Thúc đẩy phong trào sáng tạo khoa học công nghệ
- Thứ hai - 18/04/2022 15:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những năm qua, phong trào tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật đã được triển khai sâu rộng trong các cấp, ngành, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các công trình, giải pháp tham gia Hội thi đều thể hiện tính sáng tạo, tính hiệu quả và khả năng áp dụng thực tiễn cao.
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (Hội thi) được tổ chức nhằm khuyến khích các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ (KH&CN) ứng dụng vào sản xuất và đời sống. UBND tỉnh đã giao Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật (Liên hiệp hội) là cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Hàng năm, Liên hiệp hội đã tổ chức tuyên truyền Thể lệ Hội thi đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các trường học, hội thành viên, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học… trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như: Phát hành tờ rơi hướng dẫn tham gia Hội thi; đăng tải Thể lệ Hội thi trên Website và “Bản tin khoa học kỹ thuật và đời sống” của Liên hiệp; phối hợp với Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền về những gương điển hình trong hoạt động sáng tạo kỹ thuật… Sau khi nhận hồ sơ tham dự, Liên hiệp hội đã tham mưu tổ chức đánh giá và đề nghị trao giải, đồng thời lựa chọn những công trình, giải pháp đáp ứng đủ tiêu chuẩn gửi tham gia Hội thi toàn quốc.
Tính đến hết năm 2021, sau 9 lần tổ chức, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh đã nhận được hàng trăm giải pháp tham gia dự thi; trong đó có 50 công trình, giải pháp đạt giải cấp tỉnh; 01 giải pháp đạt giải Ba toàn quốc. Các đề tài chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí và tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng...
Đơn cử giải pháp “xe vận chuyển mô bin và ra cáp điện” giúp nhanh chóng khắc phục hậu quả do cơn bão số 5 năm 2008, làm mất thông tin liên lạc các huyện miền núi của các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi và giải pháp “Bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời” đã được tham gia Hội chợ Techmart ở Đăk Lăk và Hà Nội, được Ban tổ chức đánh giá cao và đã có một số doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất số lượng lớn.
Hay giải pháp “Hiệu quả của công tác gắn mái xốp che mưa kiểu thắt nơ và màng nilon che chén trên cây cao su” của tác giải Lê Tất Dũng và Vũ Bá Văn - Công ty cao su Kon Tum giúp cho công nhân cao su có thể dễ dàng cạo mủ trong mùa mưa là mùa cây cao su cho năng suất cao nhất mà trước đây bị thất thoát. Qua đó làm lợi cho mỗi Nông trường trong Công ty hơn 3 tỷ đồng/năm. Giải pháp này đã đạt giải Ba toàn quốc vào năm 2011.
Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà cũng đã nghiên cứu giải pháp cải cách thủ tục hành chính, qua đó đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 3 đến 30 ngày tùy loại hồ sơ, giảm phiền hà, đi lại nhiều lần cho người dân. Cái được lớn nhất là củng cố lòng tin của người dân đối với cấp chính quyền cơ sở. Giải pháp này đã được UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Liên hiệp hội và UBND huyện Đăk Hà tổ chức hội thảo phổ biến rút kinh nghiệm để các địa phương trong tỉnh áp dụng.
Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên Hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh khẳng định: “Hội thi Sáng tạo kỹ thuật đã trở thành một sân chơi trí tuệ, bổ ích, thu hút mọi thành phần tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo. Có thể thấy, các công trình, đề tài nghiên cứu đều thể hiện được tính mới, tính sáng tạo, tính hiệu quả và khả năng áp dụng thực tiễn, đại diện cho hoạt động sáng tạo KH&CN trên địa bàn tỉnh.
“Để tiếp tục nâng cao chất lượng, vị thế của Hội thi trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ tham mưu các cấp, ngành chức năng có chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà khoa học; tiếp tục hỗ trợ, làm cầu nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp để đưa sản phẩm khoa học vào cuộc sống; có chính sách giúp các đề tài nghiên cứu khoa học sớm được đưa vào ứng dụng, các nhà khoa học làm giàu bằng chính sản phẩm của mình” - ông Đặng Thanh Long cho biết thêm.
Hàng năm, Liên hiệp hội đã tổ chức tuyên truyền Thể lệ Hội thi đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các trường học, hội thành viên, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học… trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như: Phát hành tờ rơi hướng dẫn tham gia Hội thi; đăng tải Thể lệ Hội thi trên Website và “Bản tin khoa học kỹ thuật và đời sống” của Liên hiệp; phối hợp với Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền về những gương điển hình trong hoạt động sáng tạo kỹ thuật… Sau khi nhận hồ sơ tham dự, Liên hiệp hội đã tham mưu tổ chức đánh giá và đề nghị trao giải, đồng thời lựa chọn những công trình, giải pháp đáp ứng đủ tiêu chuẩn gửi tham gia Hội thi toàn quốc.
Tính đến hết năm 2021, sau 9 lần tổ chức, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh đã nhận được hàng trăm giải pháp tham gia dự thi; trong đó có 50 công trình, giải pháp đạt giải cấp tỉnh; 01 giải pháp đạt giải Ba toàn quốc. Các đề tài chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí và tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng...
Đơn cử giải pháp “xe vận chuyển mô bin và ra cáp điện” giúp nhanh chóng khắc phục hậu quả do cơn bão số 5 năm 2008, làm mất thông tin liên lạc các huyện miền núi của các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi và giải pháp “Bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời” đã được tham gia Hội chợ Techmart ở Đăk Lăk và Hà Nội, được Ban tổ chức đánh giá cao và đã có một số doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất số lượng lớn.
Hay giải pháp “Hiệu quả của công tác gắn mái xốp che mưa kiểu thắt nơ và màng nilon che chén trên cây cao su” của tác giải Lê Tất Dũng và Vũ Bá Văn - Công ty cao su Kon Tum giúp cho công nhân cao su có thể dễ dàng cạo mủ trong mùa mưa là mùa cây cao su cho năng suất cao nhất mà trước đây bị thất thoát. Qua đó làm lợi cho mỗi Nông trường trong Công ty hơn 3 tỷ đồng/năm. Giải pháp này đã đạt giải Ba toàn quốc vào năm 2011.
Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà cũng đã nghiên cứu giải pháp cải cách thủ tục hành chính, qua đó đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 3 đến 30 ngày tùy loại hồ sơ, giảm phiền hà, đi lại nhiều lần cho người dân. Cái được lớn nhất là củng cố lòng tin của người dân đối với cấp chính quyền cơ sở. Giải pháp này đã được UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Liên hiệp hội và UBND huyện Đăk Hà tổ chức hội thảo phổ biến rút kinh nghiệm để các địa phương trong tỉnh áp dụng.
Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên Hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh khẳng định: “Hội thi Sáng tạo kỹ thuật đã trở thành một sân chơi trí tuệ, bổ ích, thu hút mọi thành phần tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo. Có thể thấy, các công trình, đề tài nghiên cứu đều thể hiện được tính mới, tính sáng tạo, tính hiệu quả và khả năng áp dụng thực tiễn, đại diện cho hoạt động sáng tạo KH&CN trên địa bàn tỉnh.
“Để tiếp tục nâng cao chất lượng, vị thế của Hội thi trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ tham mưu các cấp, ngành chức năng có chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà khoa học; tiếp tục hỗ trợ, làm cầu nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp để đưa sản phẩm khoa học vào cuộc sống; có chính sách giúp các đề tài nghiên cứu khoa học sớm được đưa vào ứng dụng, các nhà khoa học làm giàu bằng chính sản phẩm của mình” - ông Đặng Thanh Long cho biết thêm.
Bài, ảnh: Trần Quang Mạnh