).., kỹ thuật trồng Sâm dây (Đẳng sâm) theo hướng hữu cơ. (2) Được thông tin về thực trạng, tiềm năng phát triển cây dược liệu và đề xuất giải pháp định hướng phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; thực trạng phát triển cây dược liệu theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho phát triển cây dược liệu tại một số địa phương trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh; định hướng nuôi trồng dược liệu theo“chuỗi giá trị”, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, bảo tồn nguồn gen dược liệu bản địa, đề xuất vùng trồng và loại dược liệu trồng ở các huyện trên địa bàn tỉnh nhằm tăng sản lượng, chất lượng dược liệu. (3) Được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm kết quả mô hình đồng quản trị rừng cộng đồng và khả năng trồng, phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn huyện Kon Plông và kỹ năng quản trị, sử dụng, thu hái, chế biến, bảo quản và sử dụng các sản phẩm phụ dưới tán rừng của cộng đồng.
Thông qua lớp tập huấn, giúp cho các hộ nông dân trên địa bàn có thêm kiến thức về trồng, chăm sóc, quản lý cây được liệu dưới tám rừng đã được giao để nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Tin, ảnh: Trần Quang Mạnh