Con đường cứu nước của Bác Hồ và bài học tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận 

Con đường cứu nước của Bác Hồ và bài học tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận

Thứ tư - 02/06/2021 09:18
Trải qua 110 năm lịch sử, sự kiện đi tìm đường cứu nước của Người vẫn để lại nhiều bài học quý giá cho toàn Đảng và Nhân dân ta; trong đó, bài học về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là bài học vô cùng quan trọng, có giá trị vĩnh viễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Ngày 05-6-1911, tại Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành với cái tên Văn Ba, làm phụ bếp trên con tàu Latouche Tresville rời Tổ quốc thân yêu đi tìm đường cứu nước. Hành trang của anh mang theo không có gì ngoài tấm lòng yêu nước, đôi bàn tay lao động và ý chí quyết tâm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân.
Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Giữa năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp. Ở đây, anh cùng một số người Việt yêu nước trên đất Pháp thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước, nhằm đưa phong trào yêu nước của Việt kiều đi theo hướng tích cực. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp, là một đảng tiến bộ, thường lên tiếng bảo vệ các nước thuộc địa. Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc Xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng. Bản yêu sách tuy không được chấp nhận, nhưng đó là “quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp, Chính phủ Pháp bắt đầu lưu ý hơn về cái tên Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin được đăng trên Báo L’Humanité. Tất cả những vấn đề mà Người đã từng trăn trở trong bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đến đây đã được giải đáp. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên thấy rõ được tầm quan trọng đặc biệt của bản Luận cương. Qua Luận cương, Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ… muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.
Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản, tán thành chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện lịch sử này đã đánh giá bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Người đã từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Bằng quyết định lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc đã mở đường cho cách mạng Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối, đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Bằng việc làm ấy, Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cũng từ đây, Người đã mở đường cho chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, từng bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam…
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, và cũng phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con đường cứu nước đó, chính là lý luận cách mạng được thiên tài Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc rút ra sau bao nhiêu năm cực khổ buôn ba, nghiên cứu. Đó là sản phẩm điển hình của tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.
Chứng kiến kẻ thù giày xéo trên quê hương, đất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành vô cùng căm phẫn, anh rất cảm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng lần lượt những cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám… đều thất bại trước tư tưởng và con đường cứu nước của mình. Đất nước ta vẫn phải chịu cảnh lầm than, cách mạng ta vẫn mò mẫm trong đêm tối. Đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn đó, Người quyết chọn một lối đi mới mà bấy giờ chưa ai nghĩ đến, đó là sang Pháp “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước trên thế giới, cả nước tư bản và thuộc địa; làm rất nhiều công việc để kiếm sống; tiếp cận và tiếp xúc với đầy đủ các giai tầng xã hội. Qua thực tiễn, Người đã đúc rút ra những bài học mang tính lý luận cách mạng sâu sắc. Kết luận có tính chất nền tảng đầu tiên của Người: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Từ Bản yêu sách 8 điểm không được Chính phủ Pháp chấp nhận, Người đã đi đến một quan điểm khác cho cách mạng Việt Nam là: làm cách mạng phải dựa vào sức mình là chính, “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”. Chứng kiến sự bóc lộ của các nước đế quốc, Người tiếp tục đưa ra kết luận: “Chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi, một vòi hút máu nhân dân chính quốc và một vòi hút máu nhân dân thuộc địa”, “muốn làm cách mạng thành công thì nhân dân thuộc địa cần phải liên kết, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân chính quốc”. Tiếp xúc, nghiên cứu về  dự thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, đối chiếu với thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, Người khẳng định “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”…
Về tư tưởng làm cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng các cuộc cách mạng của Mỹ năm 1776 và cách mạng Pháp năm 1789 và rút ra được nhiều bài học quý giá, nhất là vấn đề liên minh công nông. Tuy vậy, theo Người: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đường cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự kiện quan trọng này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư tưởng, chính trị và con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Như vậy, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí, khát khao giành độc lập cho dân tộc và mẫn cảm thiên tài, Người đã thành công trên con đường của mình. Cách mạng Việt Nam từ phải mò mẫm về đường lối, với sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổ chức do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện, cách mạng đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa Nhân dân Việt Nam từ khát vọng tự do đến kỷ nguyên độc lập; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân Việt Nam. Trải qua 110 năm lịch sử, sự kiện đi tìm đường cứu nước của Người vẫn để lại nhiều bài học quý giá cho toàn Đảng và Nhân dân ta; trong đó, bài học về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là bài học vô cùng quan trọng, có giá trị vĩnh viễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.


Ngô Đức Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:307 | lượt tải:144

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:389 | lượt tải:332

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:241 | lượt tải:74

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:65 | lượt tải:29

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:618 | lượt tải:700

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:699 | lượt tải:291

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:671 | lượt tải:369


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay8,779
  • Tháng hiện tại291,433
  • Tổng lượt truy cập30,366,983
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây