Chính sách Kinh tế mới của V.I.Lênin và giá trị thời đại của nó trong tình hình hiện nay 

Chính sách Kinh tế mới của V.I.Lênin và giá trị thời đại của nó trong tình hình hiện nay

Thứ ba - 11/04/2023 10:13
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thành công, Lênin chủ trương ban hành Chính sách Kinh tế mới (NEP) - đó là một trong những di sản lý luận để lại cho chúng ta mãi đến ngày nay.
Ảnh minh họa trên Inter
Ảnh minh họa trên Inter
Tháng 10-1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra và thành công, nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầu tiên trên thế giới ra đời, chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ lý luận trở thành hiện thực. Lênin bước vào giai đoạn mới bảo vệ, phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Cũng trong tháng 10-1917, Ông đã tổng kết kinh nghiệm cách mạng, cuộc tổng kết có ý nghĩa to lớn của phong trào cộng sản thế kỷ XX giống như Mác tổng kết Công xã Paris - phong trào cộng sản đặc sắc thế kỷ XIX. Qua đó, Lênin nêu lên ý nghĩa cách mạng Tháng Mười ngoài việc cổ vũ nhân dân toàn thế giới nó còn chỉ ra những bước căn bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tháng 7-1920, sơ thảo luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa được Lênin trình bày tại Đại hội II – Quốc tế cộng sản, nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở chính quốc và thuộc địa. Ông nhìn nhận, xem xét lại và gạt bỏ những luận điểm thiếu sót chưa phù hợp như: CNXH không có sản xuất hàng hóa, thực hiện phân phối từ kho chung của nhà nước…Thay đổi quan điểm này Lênin chỉ rõ: áp dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần, vận dụng những quy luật của sản xuất hàng hóa: giá cả, tiền tệ, lợi nhuận… lấy khuyến khích vật chất làm động lực thúc đẩy người lao động. Xây dựng hợp tác xã như một hình thức kinh tế XHCN - đó là một trong những di sản lý luận mà lãnh tụ V.I.Lênin để lại cho chúng ta mãi đến ngày nay - Chính sách Kinh tế mới (NEP)
1. Tiến trình ra đời và nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới
Tháng 3-1921, V.I.Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế mới (NEP) thay cho Chính sách cộng sản thời chiến và được trình bày đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. Bài viết này tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới và giá trị khoa học, cách mạng lý luận của V.I.Lênin về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi nội chiến kết thúc, từ mùa Xuân 1921, nước Nga chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH và thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) với những nội dung chính như sau:
Thứ nhất, thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực, ngoài phần nộp thuế nông dân được tự do mua - bán trên thị trường. Việc thay thế chế độ trưng thu bằng thuế lương thực và ra sắc lệnh tự do buôn bán các nông sản thừa sau khi đã nộp thuế, tức là cho chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển.
Thứ hai, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước.
V.I.Lênin cho rằng: “Ở một nước trong đó những người sản xuất nhỏ - tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển”[1]. Và V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ông coi: chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những bước quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Ông nói: Để chuẩn bị - bằng một công tác lâu dài hàng bao nhiêu năm - việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, thì cần thiết phải có một loạt những bước quá độ như chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội. “Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”[2]
Thứ ba, trong thực hiện Chính sách kinh tế mới, phải coi trọng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, coi trọng sản xuất và lưu thông hàng hóa, xem trao đổi hàng hóa là “đòn bẩy” để phát triển kinh tế.
V.I.Lênin chỉ rõ: từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, tất yếu phải phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ là điều không tưởng, giai cấp nào cố thực hiện việc xóa bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ hay cưỡng lại các quy luật của kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ lên CNXH là đi đến chỗ tự sát. Bởi lẽ chính sách đó không thể thực hiện được trong điều kiện có sự tồn tại khách quan của hàng triệu người sản xuất hàng hóa nhỏ.
Thứ tư, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
Cách mạng vô sản thành công ở một nước chưa có đại công nghiệp phát triển, chưa có CNTB phát triển như nước Nga, thì phải quá độ gián tiếp lên CNXH, nghĩa là thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước, nhiều nấc thang quá độ nhỏ và nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế quá độ với đặc trưng cơ bản là nền kinh tế nhiều thành phần. V.I.Lênin chỉ ra những thành phần kinh tế ở nước Nga lúc bấy giờ là: 1) Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng (nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên); 2) Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5) Chủ nghĩa xã hội.
Sự phân định các thành phần kinh tế như vậy phản ánh đúng tình hình kinh tế ở nước Nga khi ấy và Việt Nam cũng như nhiều nước XHCN ngày nay, nên cần tôn trọng sự tồn tại của các thành phần kinh tế như một quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Dĩ nhiên cần lưu ý rằng, các thành phần kinh tế mà V.I.Lênin đã chỉ ra không trùng khớp với tất cả các quốc gia thực hiện quá độ lên CNXH, mà tùy điều kiện, tùy hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của từng quốc gia khác nhau mà có những thành phần kinh tế khác nhau. Vấn đề cốt lõi có tính quy luật là ở chỗ, nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên CNXH tất yếu là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế hàng hóa trong quá trình đi lên CNXH.
Thứ năm, tiến hành Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Theo V.I.Lênin, vấn đề sống còn của CNXH là vấn đề chuyên chính vô sản được thiết lập, tăng cường nền tảng vật chất - kỹ thuật, nền đại công nghiệp, điện khí hóa được xây dựng và phát triển. Nhất là ở những nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH thì sau khi giành được chính quyền về tay công - nông, cùng với việc củng cố, tăng cường chuyên chính vô sản, điều quan trọng hơn, cần kíp hơn là phải phát triển lực lượng sản xuất, ông đưa ra công thức nổi tiếng: CNXH = Chính quyền Xô Viết + điện khí hóa toàn quốc + trật tự đường sắt nước Phổ.
Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH để có nền đại công nghiệp là nền tảng kinh tế của CNXH, là cơ sở duy nhất tạo ra năng suất lao động xã hội cao, nhờ đó có thể chiến thắng được CNTB. Bởi “xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho sự thắng lợi của xã hội mới. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra năng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn vì chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra năng suất lao động mới cao hơn nhiều”[3] .
Vì vậy, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, mà trọng tâm của trọng tâm là xây dựng, phát triển nền đại công nghiệp - thước đo sự phát triển của CNXH. Muốn có nền đại công nghiệp thì phải tiến hành công nghiệp hóa XHCN. V.I.Lênin cho rằng: công nghiệp hóa XHCN để xây dựng nền đại công nghiệp với tư cách là nền tảng kinh tế, là cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, là một nội dung quan trọng hàng đầu trong kế hoạch xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết. Công nghiệp hóa XHCN để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là tất yếu và trở thành quy luật đối với mọi quốc gia thực hiện quá độ lên CNXH, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế tương đối lạc hậu, quá độ lên CNXH không trải qua giai đoạn phát triển TBCN.
2. Giá trị thời đại của Chính sách Kinh tế mới của V.I.Lênin
Một là, do vận dụng sai NEP nước Nga đã phải trả giá. Do vận dụng không đúng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào nước Nga từ sau Cách mạng Tháng Mười đến năm 1920 đã kìm hãm lực lượng sản xuất, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của nước Nga Xô viết. Việc thẳng thắn thừa nhận thất bại và sai lầm của thời kỳ trên và tìm ra những biện pháp sửa chữa các sai lầm đó trong Chính sách kinh tế mới đã đưa nước Nga nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, tiến tới phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, củng cố chính quyền Xô viết.
Hai là, tùy theo điểm xuất phát của thời kỳ quá độ lên CNXH là đại sản xuất hay sản xuất nhỏ chiếm ưu thế mà lựa chọn phương thức tiến hành cách mạng XHCN cho phù hợp, để có thể giành thắng lợi …Ở một nước mà những người tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư thì chỉ có thể thực hiện cách mạng XHCN bằng một loạt những biện pháp quá độ, tức là “bắt những chiếu cầu nhỏ” trong đó có việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần...
Ba là, việc phân định các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ từ kinh tế tiểu nông lên CNXH phải phản ánh đúng tình hình kinh tế khách quan trong nước, phải sắp xếp các thành phần kinh tế từ thấp đến cao theo quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển lực lượng sản xuất và tiêu thức quan trọng nhất của mỗi thành phần kinh tế là quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.
Bốn là, chính những quy luật phát triển của CNTB mà chế độ XHCN nhất định phải phát sinh, và đấu tranh chống CNTB không phải bằng cách làm chậm sự phát triển của kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước mà bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của chúng lên. Dưới sự quản lý của nhà nước của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động thì có thể sử dụng CNTB tư nhân (chứ đừng nói gì chủ nghĩa tư bản nhà nước) để xúc tiến CNXH, để CNTB tư nhân đóng vai trò trợ thủ cho CNXH.
Năm là, khi nào sức sản xuất của lao động xã hội và xã hội hóa sản xuất đạt đến trình độ rất cao không còn tương dung với chế độ sở hữu tư nhân TBCN nữa, khi ấy nó sẽ bị thay thế bằng chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
Do sai lầm trong vận dụng NEP nên các nước XHCN nóng vội xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN khi lực lượng sản xuất chưa cho phép, đó chính là điều mà nhiều nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sai lầm những năm 60-70 của thế kỷ XX, hậu quả là hệ thống XHCN sụp đổ vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX.
Ngược lại, những nước XHCN như Trung Quốc (cải cách 1977), Việt Nam (đổi mới 1986), CuBa...tiến hành thực hiện giống NEP của Lênin đã gặt hái những thành công nhất định đáng tự hào, như: Trung Quốc vươn lên là nền kinh tế thứ hai thế giới; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên, Đảng ta khẳng định: “với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[4]; Cu Ba đứng vững trước sự bao vây cấm vận thù địch của các nước đế quốc hơn 60 năm nay.
Nguyên nhân thành công có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là nhờ vận dụng đúng Chính sách Kinh tế mới của Lênin đã góp phần quan trọng vào thành công, điều đó chứng minh giá trị vững bền của NEP do lãnh tụ Lênin đề ra.


TS. Ngô Hoàng Anh – Ths. Nguyễn Thị Hoa Phượng
 

[1] V.I.Lênin: Toàn tập, t.43, Nxb TB M 1977, tr.68-69.
[2] V.I.Lênin: Toàn tập, t.43, Nxb TB M 1977, tr.276
[3] V.I.Lênin: Toàn tập, t.39 Nxb TB M 1977, tr.25
[4] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản CTQG Sự thật, Hà Nội, 2021trang 25

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:191 | lượt tải:81

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:608 | lượt tải:273

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:689 | lượt tải:578

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:291 | lượt tải:82

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:370 | lượt tải:173

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:899 | lượt tải:1055

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:995 | lượt tải:429


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay1,247
  • Tháng hiện tại1,247
  • Tổng lượt truy cập30,532,369
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây