Theo đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của địa phương như sau:
1. Đối với chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước.
(a) Sửa đổi Điều 3 về mua sắm tài sản công: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trừ trường hợp phải lập thành dự án, thẩm quyền quyết định mua sắm được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
(b) Bổ sung Điều 3a quy định về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công là vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Trong đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định mua sắm vật tiêu hao phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(c) Sửa đổi Điều 4 quy định về thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(d) Bổ sung Điều 10b quy định về khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước. Trong đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(đ) Sửa đổi Điều 17 quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công: Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(e) Sửa đổi Điều 20 quy định về thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công: Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(f) Sửa đổi khoản 2 Điều 22 quy định về thẩm quyền quyết định bán tài sản công: Thẩm quyền quyết định bán tài sản công trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định bán tài sản cố định của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(g) Sửa đổi khoản 2 Điều 24 quy định về bán tài sản công theo hình thức đấu giá. Trong đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định giá trị của tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
(h) Sửa đổi Điều 28 về thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(i) Sửa đổi Điều 32 về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
(j) Sửa đổi Điều 34 quy định về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Đối với chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập: Nghị định 114/2024/NĐ-CP cũng đã sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập của địa phương tại Điều 37, Điều 38, Điều 41 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Tô Văn Lợi (tổng hợp)