Kon Tum nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số 

Kon Tum nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ nhật - 08/08/2021 10:39
Sự quan tâm thực sự của cấp ủy, chính quyền tỉnh Kon Tum đối với công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số; cùng với sự tâm huyết, nhiệt tình của đội ngũ các thầy, cô giáo; sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, tin chắc rằng chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh ngày càng được nâng cao, góp phần xứng đáng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Một lớp học mẫu giáo DTTS tại thôn Kon Pao Kơ La, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà
Một lớp học mẫu giáo DTTS tại thôn Kon Pao Kơ La, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà
Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 03-12-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII “về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2015”; Kết luận số 694-KL/TU ngày 18-12-2012 của Ban Thường  vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 03-12-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khóa XIII “về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, giai đoạn 2008-2015”; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV “về tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020”. Cùng với đó, nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền; sự nỗ lực cố gắng của ngành giáo dục-đào tạo tỉnh và sự ủng hộ, đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, đến nay bộ mặt giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả tích cực: (i) Quy mô trường lớp được đầu tư, nâng cấp mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Đến nay, có tổng số 374 trường (gồm: Mầm non 136 trường, Tiểu học 99 trường, THCS và tiểu học-THCS 111 trường; THPT-PTDTNT 28 trường) với 5.742 lớp, 161.081 học sinh. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm, cuối năm 2020, toàn tỉnh có 182 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó: mầm non: 56 trường (40,3%); tiểu học: 68 trường (63,6%); THCS: 45 trường (40,5%); THPT: 13 trường (46,4%). Giai đoạn 2016-2020 đã huy động được 1.035 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước 935 tỷ đồng) để đầu tư 409 phòng học, 15 phòng công vụ, 43 nhà hiệu bộ, 47 phòng học đa chức năng, 08 thư viện, trên 150 công trình nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh...(ii) Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ trẻ DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 90,8%; tỷ lệ trẻ DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,92%; tỷ lệ trẻ DTTS từ 5-6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào học lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ trẻ DTTS trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học đạt 99,82%; tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS đạt 99,5%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có học lực từ trung bình trở lên đạt 93,07%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THPT có học lực từ trung bình trở lên đạt 91,36%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tham gia học đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc nghề đạt 70,41%. Năm 2020, tỷ lệ thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT đạt 97,69% (trong đó có 94,91% học sinh dân tộc thiểu số đỗ tốt nghiệp). (iii) Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao. Trong đó: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, có 99/102 xã, phường, thị trấn (tăng 3 xã), 9/10 huyện, thành phố (tăng 02 huyện); Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 có 72/102 xã, phường, thị trấn (tăng 10 xã), 3/10 huyện, thành phố (tăng 01 huyện); Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 2 có 98/102 xã (tăng 11 xã); Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được giữ vững tại 102 xã, phường, thị trấn.
Ngay sau Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tiến hành tổng kết đánh giá Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV “về tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020”; ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06-5-2021 “về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”- là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó khẳng định: Việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số là điều kiện tiên quyết để nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung; và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học, bậc học là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp thiết và lâu dài, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết đã xác định mục tiêu chung cho cả giai đoạn 2021-2030 là: “Tạo bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; rút ngắn khoảng cách và chênh lệch về điều kiện, chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác; tiếp tục rà soát, sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp vùng dân tộc thiểu số theo hướng tinh gọn, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Đồng thời, xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và đến năm 2030 với quyết tâm rất cao, như đến năm 2025 có trên 99,5% học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học hoàn thành chương trình lớp học; 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chuyển sang học nghề; 80% học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông tham gia học đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc đào tạo nghề; 100% học sinh dân tộc thiểu số được học ngoại ngữ, tin học từ lớp 3 trở lên; 95% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở có học lực từ trung bình trở lên, trong đó đạt khá, giỏi trên 25%; 92% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông có học lực từ trung bình trở lên, trong đó đạt khá, giỏi trên 30%; 95% học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó, học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp chương trình giáo dục trung học phổ thông đạt 97%; 70% trường tiểu học, 50% trường trung học cơ sở, 55% trường trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn quốc gia…  
Để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 06-5-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thống nhất đưa vào chương trình để thảo luận và thông qua 05 đề án, nghị quyết về lĩnh vực giáo dục, gồm: Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí của cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum; và Nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 33/2020/NQ-HĐND ngày 13-7-2020 của HĐND tỉnh Kon Tum quy định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (học phí) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum năm học 2020-2021. Có thể nói, chưa có kỳ họp nào của HĐND tỉnh mà số lượng tờ trình thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo lại chiếm gần ½ (46%) số lượng tờ trình của UBND tỉnh trình tại kỳ họp, và lại được trình ngay tại kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh khóa XII. Đây chính là sự thể hiện sinh động và rõ nét nhất sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền tỉnh Kon Tum đối với công tác giáo dục và đào tạo-lĩnh vực góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Kon Tum trong những năm tới.
Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền tỉnh đối với công tác giáo dục và đào tạo tỉnh nhà càng được thể hiện rõ nét hơn, đó là vào ngày 17-6-2021, tập thể Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan đã làm việc với Trường Phổ thông Trung học Dân tộc Nội trú tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo. Tại buổi làm việc, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng thực chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục. Chú trọng giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; có ý thức vươn lên trong cuộc sống, lao động, học tập và rèn luyện. Thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh, xây dựng môi trường học đường thật sự an toàn, thân thiện, có kỷ luật, kỷ cương nghiêm minh nhằm góp phần phòng, chống, giảm thiểu tình trạng thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật, bạo lực, tệ nạn học đường.
Có thể thấy, sự quan tâm thực sự của cấp ủy, chính quyền tỉnh Kon Tum đối với công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh trong thời gian tới. Song, với những kết quả đã đạt được cùng với sự tâm huyết, nhiệt tình của đội ngũ các thầy, cô giáo; với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, tin chắc rằng chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum sẽ ngày càng được nâng cao, góp phần xứng đáng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.


Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thủy
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:28 | lượt tải:20

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:272 | lượt tải:108

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:670 | lượt tải:298

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:754 | lượt tải:627

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:309 | lượt tải:82

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:439 | lượt tải:204

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:1043 | lượt tải:1129


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay16,355
  • Tháng hiện tại34,618
  • Tổng lượt truy cập30,565,740
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây