Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trọng dụng nhân tài là người ngoài Đảng 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trọng dụng nhân tài là người ngoài Đảng

Thứ hai - 13/06/2022 04:46
Ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ…Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng việc chiêu mộ và trọng dụng nhân tài nhằm phục vụ cho công cuộc kiến quốc trong tình hình mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ Huỳnh Thúc Kháng (hàng đầu, bên phải) tham gia Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946 (ẢNH: T.L)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ Huỳnh Thúc Kháng (hàng đầu, bên phải) tham gia Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946 (ẢNH: T.L)
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ vẫn còn đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức. Cả giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đang hiện diện trước mắt. Trước tình cảnh đó, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quyết sách để khắc phục; phát động phong trào “tuần lễ vàng”, “hũ gạo tiết kiệm”, “bình dân học vụ”… Bên cạnh đó, việc chiêu mộ và trọng dụng nhân tài cũng được Chính phủ và Bác Hồ coi trọng nhằm phục vụ cho công cuộc kiến quốc trong tình hình mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hai bài “Nhân tài và Kiến quốc”, “Tìm người tài đức” đăng trên Báo Cứu quốc để tìm người tài, đức tham gia xây dựng Tổ quốc. Người giãi bày tâm can cùng Nhân dân và yêu cầu chính quyền các cấp tiến cử nhân tài cho Chính phủ. Các bài viết nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh không khác gì “chiếu cầu hiền tài”, đã thu hút được rất nhiều người có tài, đức vào sự nghiệp kiến quốc và bảo vệ đất nước ngay từ những ngày đầu muôn vàn khó khăn của chính quyền cách mạng còn non trẻ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ, nhiều trí thức nổi tiếng trên mọi lĩnh vực đã mang hết tài năng phục vụ đất nước. Trong số các bậc nhân tài đó, nhiều người không phải là đảng viên nhưng hội tụ đủ cả phẩm chất đức và tài, đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc kháng chiến cứu nước và kiến thiết đất nước. Công lao của họ đã được Tổ quốc, được Đảng, Nhân dân trân trọng và đời đời ghi nhận...
Nhân sĩ Huỳnh Thúc Kháng -  mặc dù đã ở tuổi 70, không phải là đảng viên, nhưng với tấm lòng vì dân, vì nước, vì sự kính nể và trước nhiệt tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ đã nhận lời tham gia Chính phủ và có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trứng nước. Trước dã tâm của thực dân Pháp muốn quay trở lại xâm lược và áp bức Nhân dân ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải sử dụng nhiều phương cách khác nhau để giữ gìn nền độc lập non trẻ. Trước khi thực hiện chuyến công du sang Pháp, Người đã ký Sắc lệnh số 82 ngày 29-5-1946 ủy nhiệm cụ Huỳnh làm quyền Chủ tịch Chính phủ trong thời gian Người đi vắng. Trên cương vị Bộ truởng Bộ Nội vụ, quyền Chủ tịch nước, cụ Huỳnh đã cống hiến hết sức mình cho dân, cho nước, tích cực tham gia vào các hoạt động quan trọng của Chính phủ. Cụ cũng đã chỉ đạo đổi mới tổ chức và phương thức làm việc của Bộ Nội vụ; có nhiều chủ trương để hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền cách mạng. Với lập trường kiên định, thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh với âm mưu chống phá sự nghiệp kiến quốc của các đảng phái phản động, Cụ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự trông đợi của Nhân dân.
Tư lệnh Nam bộ, Trung tướng Nguyễn Bình - tháng 10/1945, trước âm mưu và hành động gây hấn của thực dân Pháp hòng quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, tình hình cực kỳ khó khăn trong buổi đầu của cuộc kháng chiến ở miền Nam, Nguyễn Bình được Bác Hồ tin cậy, cử vào chỉ huy cuộc kháng chiến ở Nam bộ. Khi giao nhiệm vụ cho Nguyễn Bình, Bác trực tiếp gặp mặt thân tình và căn dặn: “Bác nghĩ các lực lượng trong đó đang cần một vị chỉ huy tài năng, có thể tập hợp các đơn vị vũ trang lại. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “Thập nhị sứ quân” rất bất lợi cho cách mạng. Người chỉ huy đó, theo Bác phải biết rõ miền Nam, lại phải là người có bản lĩnh thu phục được cả những tay giang hồ kiểu Bình Xuyên… Tổ quốc trên hết! Tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Bình ái quốc, ái dân và bình thiên hạ cho an sinh hòa mục”. Một cách giao nhiệm vụ, giao trọng trách hết sức tin cậy, một sự đánh giá con người, đánh giá cán bộ đúng đắn, thân tình của Hồ Chí Minh đối với một người chưa phải là đảng viên Cộng sản, thật sự là hiếm có. Với trọng trách to lớn đó, trong quá trình hoạt động ở miền Nam, Nguyễn Bình một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, chiến đấu vì Tổ quốc, vì Nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với đồng bào và đồng đội, ông là người sống có nghĩa, có tình, trung thực, thẳng thắn, luôn nghiêm khắc, quyết đoán trong xử lý tình huống; luôn tôn trọng nhân tài, đã cảm hóa, động viên các nhân sĩ, trí thức yêu nước phát huy tài năng phục vụ cách mạng... Ngày 20-01-1948, Nguyễn Bình được Nhà nước phong quân hàm Trung tướng - Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau đó, ông được phong làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam bộ, lãnh đạo lực lượng vũ trang chống Pháp ở Nam bộ. Ông còn là Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Ủy viên Quân sự Nam bộ, tức là người có vai trò chủ chốt trong việc thiết kế và tổ chức kháng chiến. Năm 1951, trên đường ra Bắc báo cáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Bình bị địch phục kích và hy sinh. Ngày 24-2-1952, ông được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên - sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ phát động phong trào “diệt giặc dốt”, Tiến sỹ Văn khoa, cử nhân Luật học Nguyễn Văn Huyên được Bác Hồ tin tưởng, giao cho phụ trách việc tiến hành phong trào trong lĩnh vực văn hoá giáo dục. Được Bác tin tưởng trao trọng trách, Nguyễn Văn Huyên đã hết sức có gắng chỉ đạo, đôn đốc phong trào. Với sự hăng hái của tuổi trẻ, sự nhiệt tình và tài năng của một trí thức có tư tưởng mới, ông đã lãnh đạo cơ quan làm rất tốt công việc được giao. Phong trào bình dân học vụ ngày càng phát triển, Nhân dân thi đua nhau hưởng ứng, tạo thành phong trào “nhà nhà đi học, người nguời đi học”. Bác Hồ rất hài lòng về phong cách làm việc của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục trẻ tuổi. Tuy nhiên, vì không phải là đảng viên, nên Nguyễn Văn Huyên đã có lần quyết định xin thôi giữ chức vụ Bộ trưởng. Bác Hồ đến gặp trực tiếp và nói: “Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ phải là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư tưởng yêu nước thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy Bác khuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng là chú làm việc vì dân vì nước”. Nghe lời Bác, ông Huyên lại tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Năm 1960, Chi bộ Văn phòng Bộ Giáo dục nhất trí giới thiệu và kết nạp ông Nguyễn Văn Huyên vào Đảng. Đề nghị kết nạp đã được Đảng uỷ cơ quan Bộ giáo dục và Đảng uỷ Văn phòng Trung ương đồng ý. Nhưng khi thông qua Ban Bí thư thì chính Bác Hồ đã góp ý: “Để chú Huyên ngoài Đảng sẽ có lợi hơn là trong Đảng”. Ý kiến của Bác mọi người đều hiểu và nhất trí, vì vậy việc kết nạp ông Huyên đã không tiến hành.
Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình của việc sử dụng nhân tài là người ngoài Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết đất nước. Bên cạnh việc lựa chọn các nhân tài ngoài Đảng tham gia Chính phủ, quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng các nhân tài ngoài Đảng giữ các vị trí lãnh đạo, phụ trách các ngành chuyên môn. Những tên tuổi lớn trong ngành Y tế Việt Nam như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Đặng Văn Ngữ... ; trong ngành Giáo dục có Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Lân, Nguyễn Thúc Hào, Ngô Thúc Lanh….; về khoa học có Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Võ Quí Huân…
Trong điều kiện hiện nay, việc phát hiện, thu hút và trọng dụng người tài cũng là nhiệm vụ rất quan trọng và phải trở thành “quốc sách”. Trong Đảng ta hiện nay không thiếu người tài và đức; nhiều đảng viên vững vàng về tư tưởng chính trị, có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt…Và đất nước ta, với gần 100 triệu người dân Việt Nam, ngoài đảng viên ra, trong số đông quần chúng đó, vẫn còn rất nhiều người có tài, có đức sẵn sàng phục vụ đất nước. Nếu phát hiện, thu hút và trọng dụng để họ xuất thân, chắc chắn sức mạnh của đất nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ còn được tăng cường hơn nữa.

Ngô Đức Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:101 | lượt tải:96

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:129 | lượt tải:86

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:174 | lượt tải:120

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:822 | lượt tải:103

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1561 | lượt tải:233

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:61 | lượt tải:19

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:59 | lượt tải:15


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay8,780
  • Tháng hiện tại507,160
  • Tổng lượt truy cập30,041,337
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây