Kết nghĩa Đồn Biên phòng với xã biên giới - chủ trương của ý Đảng, lòng Dân 

Kết nghĩa Đồn Biên phòng với xã biên giới - chủ trương của ý Đảng, lòng Dân

Thứ hai - 20/12/2021 14:22
Phát biểu tại Lễ kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Đăk Long và Đồn Biên phòng Rơ Long với xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, đồng chí đại tá Lê Minh Chính, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhấn mạnh: “Trước đây, đồn Biên phòng và cấp ủy, chính quyền xã biên giới đã là anh em, thì nay thân càng thêm thân, phải ngọt bùi chia sẻ, sáng tối có nhau...Tinh thần của việc tổ chức kết nghĩa là tăng cường đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển của mỗi địa phương, đơn vị và vì hạnh phúc của đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới...”.
Lễ kết nghĩa giữa xã biên giới và Đồn BP Ia Dom, huyện Ia HDrai
Lễ kết nghĩa giữa xã biên giới và Đồn BP Ia Dom, huyện Ia HDrai
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài 292,913 km (tiếp giáp với Lào 154,222 km và Campuchia 138,691 km). Có 13 xã biên giới thuộc 04 huyện (Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai) với 99 thôn (làng), dân số khu vực biên giới của tỉnh khoảng 16.231 hộ/61.594 khẩu, gồm 25 dân tộc; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 77,5%; gần 20% dân cư biên giới có tôn giáo. Trên tuyến biên giới của tỉnh Kon Tum có 16 đồn Biên phòng đứng chân.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh Kon Tum luôn quán triệt và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; phát huy tốt vị trí, vai trò của mình, đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân đoàn kết, gắn bó, vượt qua mọi khó khăn để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động tham mưu và trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội trên địa bàn các xã biên giới… Nổi bật là lực lượng Bộ đội Biên phòng đã triển khai hàng nghìn đợt tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hỗ trợ xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở (cán bộ Biên phòng tăng cường tham gia giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư Đoàn xã; phân công cán bộ, chiến sĩ tham gia sinh hoạt với chi bộ thôn, làng…); tuyên truyền, hướng dẫn bà con vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng vật nuôi; triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế (hỗ trợ cây, con giống tạo nguồn sinh kế lâu dài; giúp dân trồng cà phê, nuôi bò sinh sản, nuôi heo lai, phát triển mô hình VAC, VACR…); tham gia khám chữa bệnh, dạy xóa mù chữ cho bà con… (hình ảnh “thầy thuốc quân hàm xanh”; “thầy giáo quân hàm xanh”… đã và đang in đậm trong tâm trí người dân vùng biên giới); tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực (các phong trào "Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng Nông thôn mới", "mái ấm cho người nghèo nơi biên giới", các chương trình "đồng hành cùng phụ nữ biên cương", “nâng bước em tới trường”, “con nuôi đồn Biên phòng”… đã và đang thắt chặt tình cảm quân-dân[1])....
Sát cánh cùng với các đồn Biên phòng, cán bộ, Nhân dân các xã biên giới luôn phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, động viên, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ Bộ đội Biên phòng thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và lực lượng Bộ đội Biên phòng, những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum cơ bản ổn định. Hệ thống chính trị các xã biên giới hoạt động cơ bản hiệu quả; kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, đời sống cán bộ, Nhân dân đã có nhiều thay đổi tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo tại khu vực biên giới giảm đáng kể (giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ hộ nghèo ở 04 huyện biên giới tỉnh Kon Tum giảm từ 34,7% xuống còn 19,6%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 10,96% xuống còn 6,41%); hiện đã có 04 xã/13 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới (gồm các xã: Đăk Dục, Đăk Nông, Đăk Xú, Pờ Y của huyện Ngọc Hồi). Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra thì kinh tế-xã hội các xã khu vực biên giới tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn, đời sống vật chất của người dân còn thấp; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định... Do đó, yêu cầu xây dựng và phát triển các xã biên giới vững mạnh, an toàn đang là vấn đề cấp thiết đặt ra với cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
Trong năm 2021, mặc dù bận rất nhiều công việc song đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum đã sắp xếp một số thời điểm để đi kiểm tra và làm việc với các đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh. Sau khi kiểm tra thực tế và làm việc với các xã biên giới, các đồn Biên phòng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum đã có những nội dung kết luận hết sức quan trọng và cụ thể, trong đó có nội dung tổ chức kết nghĩa giữa các đồn Biên phòng với xã biên giới mà đơn vị đứng chân.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 2663/KH-BCH ngày 17/8/2021 về tổ chức kết nghĩa giữa đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn với cấp ủy, chính quyền 13 xã biên giới tỉnh Kon Tum với mục đích nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các đồn Biên phòng với cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo tiền đề để hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân, phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Góp phần xây dựng các đồn Biên phòng vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, xây dựng các xã biên giới vững mạnh an toàn, đạt chuẩn nông thôn mới tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Triển khai thực hiện Kế hoạch trên của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, trong tháng 11/2021, 16 đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức kết nghĩa với 13 xã biên giới, trong đó nhiều lễ kết nghĩa của các đồn Biên phòng và xã biên giới được tổ chức trùng với thời gian diễn ra Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư, thật sự đã đem lại những hình ảnh ấn tượng và có ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Nội dung kết nghĩa giữa các đồn Biên phòng và xã biên giới cũng rất cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên, tập trung vào các việc: (1) Phối hợp quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trên khu vực biên giới. (2) Phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao Nhân dân, thực hiện mô hình kết nghĩa thôn bản hai bên biên giới; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với nước láng giềng. (3) Phối hợp xây dựng địa bàn, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh; hệ thống tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có năng lực lãnh đạo, sẵn sàng chiến đấu cao, chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội hoạt động nền nếp phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. (4) Phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, cuộc vận động, phong trào, mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. (5) Phối hợp xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng với đội ngũ cán bộ xã, thôn, đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Thường xuyên thăm hỏi, động viên nhau nhân các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của địa phương, đơn vị. Phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân. Cùng chia sẻ những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và địa phương. (6) Phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn.
Phát biểu tại Lễ kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Đăk Long và Đồn Biên phòng Rơ Long với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Đăk Long, huyện Đăk Glei (chiều ngày 18-11-2021), đồng chí đại tá Lê Minh Chính, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: “Trước đây, đồn Biên phòng và cấp ủy, chính quyền xã biên giới đã là anh em, thì nay thân càng thêm thân, phải ngọt bùi chia sẻ, sáng tối có nhau. Đã tổ chức kết nghĩa với nhau thì việc của xã cũng là việc của đồn và ngược lại. Xã hoàn thành nhiệm vụ thì Đồn mới hoàn thành nhiệm vụ; muốn vậy phải xác định công việc cụ thể cần thực hiện, trách nhiệm của mỗi bên, thời gian hoàn thành, cơ chế kiểm tra, đánh giá, biểu dương, khen thưởng; hai bên phải thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Tinh thần của việc tổ chức kết nghĩa là tăng cường đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển của mỗi địa phương, đơn vị và vì hạnh phúc của đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng phải 3 bám, 4 cùng[2] với các xã biên giới”.
Với những kết quả phối hợp giữa các đồn Biên phòng và các xã biên giới trong thời gian qua và việc tổ chức kết nghĩa giữa các đồn Biên phòng và các xã biên giới trong năm 2021 - một chủ trương đúng đắn của ý Đảng, lòng Dân - chắc chắn mục tiêu phát triển bền vững kinh tế-xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân các xã biên giới trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ sớm được hoàn thành, góp phần tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.


Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thuỷ
 
[1] Đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã nhận giúp đỡ 75 em học sinh. Tổng số tiền hỗ trợ cho các em từ tháng 6/2016 đến nay là hơn 1,7 tỷ đồng.
[2] 3 bám: Bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách; 4 cùng: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:145 | lượt tải:75

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:572 | lượt tải:259

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:656 | lượt tải:554

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:282 | lượt tải:81

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:338 | lượt tải:159

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:867 | lượt tải:1016

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:966 | lượt tải:417


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay84
  • Tháng hiện tại440,434
  • Tổng lượt truy cập30,515,984
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây