Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin 

Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nhật - 16/01/2022 15:04
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, Đảng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu: “Một là…Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Việc Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta, bởi vì, chủ nghĩa Mác – Lênin có cơ sở khoa học vững bền là triết học duy vật biện chứng với vai trò thế giới quan và phương pháp luận khoa học, về vấn đề sở hữu và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản cũng như khả năng quá độ lên giai đoạn đầu của hình thái này là chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trước hết nói về triết học
Triết học Mác: chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin, đã được Mác – Ăngghen sáng lập, được V.I Lênin bổ sung phát triển trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, dựa vào những thành quả mới nhất của khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ đó triết học Mác trở thành cơ sở nền tảng đúng đắn cho việc chứng minh và luận giải những hiện tượng của đời sống xã hội, đem lại cho chúng ta quan điểm khách quan, cách nhìn toàn diện trong nhận thức và cải tạo hiện thực.
Xác định chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho hành động, Đảng ta đã vận dụng học thuyết ấy một cách sáng tạo, đúng đắn vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cách mạng nước ta, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thứ hai, về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin đều xem vấn đề sở hữu là “hòn đá tảng” trong hệ thống lý luận kinh tế chính trị của các ông, tất cả các lý giải của các ông về chủ nghĩa xã hội đều dựa trên luận điểm về tính tất yếu của việc xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do tình hình thực tế thay đổi khi Liên Xô thoát khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1918, và ba năm sau vào năm 1921 Lênin thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) ông xem việc thủ tiêu chế độ tư hữu không nhất thiết phải ngay lập tức quốc hữu hóa tất cả tư liệu sản xuất, mà có thể sử dụng phương pháp mềm dẻo linh hoạt, thậm chí cho phép sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển mác xít để giải quyết vấn đề sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ đổi mới nước ta đã công nhận sự tồn tại tất yếu của nhiều hình thức sở hữu, bởi tất cả các hình thức sở hữu ấy đều có vai trò nhất định và hiệu quả trong sự phát triển ở thời kỳ quá độ và Đảng Cộng sản Việt Nam còn bổ sung vào kho tàng lý luận sở hữu của mác xít luận điểm: cho đảng viên Đảng Cộng sản làm kinh tế tư nhân.
Thứ ba, về việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản “bỏ qua” giai đoạn tư bản chủ nghĩa
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể diễn ra khi có các điều kiện, tiền đề vật chất khách quan là lực lượng sản xuất phát triển cao, không thể dung nạp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được nữa và giai cấp vô sản trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm và lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là chính đảng cộng sản của mình, và do đó, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trước tiên phải diễn ra và thành công ở các nước tư bản phát triển mà thôi. Điều này đúng với thực tế ở những nước tư bản giữa cuối thế kỷ XIX.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã vận dụng học thuyết Mác vào thực tiễn nước Nga và đi đến luận giải: khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước tư bản trung bình, thậm chí nông nghiệp lạc hậu, và về khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Lênin khẳng định: với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã có sự khác nhau về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điều này hợp lẽ bởi điều kiện tình hình thực tiễn khác nhau, cách thức tiếp cận khác nhau, nhưng có một điểm chung đáng lưu tâm là, chủ nghĩa xã hội chỉ là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai, và rằng, trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta đã chỉ ra rằng xã hội xã hội chủ nghĩa chúng ta nói ở đây “không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi phương diện- kinh tế, đạo đức, tinh thần-còn mang những dấu vết của xã hội mà nó lọt lòng ra”[1]
Thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã chứng minh giá trị to lớn của học thuyết trên, đồng thời cho thấy lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[2]. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam, với xu thế phát triển của thời đại và được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin.
Có thể nói, chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đến thành công nếu rời xa quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, dĩ nhiên nhiều vấn đề như: kinh tế (marketing; vận động hành lang, kinh tế số…); chính trị (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa); văn hóa (nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc); xã hội dân sự…không thể giải quyết thành công nếu chỉ dựa vào thuần túy chủ nghĩa Mác – Lênin, mà cần dựa vào thực tế công cuộc đổi mới xây dựng phát triển đất nước mang lại. Nên, việc tìm ra những giải pháp để đưa công cuộc đổi mới đến thành công phải thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn theo phương pháp khoa học do triết học Mác – Lênin cung cấp, vũ khí nền tảng của công cuộc đổi mới ở Việt Nam ta.

TS. Ngô Hoàng Anh – Ths. Lê Thị Nghệ
 

[1]C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG H 1995 tập 19 trang 33
[2]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản CTQG Sự thật, Hà Nội, 2021trang 25

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

HD.97.BTGTW

Triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lượt xem:1417 | lượt tải:205

CV.1552.BTGTU

mời dự HN BCVTW tháng 3-2023

Lượt xem:92 | lượt tải:57

HD.42.BTGTU

hướng dẫn triển khai Chuyên đề của tỉnh năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tận tâm, tận tuỵ, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”

Lượt xem:3307 | lượt tải:655

TÀI LIỆU

Phục vụ giao ban báo chí tháng 2-2023

Lượt xem:133 | lượt tải:77

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 110 ngày sinh đồng chí Chu Huy Mân

Lượt xem:3654 | lượt tải:468

TÀI LIỆU

Văn bản của TW, Tỉnh theo CV 1525 (đăng 24/02/2023)

Lượt xem:2596 | lượt tải:113

CV.1527.BTGTU

Định hướng tuyên truyền trong tháng 3-2023

Lượt xem:3002 | lượt tải:161
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay7,315
  • Tháng hiện tại715,829
  • Tổng lượt truy cập22,773,037
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 236 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây